Hãng phim hoạt hình Việt được bồi thường trong vụ tranh chấp bản quyền

Kinh tế số - Ngày đăng : 19:54, 10/01/2023

Tòa án Nga đã ra phán quyết chấp nhận một phần yêu cầu của Sconnect Việt Nam về việc thu án phí trong vụ án tranh chấp bản quyền giữa hai nhân vật phim hoạt hình Wolfoo và Peppa Pig tại Nga.
Kinh tế số

Hãng phim hoạt hình Việt được bồi thường trong vụ tranh chấp bản quyền 

Anh Minh {Ngày xuất bản}

Tòa án Nga đã ra phán quyết chấp nhận một phần yêu cầu của Sconnect Việt Nam về việc thu án phí trong vụ án tranh chấp bản quyền giữa hai nhân vật phim hoạt hình Wolfoo và Peppa Pig tại Nga.

wolfoo-family-9529.png
Hình ảnh trong loạt phim hoạt hình Wolfoo

Theo thông tin vừa được Sconnect đưa ra, liên quan đến vụ việc kiện tụng vi phạm bản quyền nội dung số (NDS) bộ nhân vật hoạt hình Wolfoo, thẩm phán của Tòa án thành phố Moscow đã ra phán quyết chấp nhận một phần yêu cầu của Sconnect Việt Nam về việc thu án phí trong vụ án tranh chấp bản quyền giữa hai nhân vật phim hoạt hình Wolfoo và Peppa Pig tại Liên bang Nga.

Theo đó, tòa án sẽ thu từ nguyên đơn là eOne và trả lại cho bị đơn là Sconnect số tiền 240.000 RUB. Đây là số tiền bồi thường cho một phần chi phí mà Sconnect phải bỏ ra để tham gia vụ kiện do eOne đệ đơn lên Tòa án Moscow vào tháng 1/2022.

Vụ tranh chấp bản quyền giữa giữa eOne và Sconnect diễn ra từ tháng 11/2021, khi eOne liên tục đánh bản quyền các video Wolfoo trên YouTube. eOne đã nộp đơn khởi kiện Sconnect tại Tòa án Moscow về nhân vật Wolfoo là sản phẩm làm lại của bộ nhân vật Peppa Pig. eOne cũng cho rằng Sconnect đăng tải và phổ biến bất hợp pháp trên Internet các tác phẩm phái sinh - tức là các video hoạt hình Wolfoo.

Vụ kiện liên quan đến bộ nhân vật hoạt hình nổi tiếng thế giới Wolfoo của Sconnect đã diễn ra trong thời gian dài vừa qua, không chỉ liên quan đến thị trường Nga mà còn cả ở Anh, trong đó eOne đã gửi đơn khởi kiện Sconnect Việt Nam ra Tòa án cấp cao tại London với cáo buộc Sconnect vi phạm bản quyền.

Các DN NDS Việt Nam như Sconnect đang gặp nhiều thách thức về mặt pháp lý khi mở rộng kinh doanh ra toàn cầu. Tại tọa đàm “Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho DN Việt trên môi trường số” được Câu lạc bộ Nhà báo công nghệ thông tin Việt Nam (ICT Press Club) tổ chức trước đó, các diễn giả cho rằng mạng xã hội đã làm thay đổi các tư duy kinh tế. DN có động lực mạnh mẽ để phát triển, thúc đẩy toàn cầu hoá. Tốc độ phát triển các mạng xã hội tại Việt Nam với hơn 70 triệu người Việt Nam tham gia Facebook, 60 triệu người xem Youtube và 40 triệu người sử dụng TikTok đã mang lại nhiều tiềm năng tăng trưởng cho nền kinh tế số.

Tuy vậy, các DN vẫn gặp nhiều thách thức về mặt pháp lý. Ông Tạ Mạnh Hoàng, CEO Sconnect, cho biết dù đã có các hành lang pháp lý nhưng thực tế với mảng kinh doanh NDS diễn ra trên nền tảng Internet, DN vẫn gặp nhiều lúng túng. Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ việc DN thiếu quan tâm đến bảo vệ bản quyền ngay từ đầu, chưa sẵn sàng về mặt pháp lý khi tham gia môi trường toàn cầu, đến việc DN thiếu các công cụ hữu hiệu để chống độc quyền, chống cạnh tranh không lành mạnh và tự bảo vệ trên không gian mạng.../.

Anh Minh