Thúc đẩy phong trào năng suất, nâng cao chất lượng trong bối cảnh chuyển đổi số

Đời sống xã hội - Ngày đăng : 13:56, 22/06/2022

Làn sóng công nghiệp 4.0 với xu hướng số hóa và chuyển đổi số mang đến cơ hội nâng cao năng suất trên phạm vi toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nâng cao năng suất chất lượng trên nền tảng chuyển đổi số đang được xem là chìa khóa mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp.

Để nắm lấy cơ hội này, không chỉ các doanh nghiệp lớn, mà doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng cần tận dụng chuyển đổi số như một cơ hội để tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các doanh nghiệp triển khai tốt chuyển đổi số sẽ có chiến lược đổi mới sáng tạo, áp dụng mô hình, hệ thống quản lý và công cụ tiên tiến, có chất lượng sản phẩm hàng hóa vượt trội góp phần nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Bước sang giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ mới đây tiếp tục phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ DN nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030. Tận dụng cơ hội từ chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 là một nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy năng suất chất lượng trong giai đoạn tới. PV đã có cuộc trao đổi với TS. Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục Trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Thúc đẩy phong trào năng suất, nâng cao chất lượng trong bối cảnh chuyển đổi số - Ảnh 1.

Thưa ông Hà Minh Hiệp, sau 10 năm triển khai Chương trình quốc gia về Nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa cho doanh nghiệp Việt Nam, xin ông đánh giá tổng quan về kết quả Chương trình trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp?

TS. Hà Minh Hiệp: Chúng ta cũng đã thực hiện được 10 năm Chương trình Năng suất chất lượng (NSCL), có thể nói tổng thể chung chúng ta đã đưa được năng suất thành phong trào. Chúng ta đã triển khai trên diện rộng và đã đưa phong trào năng suất trên phạm vi cả nước. Chương trình NSCL đã triển khai được trên 63 tỉnh thành và các bộ ngành. Các tỉnh thành cũng đã trực tiếp xây dựng chương trình, thành phần triển khai. Sau 10 năm triển khai thì tôi có thể đánh giá một số điểm như:

Thứ nhất, Hệ thống tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam ngày càng hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế với trên 12.000 TCVN, gần 800 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và hàng vạn tiêu chuẩn cơ sở trong nhiều lĩnh vực khác nhau, làm chuẩn mực quan trọng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản lý.

Thứ hai, chúng ta cũng đã xây dựng được hơn 700 quy chuẩn đưa một số quy chuẩn, đưa các quy chuẩn vào hệ thống để quản lý theo phương thức  tiên tiến.

Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua cũng có những tăng trưởng nhanh, đặc biệt tốc độ tăng năng suất của chúng ta cũng cao của châu Á.

Cuối cùng, theo chúng tôi đánh giá các chương trình năng suất chất lượng nhận thức của doanh nghiệp, nhận thức của người dân vê năng suất chất lượng cũng tăng cao.

Để tiếp tục hỗ trợ DN trong bối cảnh mới, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình quốc gia hỗ trợ DN nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030. Điểm nhấn nổi bật của Chương trình này là gì thưa ông?

TS. Hà Minh Hiệp: Thứ nhất, rất may mắn trong chuỗi chương trình nâng cao NSCL quốc gia đã được Thủ tướng phê duyệt trong đó giai đoạn này trong một chuỗi các chương trình năng suất quốc gia và như Tiến sĩ Thân có vừa nói thì tư duy chúng ta làm việc cần thay đổi tư duy về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Chương trình 1322 là chương trình nâng cao năng suất chất lượng 10 năm tới. trước đây chúng ta đã triển khai ở tất cả các địa phương và bộ ngành để nâng cao nhận thức thành phong trào thì bây giờ chúng ta sẽ triển khai sâu. Chúng ta sẽ đưa vào các mô hình chuyển đổi số, các tiêu chuẩn, các hệ thống công cụ quản lý về đổi mới sáng tạo, chúng ta đưa vào các mô hình hệ thống quản trị thông minh, công nghệ số để giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả công nghệ doanh nghiệp. Trước khi doanh nghiệp tính đến vấn đề chúng ta thực hiện thay đổi công nghệ, đổi mới công nghệ.

Chúng ta sẽ giúp doanh nghiệp thay đổi hiệu quả sử dụng công nghệ số. Các bạn cũng đã biết, chúng ta có khái niệm công nghiệp 4.0 nhưng tại một số quốc gia đã đưa ra công nghiệp 3.5. Đó là giai đoạn giúp cho doanh nghiệp chưa thay đổi các dây chuyền công nghệ 4.0 mà chúng ta hãy tích hợp con người vào hệ thống máy móc cùng với các nền tảng như công nghệ thông tin. Đây cũng là một trong những định hướng của chương trình NSCL tới đây mà chúng tôi đang hướng tơi.

Việc chú trọng phát triển nguồn nhân lực, trong đó có việc triển khai hoạt động đào tạo NSCL đến các trường Đại học được xem là định hướng quan trọng giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho DN, mục tiêu cụ thể của định hướng này là gì thưa TS?

TS. Hà Minh Hiệp: Tôi cũng nhất trí cao với quan điểm của TS. Thân. Trong giai đoạn 10 năm trước chúng ta đã triển khai thí điểm vào đào tạo năng suất cho hơn 40 trường nghề về các chương trình năng suất cho các em học viên. Qua đó cho thấy hiệu quả rất tốt, trong 10 năm tới chúng ta tập trung bên cạnh trường nghề, bắt đầu tiếp cận đến các trường đại học. Nhất là những trường đại học uy tín như Đại học Ngoại thương và các trường đại học khác. Đưa NSCL vào trong trường học và Chính phủ sẽ hỗ trợ những hoạt động đào tạo như vậy. Bên cạnh đó, chúng ta cũng hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao hơn.

Sắp tới trong chương trình năng suất Chính phủ đã giao cho chúng ta xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về chuyên gia năng suất để hướng tới chuẩn hóa đội ngũ chuyên gia năng suất.

Trong trương trình 1322 của Thủ tướng đã định hướng là chúng ta sẽ cố gắng phát triển khoảng 200 chuyên gia năng suất của Việt Nam đạt được các tiêu chuẩn của tổ chức năng suất châu Á, quốc tế.

Chúng ta đã xây dựng những lực lượng nguồn nhân lực theo từng mức độ mà có sự định hướng đối với họ để làm sao họ hướng tới mục tiêu cao hơn.

Chúng tôi cũng đánh giá rất cao lực lượng các chuyên gia năng suất. Bên cạnh đó, chương trình năng suất trong giai đoạn tới hướng tới việc năng cao nhận thức cho các cơ quan, các doanh nghiệp.

Trước đây chúng ta đào tạo cho người lao động và các doanh nghiệp những khóa đào tạo cơ bản. Trong 10 năm tới chúng ta tập trung vào đào trực tiếp tại doanh nghiệp. Chúng ta sẽ cầm tay chỉ việc vào những việc cụ thể.

Đấy là những mục tiêu sắp tới của mục tiêu NSCL sắp tới để nâng cao nguồn nhân lực.

Xây dựng nguồn nhân lực theo từng mức độ mà có sự định hướng đối với họ để làm sao họ hướng tới mục tiêu cao hơn. Ảnh minh họa

Xây dựng nguồn nhân lực theo từng mức độ mà có sự định hướng đối với họ để làm sao họ hướng tới mục tiêu cao hơn. Ảnh minh họa

Trong bối cảnh CMCN 4.0 với xu hướng chuyển đổi số, việc nâng cao NSCL tại các DN được Bộ KH&CN định hướng vào những mục tiêu gì thưa ông?

TS. Hà Minh Hiệp: Chúng tôi thông qua các khóa đào tạo của tổ chức Năng suất châu Á, khóa đào tạo của Việt Nam và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong các trường đại học, trường nghề các cấp độ mà chúng tôi sẽ hướng tới để bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực.

Sẽ chuẩn hóa các tài liệu cũng như hệ thống chương trình bồi dưỡng nâng cao để làm sao thực sự khi người ta người ta hứng thú tham gia và cái học của họ đáp ứng cho nhu cầu.

Bên cạnh đó chúng tôi cũng tạo ra sự hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp để những kiến thức học, những nội dung đi thực tiễn từng vấn đề của doanh nghiệp. Và làm sao để doanh nghiệp thấy được nhu cầu và tiềm năng của những người học và chính những

Chúng tôi đang cố gắng làm sao xây dựng hệ sinh thái để giúp cho các tập thể như cơ quan nhà nước, trường học, doanh nghiệp tiến gần với nhau hơn, hiểu nhau hơn và cùng nhau triển khai, thực hiện hệ sinh thái này.

Hiện nay có những DN chưa sẵn sàng chuyển đổi số thì chúng ta sẽ phải làm gì để hỗ trợ nhóm DN này tiếp cận nhanh hơn đến chuyển đổi số, thưa ông?

TS. Hà Minh Hiệp: Qua quá trình trao đổi có thể thấy, có những mô hình điểm của doanh nghiệp về chuyển đổi số có lẽ chúng ta cũng nên đầu tư để có một số hạ tầng chung cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nghĩa là, một doanh nghiệp vừa và nhỏ người ta không thể có kinh phí để xây dựng hệ thống của họ thì chúng ta có thể nghiên cứu chương trình xem nên có hạ tầng chung để các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tham gia vào và họ có thể thu nhập dữ liệu và hình thành văn hóa dữ liệu, họ nâng cao nhận thức từ đây.

Tôi nghĩ đây cũng là một trong những giải pháp mà hỗ trợ thêm cho nhóm, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ khi mà họ chưa sẵn sàng, họ chưa có những chiến lược cụ thể. Chúng tôi cũng sẽ báo cáo Bộ KH&CN xem xét các dự án hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Xin cám ơn ông!

PV