Ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ

Chuyển đổi số - Ngày đăng : 15:31, 25/12/2022

Để giải quyết những thách thức trong lĩnh vực bán lẻ, các giải pháp chuyển đổi số (CĐS) có thể sẽ trở thành xu hướng trên thị trường này.
Chuyển đổi số

Ứng dụng các giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ

TH 25/12/2022 15:31

Để giải quyết những thách thức trong lĩnh vực bán lẻ, các giải pháp chuyển đổi số (CĐS) có thể sẽ trở thành xu hướng trên thị trường này.

Trong thời đại số, việc phục vụ một nhóm người dùng đa dạng, bao gồm già lẫn trẻ, trở thành một nhiệm vụ đầy thách thức. Thói quen tiêu dùng liên tục thay đổi và người tiêu dùng chuyển đổi khéo léo giữa môi trường vật lý và kỹ thuật số.

Để đáp ứng nhu cầu, những nhà cung cấp trong lĩnh vực bán lẻ cần phải xem xét lại chiến lược của họ. Do đó, CĐS đã trở thành một xu hướng quan trọng, số liệu thống kê gần đây từ Mordor Intelligence cho thấy đầu tư của các nhà bán lẻ toàn cầu vào các công cụ CĐS dự kiến sẽ đạt 388 tỷ USD vào năm 2026, tăng trưởng với tốc độ 18% hàng năm.

what-is-digital-transformation-in-retail.jpeg

Xu hướng CĐS ngành bán lẻ

Trong bối cảnh hiện tại của ngành bán lẻ, thế hệ trẻ, cụ thể là người tiêu dùng Gen Z, ưa chuộng mua hàng theo yêu cầu, cho phép họ mua hàng chỉ bằng một cú nhấp chuột. Tâm lý này thậm chí còn thể hiện trong các thói quen bán lẻ đa sắc thái hơn như thích nhận hoặc giao hàng tại nhà hơn là xếp hàng chờ đợi. Trong khi đó, ngành bán lẻ cũng phải đáp ứng kỳ vọng của người tiêu dùng lớn tuổi, những người không rành về công nghệ. Do đó, lĩnh vực bán lẻ phải dựa vào CĐS để thu hẹp khoảng cách.

Do ngành bán lẻ phải phục vụ nhiều nhóm người tiêu dùng khác nhau, các nhà bán lẻ nên tập trung vào việc xây dựng chiến lược dựa trên thông tin từ dữ liệu để đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường. Trong bối cảnh CĐS, các doanh nghiệp bán lẻ nên đổi mới mô hình kinh doanh của mình và thiết lập một cách tiếp cận đa kênh vững chắc.

Những công ty làm như vậy sẽ có thể đạt được lợi thế trong việc tạo ra sự hiện diện mạnh mẽ đối với người tiêu dùng, cả về các kênh trực tuyến và ngoại tuyến. Hơn nữa, các nhà bán lẻ đa dạng hóa hoạt động của họ trên một số nền tảng cũng sẽ có thể tận dụng các nguồn doanh thu mới, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Lĩnh vực bán lẻ đầu tư mạnh mẽ vào trí tuệ nhân tạo

Mặt khác, ngành bán lẻ hiện đang phải đối mặt với thách thức quản lý hàng tồn kho lỗi thời, dẫn tới quản lý kém hiệu quả và không có khả năng cung cấp dữ liệu hoạt động theo thời gian thực. Điều này có thể gây ra những bất lợi trong bối cảnh hiện tại, đặc biệt là khi xem xét cách thức hoạt động của các doanh nghiệp trong thời đại số.

Để giải quyết vấn đề này thông qua các giải pháp CĐS, các nhà bán lẻ nên khám phá việc triển khai trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML). Các giải pháp này sẽ không chỉ cải thiện hiệu quả của hoạt động bán lẻ mà còn giúp tự động hóa và cung cấp thông tin chi tiết về một số chức năng nhất định như quản lý hàng tồn kho, mua hàng, giao hàng, đối chiếu dữ liệu, v.v..

Mặc dù việc triển khai AI và ML trong bán lẻ ban đầu có thể khó khăn vì tốn kém, nhưng về lâu dài sẽ mang lại hiệu quả lớn vì giảm chi phí, cải thiện thời gian hoàn thành nhiệm vụ và hợp lý hóa hoạt động.

Ngoài việc cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng, các giải pháp CĐS như AI trong bán lẻ cũng được kỳ vọng sẽ thay đổi cơ bản lực lượng lao động. Do đó, ngành bán lẻ cũng nên tìm cách nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động để họ có thể sử dụng các công cụ như AI và ML, từ đó thúc đẩy quá trình CĐS ngành bán lẻ hiệu quả và nhanh chóng hơn./.

TH