Số hoá đe dọa 7 triệu việc làm ở Malaysia
Chuyển đổi số - Ngày đăng : 10:39, 24/12/2022
Số hoá đe dọa 7 triệu việc làm ở Malaysia
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo 85 triệu việc làm trên toàn cầu sẽ bị thay thế vào năm 2025 do sự phân công lao động giữa con người và máy móc.
Tại Malaysia, dự báo hơn 2/3 việc làm sẽ bị tự động hóa và gần 7 triệu việc làm bị ảnh hưởng bởi số hóa. Phần lớn những người bị ảnh hưởng sẽ là những người lao động có tay nghề thấp hoặc bán lành nghề như kỹ thuật viên, nhân viên dịch vụ và người giúp việc gia đình.
Mặt khác, việc chuyển hướng sang công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến nhu cầu về các nhà khoa học dữ liệu, chuyên gia đám mây và chuyên gia an ninh mạng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, xếp hạng năng lực cạnh tranh số thế giới (World Digtal Competitiveness Ranking) của IMD cho thấy mức độ sẵn sàng về kỹ thuật số của Malaysia đã giảm. Xếp hạng tài năng số của nước này đã giảm từ 22 xuống 36.
Sự thiếu hụt nhân lực số một phần do số lượng vị trí tuyển dụng kỹ thuật số ở Malaysia - Tập đoàn Kinh tế Kỹ thuật số Malaysia (MDEC) ghi nhận số lượng vị trí tuyển dụng tăng gấp 4 lần từ năm 2020 - 2021.
Công ty tư vấn toàn cầu Roland Berger ước tính Malaysia sẽ thiếu hụt 3 triệu tài năng kỹ thuật số vào năm 2030.
Ưu tiên các vị trí kỹ thuật số trình độ cao
Thách thức chính mà các công ty Malaysia phải đối mặt là thiếu nhân tài tại thị trường trong nước. Trong khi đa số người dân Malaysia có thể đảm nhận các vị trí yêu cầu kỹ năng số cơ bản, thì vẫn cần những nhân tài trình độ cao cho các lĩnh vực như robot và điện toán lượng tử.
Tình trạng này trở nên trầm trọng hơn bởi thực tế là hơn 70% các công ty đang tìm kiếm những ứng viên tiềm năng có kinh nghiệm hoặc cấp cao.
Đối tác đồng quản lý Roland Berger Đông Nam Á là John Low cho biết: "Với sự thiếu hụt nhân tài số đang gia tăng, các vị trí kỹ thuật số có tay nghề cao cần được ưu tiên như một chương trình nghị sự quốc gia quan trọng để đạt được khát vọng trở thành một quốc gia tiên tiến trong thập kỷ tới”.
Cần nâng cao nhận thức để thúc đẩy các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức ưu tiên phát triển kỹ năng số. Khoảng cách kỹ năng trong thị trường lao động cần được giải quyết thông qua các chương trình nâng cao kỹ năng và đào tạo lại kỹ năng.
Ngoài ra, hệ sinh thái số của Malaysia cũng cần đẩy mạnh phát triển để thu hút nhân tài số.
Ông John Low đề xuất các chiến lược để nuôi dưỡng và phát triển tài năng số của Malaysia, gồm: Hợp tác tích cực giữa khu vực tư và công; định hướng lại giáo dục và đào tạo để nâng cao khả năng sẵn sàng cho sinh viên tốt nghiệp; hoạch định và giám sát chính sách để ưu tiên các sáng kiến số; xây dựng đội ngũ lãnh đạo tài năng số trong chính phủ
Trong khi đó, bà Sulina Kaur Roland, Berger Đông Nam Á, cho biết thêm: "Hành động hợp tác, nhanh chóng của các khu vực công và tư là điều cần thiết để mở rộng cơ hội xây dựng tài năng số của Malaysia”./.