Đề xuất giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí ở Việt Nam trong thời đại số

Báo chí - Ngày đăng : 14:00, 03/02/2023

Tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong môi trường internet, tốc độ và phạm vi vi phạm ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Mới đây, ThS. Hoàng Thị Bích Hạnh và nhóm nghiên cứu của Cục Báo chí đề xuất giải pháp đáng chú ý về bảo vệ bản quyền báo chí ở Việt Nam trong thời đại số.
Báo chí

Đề xuất giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí ở Việt Nam trong thời đại số

{Tên tác giả}

Bình Minh

Bình Minh

Bình Minh

Bình Minh               03/02/2023 14:00

Tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong môi trường internet, tốc độ và phạm vi vi phạm ngày càng phức tạp và nghiêm trọng. Mới đây, ThS. Hoàng Thị Bích Hạnh và nhóm nghiên cứu của Cục Báo chí đề xuất giải pháp đáng chú ý về bảo vệ bản quyền báo chí ở Việt Nam trong thời đại số. 

1(2).jpg
Phó Tổng Biên tập báo điện tử Vietnam Plus Hoàng Nhật chia sẻ về một số giải pháp số trong xây dựng tác phẩm báo chí. Ảnh: Bình Minh

Cần quy định rõ ràng hơn các trường hợp sử dụng hợp lý trong báo chí

Đề xuất giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý thông qua việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí nhằm bảo vệ bản quyền báo chí trong thời đại số, đại diện Cục Báo chí nêu vấn đề, hiện nay, Luật Báo chí 2016 chỉ có duy nhất một điều khoản đề cập đến vấn đề bản quyền báo chí, đó là Điều 45 về quyền tác giả trong lĩnh vực báo chí. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ khái quát chung và dẫn chiếu sang quy định pháp luật về quyền tác giả của Luật Sở hữu trí tuệ. Do đó, để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực báo chí, cần phải có các quy định chi tiết hơn về: Quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian; Quy định vềhình thức, phạm vi hoạt động của các trang thông tin điện tử tổng hợp; Quy định rõ ràng hơn các trường hợp sử dụng hợp lý trong báo chí.

Trong đó, về lĩnh vực báo chí, một trong những trường hợp ngoại lệ trong việc sử dụng tác phẩm của người khác được coi là sử dụng hợp lý (fair use), không phải trả tiền bản quyền, không phải xin phép là “Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; Trích dẫn hợp lý tác phẩm để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh truyền hình, phim tài liệu” (điểm b, c khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ). Đây là quy định chung cho các tác phẩm văn học nghệ thuật khoa học nói chung, bao gồm cả tác phẩm báo chí. Trên thực tế, việc xác định như thế nào là “trích dẫn hợp lý” là một ranh giới rất mong manh. Đối với các tác phẩm báo chí có đặc thù riêng hơn nữa, trong nhiều trường hợp đoạn trích dẫn tác phẩm được coi là hợp lý theo luật có thể là linh hồn của một tác phẩm mới.

Vì vậy, cần phải có quy định rõ ràng về việc trích dẫn, đưa ra phạm vi xác định mức độ hợp lý để có căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả một cách rõ ràng, minh bạch.

Bên cạnh đó, song song với việc sửa đổi Luật Báo chí, để đảm bảo đồng bộ trong hoạt động quản lý nhà nước trong việc xử lý xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, cần phải có các quy định về hoạt động bảo vệ quyền tác giả theo hướng đơn giản thủ tục, nhanh chóng để phù hợp với yêu cầu cần bảo vệ khẩn cấp quyền tác giả bị xâm phạm theo xu thế sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ và xu hướng cập nhật các thông tin thời sự trong lĩnh vực báo chí.

Giải pháp phát hiện, khống chế, xử lý tranh chấp và ngăn chặn sớm, giảm thiểu vi phạm bản quyền báo chí trong thời đại số

Theo ThS. Hoàng Thị Bích Hạnh, Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu đề xuất Giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí ở Việt Nam trong thời đại số (Nhóm nghiên cứu), ngoài khía cạnh thương mại, do đặc thù ngành, việc giám sát bảo vệ bản quyền báo chí còn có những ý nghĩa như:

+ Hỗ trợ phát hiện các sai sót, vi phạm về mặt nội dung thông tin mà con người dễ nhầm lẫn bỏ qua: Sai chính tả/ngữ pháp, sử dụng hình ảnh không phù hợp, không đúng ngữ cảnh,…

+ Chống tin giả - loại tin xuyên tạc dựa trên các tác phẩm báo chí chính thống. Các tác phẩm báo chí cần phải được đảm bảo sự toàn vẹn về dữ liệu, thông điệp và giữ nguyên ngữ cảnh của các thông điệp truyền thông. Các thông điệp truyền thông từ các nguồn báo chí chính thống khi bị bóp méo xuyên tạc sẽ mang lại những hậu quả khó lường, vì nó tác động trực tiếp đến nhận thức của công chúng.

Bên cạnh đó, cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến về thiệt hại, về ảnh hưởng vi phạm bản quyền báo chí của các cơ quan báo chí, về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả trong lĩnh vực báo chí nhằm thay đổi và nâng cao nhận thức, đẩy mạnh sự quan tâm về bản quyền, các biện pháp để bảo vệ bản quyền báo chí cho các tác giả, các cơ quan báo chí.

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất giải pháp thiết lập một cơ quan trọng tài về bản quyền báo chí trên môi trường số được cơ quan quản lý nhà nước về báo chí thừa nhận. Đây là cơ quan bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực báo chí và bản quyền, được thực hiện dịch vụ thẩm định và phân xử các tranh chấp về bản quyền trên môi trường số trong lĩnh vực báo chí.

Cơ quan này có thể tiếp nhận các đơn khiếu kiện về vi phạm bản quyền của bất cứ cơ quan báo chí, tổ chức hoặc cá nhân nào phát hiện bị vi phạm bản quyền, phân tích và đưa ra phán quyết dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật hiện hữu, luật pháp và thông lệ quốc tế, các án lệ đã được công bố trong và ngoài nước, và đặc biệt dựa vào dữ liệu xuất bản gốc từ Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia (thuộc Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông).

Khác với toà án, cơ quan trọng tài này có khả năng đưa ra quy trình điều tra, phân xử đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả.

Kỳ vọng từ giải pháp nền tảng Media-Hub

Đáng chú ý, nhóm nghiên cứu đưa ra đề xuất ứng dụng công nghệ AI/Bigdata hỗ trợ đăng ký, giám sát tập trung bản quyền trên môi trường số và báo cáo vi phạm bản quyền (tạm gọi là nền tảng Media-Hub).

Trong thực tế, để đạt hiệu quả khi triển khai bất kỳ một giải pháp công nghệ nào thì sự tham gia và quyết tâm của chính cá nhân/tổ chức bị vi phạm bản quyền (cụ thể là các tác giả/nhà báo/phóng viên, … và các cơ quan báo chí) vẫn là yếu tố chính để quyết định sự thành công của một giải pháp.

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đề xuất ứng dụng một bộ công cụ Media-Hub để giám sát, phát hiện, khống chế, xử lý tranh chấp và ngăn chặn sớm, giảm thiểu vi phạm bản quyền báo chí trong môi trường số.

Nền tảng Media Hub phải đáp ứng toàn bộ các hoạt động cần được triển khai dưới hình thức một nền tảng dùng chung, dựa trên khung kiến trúc định hướng (framework) dành riêng cho việc biên mục đăng ký giám sát và theo dõi bản quyền nội dung trên đa nền tảng.

Nền tảng cũng cần phải có phương án kết nối liên thông với các đơn vị chức năng có liên quan để thuận tiện cho đăng ký bản quyền trên môi trường số và đảm bảo về nghiệp vụ an ninh, an toàn thông tin trên không gian mạng.

Theo nghiên cứu, nền tảng Media Hub với các phân hệ chức năng chính được minh họa cơ bản: Các công cụ trí tuệ nhân tạo dựa trên dữ liệu lớn là các nền tảng công nghệ lõi để phân tích, biên mục, giám sát theo dõi và phát hiện các vi phạm bản quyền.

Nền tảng Media Hub có chức năng hạ tầng lưu chiểu và quản lý quy mô siêu lớn. Theo đó, đơn vị/cá nhân sở hữu bản quyền thu thập, số hóa, chuẩn hoá toàn bộ các nội dung (video, bài hát, bản phối, bản thảo âm nhạc, bản thảo, hình ảnh, ...): Phải đảm bảo việc lưu trữ an toàn đúng tiêu chuẩn, sẵn sàng sử dụng mọi lúc mọi nơi. ; biên mục sâu các sản phẩm nội dung số, bóc tách và phân loại, đánh mã nội dung đến từng đối tượng thành phần nhờ các công cụ AI/Bigdata (Media Logistics); hỗ trợ biên tập, biên mục các nội dung số dễ dàng tìm kiếm, hiệu chỉnh, tái sử dụng nội dụng (Tên video, tên bài báo, tác giả kịch bản, tác giả lời, tác giả nhạc, đại diện bản quyền, bản quyền liên quan, các bản phối, ca sỹ..); phải đáp ứng mọi định dạng: Video, audio, tranh, ảnh, text, …

Về công cụ giám sát, quản lý bản quyền: Media Hub tự động giám sát, cảnh báo vi phạm bản quyền và ghi nhận bằng chứng pháp lý vi phạm; hỗ trợ tích hợp đăng ký bản quyền tự động trên các nền tảng mạng xã hội: Youtube, Facebook, đơn vị quản lý bản quyền…; tác giả khởi tạo quy trình khiếu nại, yêu cầu thanh toán phí bản quyền và theo dõi kết quả trên hệ thống (phải đảm bảo chức năng tự động tạo biểu mẫu, giấy tờ pháp lý liên quan quy trình đăng ký, tranh chấp khiếu nại bản quyền.. có thể tuỳ chỉnh). Đồng thời hỗ trợ giám sát, cảnh báo vi phạm bản quyền và khiếu nại trực tuyến trên các nền tảng YouTube, Facebook, Soundcloud, Amazon, iTunes...

Đáng chú ý, các cơ quan báo chí/cá nhân có thể truy cập Media Hub để xin cấp nội dung bản quyền (video, audio, hình ảnh, ...) thông qua tổ chức đại diện quản lý khai thác và tải tư liệu phục vụ sản xuất từ hệ thống (video gốc tiêu chuẩn, audio, bản thảo âm nhạc, bài báo, …);

Trong khi đó, tác giả/đơn vị sở hữu bản quyền có thể setup giá với từng nội dung bản quyền báo chí của mình bao gồm: Hình thức mua/bán và mức giá đa dạng: theo chương trình, theo thời gian, theo kênh phân phối, mua trọn gói, ...; quản lý thông minh bằng hợp đồng điện tử; tích hợp cổng thanh toán trực tuyến tiện lợi, an toan minh bạch; bóc tách giá trị bản quyền tới từng đối tượng sở hữu: bản quyền hình ảnh, bản quyền bài báo, bản quyền nhạc, bản quyền lời, đơn vị sản xuất, đơn vị đại diện khai thác, ...

Cùng với đó, Media Hub cũng thực hiện các chức năng về: Quét dữ liệu phát hiện nguồn vi phạm (chức năng CMS) cũng như kết nối liên thông với các cơ quan chức năng để cấp chứng nhận bản quyền tác giả…

Có thể thấy, đề xuất triển khai một nền tảng dùng chung (Media-Hub) dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để tự động hóa quá trình biên mục, đăng ký, giám sát và bảo vệ bản quyền các tác phẩm báo chí trên môi trường số. Bởi theo nhóm nghiên cứu, đây là giải pháp tối ưu và có khả năng để triển khai nhanh, hiệu quả trong thực tiễn, làm cơ sở cho các công ty công nghệ tại Việt Nam nghiên cứu, xây dựng các nền tảng công nghệ Make in Vietnam nhằm bảo vệ bản quyền báo chí Việt Nam. Hợp tác công tư theo mô hình xã hội hóa sẽ tận dụng được tối đa nguồn lực từ xã hội (các chuyên gia công nghệ, luật sư, sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam, các cơ quan báo chí có quyết tâm trong việc bảo vệ bản quyền báo chí) để triển khai.

Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức về bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ cho các cơ quan báo chí cũng như cộng đồng nhằm bảo vệ bản quyền báo chí trong thời đại số thông qua các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, diễn đàn…

Do đặc thù của Trung tâm Lưu chiểu dữ liệu truyền thông số quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Báo chí, thực hiện chức năng lưu chiểu điện tử đối với báo điện tử (báo điện tử và tạp chí điện tử); số hóa báo in (báo in và tạp chí in) đã thực hiện lưu chiểu theo quy định; hỗ trợ hoạt động báo chí để phục vụ công tác quản lý nhà nước của Cục Báo chí. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đề xuất lựa chọn Trung tâm là đầu mối chung để triển khai thử nghiệm nền tảng Media-Hub.
Phạm vi ứng dụng thử nghiệm trên môi trường số nên đề xuất lựa chọn đối tượng thử nghiệm là báo điện tử (báo điện tử và tạp chí điện tử).