Dịch vụ bảo mật được quản lý: Giải pháp cho thiếu hụt nhân sự CNTT tại DN Đông Nam Á

An toàn thông tin - Ngày đăng : 19:12, 30/01/2023

Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky mới đây đã chia sẻ bối cảnh về Nhà cung cấp dịch vụ bảo mật được quản lý (Managed Security Service Provider - MSSP) trong khu vực, đặc biệt là những lợi ích chính mà các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (SME) ở các nước sở tại thu được từ mô hình thuê dịch vụ này.
An toàn thông tin

Dịch vụ bảo mật được quản lý: Giải pháp cho thiếu hụt nhân sự CNTT tại DN Đông Nam Á

Hạnh Tâm 30/01/2023 19:12

Công ty an ninh mạng toàn cầu Kaspersky mới đây đã chia sẻ bối cảnh về Nhà cung cấp dịch vụ bảo mật được quản lý (Managed Security Service Provider - MSSP) trong khu vực, đặc biệt là những lợi ích chính mà các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa (SME) ở các nước sở tại thu được từ mô hình thuê dịch vụ này.

Các chuyên gia đã dự báo sự tăng trưởng ổn định của thị trường MSSP ở Đông Nam Á trong những năm tới do sự thúc đẩy chung của khu vực đối với các sáng kiến ​​chuyển đổi số (CĐS) trên quy mô toàn quốc.

a2.png

Theo Báo cáo kinh tế bảo mật CNTT mới nhất của Kaspersky (Kaspersky IT Security Economics Report), các DN trong khu vực thuê ngoài các tính năng bảo mật của MSSP chủ yếu để đạt được hiệu quả trong việc cung cấp các giải pháp bảo mật (73,9%), nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhân viên CNTT hoặc thiếu nhân sự (57,9%) và nhằm đáp ứng yêu cầu về chuyên môn bảo mật đặc biệt (55,8%).

Báo cáo được thực hiện tại 26 quốc gia trên tất cả các thị trường B2B chính của Kaspersky, với sự tham gia của các công ty có quy mô khác nhau, từ SME với số lượng nhân viên từ 50, cho đến các tập đoàn lớn.

Tổng cộng có 3.230 cuộc phỏng vấn đã được hoàn thành, với 1.915 cuộc phỏng vấn được thu thập từ các doanh nghiệp có từ 50 đến 999 nhân viên. Công tác thực địa được hoàn thành vào tháng 9/2022.

Ông Yeo Siang Tiong, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á nhận xét: “Đông Nam Á vẫn là khu vực có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất  ở châu Á - Thái Bình Dương. Các chính phủ ở đây đã và đang thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để hỗ trợ các nỗ lực số hóa tại địa phương, đồng thời tăng cường khả năng bảo vệ dữ liệu và an ninh mạng của quốc gia. Khi các DN địa phương ở đây nắm bắt quá trình chuyển đổi số, đồng nghĩa với việc cần các giải pháp an ninh mạng toàn diện và nhân tài phù hợp để quản lý hệ thống phòng thủ của họ”.

Trong khi châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển nhân sự cho an ninh mạng, một nghiên cứu gần đây đã ghi nhận sự thiếu hụt 2,1 triệu nhân viên an ninh mạng có sẵn tại địa phương đang cần tuyển dụng gấp trong khu vực. Nỗ lực số hóa khu vực Đông Nam Á cũng bị trì hoãn do thiếu các chuyên gia an ninh mạng có chuyên môn phù hợp để chống lại các mối đe dọa mạng tinh vi.

Ông Yeo cho biết thêm: “Về phần mình, chúng tôi đã tích cực hợp tác với các trường đại học địa phương để cung cấp các khóa đào tạo và hội thảo nhằm nâng cao kỹ năng cho sinh viên và đảm bảo chương trình giảng dạy tại trường có thể đáp ứng nhu cầu hiện tại của ngành". 

Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng chia sẻ sẽ mất nhiều năm để những sinh viên này trở thành chuyên gia an ninh mạng. Đây là lý do tại sao việc hợp tác với MSSP đáng tin cậy có thể đảm bảo các DN sẽ có được nhân tài bảo mật phù hợp và các giải pháp hiệu quả. Đó là một cách hiệu quả để thuê ngoài nếu đối tác của bạn hợp tác với một công ty an ninh mạng có chuyên môn đã được công nhận trong việc phát hiện, ứng phó và thông tin tình báo về mối đe dọa./.

Hạnh Tâm