Cần một chiến lược để lan tỏa, thúc đẩy chính sách thực sự đi vào cuộc sống

Báo chí - Ngày đăng : 14:16, 22/11/2022

Những thành công của Việt Nam trong những năm dịch COVID-19 vừa qua là một bằng chứng về sự đúng đắn, kịp thời của chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước Việt Nam ta. Thành công đó có phần đóng góp quan trọng của truyền thông chính sách.

PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng

PGS. TS Đỗ Thị Thu Hằng

Đóng góp quan trọng của truyền thông chính sách

Với vai trò là cầu nối - tạo sự hiểu biết chung giữa Chính phủ và chính quyền các cấp với người dân, truyền thông chính sách hướng vào mục tiêu công ích. Một cách tổng quát, trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tiến và thành tựu quan trọng trong truền thông chính sách, qua đó đáp ứng quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do ngôn luận của nhân dân, đồng thời tham  gia quảng bá hình ảnh và thành tích của Chính phủ và chính quyền các cấp. Truyền thông chính sách được thực hiện trong phạm vi rộng, với công cụ truyền thông mới, phối hợp với truyền thông quốc tế, góp phần tạo uy tín lớn cho Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh những chuyển biến mạnh mẽ và thành tựu lớn như đã nêu trên, truyền thông chính sách của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, những rào cản, những bất cập nhất định. Chính phủ, và giới báo chí truyền thông ở Việt Nam nhận thức rõ về vai trò của cả báo chí, mạng xã hội và truyền thông trên môi trường internet trong truyền thông chính sách, triển khai truyền thông chính sách ở tất cả các bước của chu trình chính sách công, bao gồm: Truyền thông trong giai đoạn xây dựng chính sách; Truyền thông khi công bố chính sách; Truyền thông thúc đẩy thi hành chính sách; Đánh giá truyền thông chính sách. 

Sự phát triển của công cụ truyền thông mới như mạng xã hội và các công cụ trực tuyến là thách thức lớn cho cả chủ thể truyền thông chính sách và chủ thể quản lý truyền thông chính sách. Dù nỗ lực rất lớn, truyền thông trong xây dựng chính sách trong một số trường họp vẫn chưa kịp thời và hiệu quả, đánh giá truyền thông chính sách chưa thật sự được coi trọng, dẫn tới là một trong những nguyên nhân khủng hoảng truyền thông. Tính chiến lược và yêu cầu, nguyên tắc chung cho truyền thông chính sách; yêu cầu đặc thù cho truyền thông chính sách của Chính phủ, các cấp chính quyền, các ngành… vẫn chưa được thể hiện rõ nét. Đó là những rào cản lớn cho việc thực thi hiệu quả truyền thông chính sách ở Việt Nam hiện nay.

Nhận diện những bất cập

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những bất cập, mặt chưa làm được trong truyền thông chính sách. Có thể kể tới một số nguyên nhân chủ quan như: Chưa có tính chiến lược tổng thể, chưa chú trọng ứng dụng khoa học báo chí truyền thông vào việc hoạch định, tổ chức triển khai, đánh giá truyền thông chính sách, khâu nghiên cứu dư luận xã hội và phương thức tiếp cận quyền trong việc tổ chức, thực hiện, quản lý, đánh giá truyền thông chính sách. 

Về nguyên nhân chủ quan: Vẫn còn quá nhiều thách thức về nguồn lực thực hiện truyền thông chính sách đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn phát triển xã hội thông tin, thực tiễn chuyển đổi số ở Việt Nam hiện nay. Để có tính chiến lược, tính đồng bộ và tính nhất quán, cần trỏ ra được chính xác các lực lượng cơ bản trong truyền thông chính sách, chủ thể quản lý truyền thông chính sách tại Chính phủ, các cấp chính quyền, bộ ngành cụ thể; trách nhiệm, quyền lợi; xây dựng được mô hình truyền thông chính sách các cấp, cơ chế tổ chức, thực hiện, giám sát, đánh giá truyền thông chính sách.Việc nghiên cứu, thẩm định các kết quả nghiên cứu để ban hành các bộ tiêu chuẩn về thực thi chính sách, hơn thế nữa là đồng bộ hóa những nội dung này với các văn bản pháp quy; chẳng hạn như hành động đưa tin giả với chiêu bài "phản biện chính sách" cần có chế tài xử lý cụ thể. Thông điệp truyền thông chính sách khi đến công chúng chưa đạt được hiệu quả như mong đợi, bới tồn tại yếu tố "nhiễu" như đã nêu trên.

Cần một chiến lược để lan tỏa, thúc đẩy chính sách thực sự đi vào cuộc sống - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Hiến kế để truyền thông thúc đẩy chính sách đi vào cuộc sống

Nhà nước vừa là cơ quan chủ quản, vừa là chủ thể quản lý truyền thông chính sách quan trọng nhất. Thành công của truyền thông chính sách của Quốc gia phụ thuộc vào cơ chế, chính sách của Nhà nước về vấn đề này. Nhà nước quyết định chủ thể chịu trách nhiệm, các lực lượng phối hợp và cơ ché phối hợp, tiêu chí đánh giá và phương pháp đánh giá chính sách nói chung và truyền thông chính sách nói riêng. Với vai trò là Bộ chủ quản về báo chí truyền thông. Bộ Thông tin và Truyền thông nên có các nghiên cứu cơ bản về vấn đề này, trên cơ sở đó xác định rõ các nhóm chủ thể cơ bản trong truyền thông chính sách, công tác hoạch định, chiến lược và quản lý truyền thông chính sách.

Nguồn lực cho truyền thông chính sách cũng thuộc thẩm quyền của Nhà nước. Nhà nước nên có chiến lược và cơ chế tạo điều kiện cho các thiết chế truyền thông chính sách ở các bộ ngành, địa phương; với các trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội, đánh giá chính sách - nơi cũng cấp dữ liệu cho hoạch định và ban hành chính sách; thúc đẩy thực thi và đánh giá chính sách, thậm chí cả bảo vệ chính sách trong các tình huống có khủng hoảng. Nhà nước cũng có vai trò quan trọng nhất trong chính sách và cơ chế đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng để phát triển chính phủ số, tạo sự đồng bộ chính phủ số và truyền thông chính sách số ở trung ương và địa phương, đầu tư cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhân lực truyền thông chính sách.  

Để chính sách đến với người dân hiệu quả hơn, cần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng với các nhóm chủ thể chính trong truyền thông chính sách. Cần đảm bảo các tiêu chỉ và sự phối hợp giữa 3 nội dung của truyền thông chính sách, đặc biệt là giai đoạn hoạch định và ban hành chính sách, bao gồm: (1). Quản lý thông tin trên báo chí, các phương tiện truyền thông đại chúng, thông tin trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác trong môi trường internet; (2). Điều tra dư luận (nhận thức, nhu cầu của công chúng liên quan đến các nội dung, vấn đề mà chính sách đề cấp tới, phân tích kết quả điều tra dư luận); (3). Thu thập ý kiến của người tiêu dùng và chuyên gia.

Cần có giải pháp phát triển năng lực truyền thông số và xây dựng nền tảng số ở các cơ quan, tổ chức thuộc lực lượng chính truyền thông chính sách. Cần có giải pháp nâng cao chất lượng và năng lực truyền thông của hệ thống Cổng thông tin điện tử các cấp; đầu tư phát triển hệ thống dữ liệu lớn phục vụ cho báo chí - truyền thông dữ liệu, có giải pháp đặt hàng các cơ quan báo chí đối với các nhiệm vụ truyền thông chính sách quan trọng.

Quản lý truyền thông chính sách là lĩnh vực cần tập trung đầu tư để phát triển nguồn lực. Lĩnh vực này liên quan đến quản trị hình ảnh đất nước, quản trị danh tiếng, quản trị khủng hoảng. Do đó, cần thay đổi cách tiếp cận, bồi dướng để tăng kiến thức, kỹ năng tổ chức, thực hiện mảng lĩnh vực này. Tôn trọng quyền ngôn luận của các tầng lớp nhân dân, tạo cơ chế để quản lý phát ngôn trên báo chí và mạng xã hội, lắng nghe người dân, dùng công cụ phân tích nội dung, phân tích ý kiến phản hồi của công chúng, từ đó điều chỉnh mô hình và phương thức truyền thông chính sách là điều cần quan tâm.

Quản lý truyền thông chính sách là lĩnh vực cần tập trung đầu tư để phát triển nguồn lực. Ảnh minh họa

Quản lý truyền thông chính sách là lĩnh vực cần tập trung đầu tư để phát triển nguồn lực. Ảnh minh họa

Cách làm của thế giới và gợi ý cho Việt Nam

Một số quốc gia trên thế giới đã tiếp cận truyền thông chính sách từ góc nhìn của lý thuyết xã hội thông tin. Frank Webster (1995, 2006) khi nghiên cứu về xã hội thông tin đã nhấn mạnh 5 chiều nội dung của xã hội thông tin, bao gồm: Cách mạng công nghệ và khuyếch tán của công nghệ trong nền báo chí - truyền thông (technological innovation and diffusion); Giá trị kinh tế truyền thông (economic values); Sự biến đổi nghề nghiệp (occupational change); Các dòng chảy thông tin (information flows);Các dấu hiệu của sự mở rộng (expansion of  symbols and signs).[1]

Truyền thông chính sách hướng tới việc tác động vào tất cả các bước trong chu trình chính sách công, nhằm cung cấp thông tin, thu hút sự ủng hộ của nhân dân, thuyết phục người dân thực thi chính sách. Ngành truyền thông nói chung và truyền thông chính sách nói riêng phải tuân theo quy luật của xã hội thông tin. Điều đó có nghĩa là: truyền thông chính sách phải gắn liền với các yếu tố kinh tế - kinh tế truyền thông, với sự thay đổi trong cơ cấu nghề nghiệp toàn cầu, quốc gia và địa phương (do toàn cầu hoá tác động gây ảnh hưởng), phải nhận diện, phân tích và quản lý được các dòng chảy thông tin, những dấu hiệu mở rộng của truyền thông, bao gồm cả các dòng chảy thông tin trên nền tảng truyền thông và thông tin trên các nền tảng công nghệ, dưới sự tác động mạnh mẽ của cách mạng công nghệ và khuyếch tán của công nghệ trong nền báo chí - truyền thông.

Do đó, việc sử dụng mạng xã hội, truyền thông xã hội nói riêng và các công cụ trực tuyến thuộc môi trường internet là một xu thế tất yếu. Một số nước châu Á, như Thái Lan chú trọng xây dựng và phát triển các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp cho nông dân thông qua mô hình dạy nông dân lập tài khoản mạng xã hội để quảng bá sản phẩm nông nghiệp, từ đó phát triển kinh tế số thuộc khu vực tam nông (nông thôn, nông nghiệp, nông dân), đồng thời giáo dục nông dân ý thức, kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng xã hội, đồn thời tiếp cận và tiếp tục truyền thông chính sách trên nền tảng số. Hàn Quốc là một tham chiếu tốt cho Việt Nam về triển khai chu trình chính sách công trong đó sử dụng hiệu quả báo chí, mạng xã hội và các công cụ truyền thông trực tuyến.

Khi truyền thông khi công bố chính sách, Chính phủ và giới truyền thông Hàn quốc hướng tới mục tiêu quản trị khủng hoảng truyền thông Các hoạt động truyền thông trong giai đoạn này thường bao gồm: phát hành tài liệu cho báo giới, tổ chức họp báo (briefing và backround briefing), lan truyền thông tin trên mạng xã hội, gặp đối tượng chính sách qua các buổi giới thiệu, thăm hiện trường…

Còn với giai đoạn Truyền thông thúc đẩy thi hành chính sách, Chính phủ và giới truyền thông Hàn Quốc triển khai đa dạng các loại hình, các kênh truyền thông như: Truyền thông thông qua các loại hình báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình cáp, kênh vệ tinh truyền thông tin tổng hợp…) và Tuyên truyền trực tuyến/ quảng cáo. 4 nhóm  phương tiện truyền thông thường được sử dụng bao gồm: Các phương tiện truyền thông đại chúng (báo giấy, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình.. và các kênh tin tức…);  Mạng xã hội (Twitter, Facebook, Youtube, Instagram…);  

Các thiết chế truyền thông của chính phủ (bao gồm: Cổng thông tin chính sách - có nhiệm vụ tóm tắt chính sách; Blog - có nhiệm vụ chia sẻ chính sách; Truyền hình quốc gia KTV; các ấn phẩm xuất bản của chính phủ…); Các phương tiện ngoài trời (chủ yếu là quảng cáo tấm lớn ngoài trời, trên xe buýt, tàu điện ngầm, tàu cao tốc…).

Như vậy, mạng xã hội và công cụ trực tuyến là hai nhóm phương tiện quan trọng được sử dụng trong truyền thông thúc đẩy thực thi chính sách ở Hàn Quốc, trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay./.


[1] Frank Webster (2006), Theories of the information society, Third Edition, Routlege Publisher, Master e-book. p 8-9.