Giải pháp bảo mật khó áp dụng do khoảng cách trong thảo luận

An toàn thông tin - Ngày đăng : 22:35, 17/02/2023

Một nghiên cứu của Kaspersky đã tiết lộ rằng, 37% các lãnh đạo cấp cao gặp khó khăn khi thảo luận về việc áp dụng giải pháp bảo mật mới với đội ngũ CNTT hoặc đồng nghiệp cùng bộ phận bảo mật CNTT.
An toàn thông tin

Giải pháp bảo mật khó áp dụng do khoảng cách trong thảo luận

Hạnh Tâm {Ngày xuất bản}

Một nghiên cứu của Kaspersky đã tiết lộ rằng, 37% các lãnh đạo cấp cao gặp khó khăn khi thảo luận về việc áp dụng giải pháp bảo mật mới với đội ngũ CNTT hoặc đồng nghiệp cùng bộ phận bảo mật CNTT.

Trong khi đó, đối với nhân viên CNTT/bảo mật CNTT thì chủ đề khó thảo luận nhất với cấp quản lý không chuyên IT là vấn đề tăng ngân sách cho an ninh mạng.

Áp dụng giải pháp mới: Chủ đề khó thảo luận

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn nhân viên CNTT cho rằng nguyên nhân chính khiến ngân sách an ninh mạng bị cắt giảm là vì ban lãnh đạo cấp cao không thấy có lý do để đầu tư vào lĩnh vực này. Kaspersky đã thực hiện một cuộc khảo sát đặc biệt để tìm hiểu liệu tình trạng này có phải là kết quả của sự giao tiếp sai lệch giữa nhân viên CNTT và lãnh đạo, đồng thời khám phá xem có sự thiếu thấu hiểu lẫn nhau giữa hai nhóm này của các tập đoàn hay không.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong khi hơn nửa số lãnh đạo cấp cao tại Đông Nam Á (60%) nghĩ rằng nhân viên bảo mật CNTT nên cải thiện cách truyền đạt về các rủi ro mạng đối với công ty, thì chỉ 6% nhân viên an ninh mạng trong khu vực thừa nhận họ gặp một số khó khăn trong việc giải thích các khía cạnh chuyên môn với đồng nghiệp và lãnh đạo không chuyên về CNTT.

a2(1).jpg

Ông Chris Connell, Giám đốc Điều hành Kaspersky khu vực châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Rõ ràng là tồn tại khoảng cách giao tiếp giữa những người đứng đầu tập đoàn, những lãnh đạo cấp cao không chuyên về CNTT với đội ngũ bảo mật kỹ thuật, những người chịu trách nhiệm đảm bảo sức mạnh bảo mật tổng thể của công ty. Đây là vấn đề đáng quan ngại. Nghiên cứu cũng cho thấy sự giao tiếp sai lệch giữa hai nhóm gây ra những ảnh hưởng tiêu cực như việc trì hoãn nghiêm trọng của các dự án (67%), một hoặc nhiều sự cố an ninh mạng (66%) và lãng phí ngân sách (60%)”.

Nhân viên CNTT và nhân viên không chuyên về CNTT tại Đông Nam Á cũng có ý kiến khác nhau về các chủ đề phức tạp khó thảo luận. Ba chủ đề mà lãnh đạo cấp cao thấy khó thảo luận nhất với nhân viên CNTT là áp dụng chính sách bảo mật mới (37%), tuân thủ quy định bảo mật (37%) và thay đổi chính sách an ninh mạng (33%).

Đối với nhân viên CNTT thì 3 chủ đề hàng đầu khó thảo luận với những lãnh đạo không chuyên CNTT là nhu cầu tăng ngân sách bảo mật CNTT (55%), mở rộng đội ngũ bảo mật CNTT (54%), và nâng cao nhận thức của nhân viên về an ninh mạng (52%).

a1.png

Tìm sự thấu hiểu chung

Về vấn đề tìm ra sự thấu hiểu chung, phần lớn người tham gia nghiên cứu đến từ Đông Nam Á nhất trí rằng cách hiệu quả nhất để dễ dàng thảo luận hơn về vấn đề bảo mật CNTT là chọn các ví dụ thực tế, sử dụng báo cáo và con số.

Ngoài những cách này, các lãnh đạo cấp cao ở đây cũng cho rằng trích dẫn tài liệu tham khảo từ ý kiến đáng tin cậy (49%) sẽ cho phép họ hiểu rõ nhất về nhân sự bảo mật CNTT. Mặt khác, đội ngũ IT tin rằng câu chuyện về các mối đe dọa bảo mật (52%) sẽ giúp họ trao đổi hiệu quả hơn với lãnh đạo.

Ông Ivan Vassuvovs, Phó chủ tịch mảng sản phẩm doanh nghiệp (DN) của Kaspersky nói rằng: “Ta có th gi đnh rng tho lun v vic áp dng các gii pháp an ninh mng mi s khó khăn vi các lãnh đo không chuyên CNTT bi đi ngũ bo mt CNTT s dng mt lưng ln nhng thut ng và khái nim k thut phc tp. Mt khác, nhân viên CNTT li không thích nói v vn đ tăng ngân sách vì lãnh đo cp cao thưng kì vng h s dng nhng phương pháp sn có đ căn chnh cho nhu cu ca h”.

“Ngày nay, trong môi trưng kinh tế đy thách thc và bi cnh nguy cơ phc tp, s thu hiu chung gia doanh nghip và nhân s bo mt CNTT trong vic duy trì hot đng kinh doanh đóng vai trò quan trng hơn bao gi hết. Đ ngăn nga nhng him ha an ninh mng, điu ct yếu là hai đi ngũ này phi nói mt ngôn ng chung da trên các con s, ngun tham kho uy tín và lp lun mà đi phương có th hiu đưc”, ông cho biết thêm.

Để việc giao tiếp giữa bộ phận an ninh CNTT và bộ phận kinh doanh trong công ty trở nên rõ ràng hơn, Kaspersky đưa ra những khuyến nghị như phân bổ đầu tư cho an ninh mạng vào những công cụ có hiệu quả đã được chứng minh và trình bày với hội đồng quản trị các khái niệm an ninh mới (bao gồm SASE, XDR và Zero Trust) như dự án đầu tư hay thậm chí như một tình huống kinh doanh có tỉ suất lợi nhuận (ROI) cụ thể.

Ví dụ, trong trường hợp ứng dụng công nghệ phát hiện và phản hồi mở rộng (XDR) và Biên dịch vụ truy cập bảo mật (SASE), quan trọng là truyền đạt rằng những công nghệ này giảm gánh nặng cho đội ngũ CNTT đồng thời cải thiện sức mạnh bảo mật tổng thể của công ty nhờ có quy trình tập trung và tự động.

Sử dụng nguồn lực như IT Security Calculator và báo cáo dựa trên quan sát của chuyên gia gồm những thông tin được hệ thống về các hiểm họa và phương pháp bảo mật tương ứng với lĩnh vực kinh doanh và quy mô của công ty để xác định rủi ro và các biện pháp bảo vệ cần thiết.

Nâng cao kiến thức ngoài chuyên môn để hiểu hơn những người thuộc chuyên môn khác. Nếu kiến thức kinh doanh căn bản có thể được học từ những khóa đào tạo thì những lãnh đạo cấp cao không chuyên CNTT có cơ hội đặt mình vào vị trí của Giám đốc An ninh Thông tin (CISO) để nắm được những hiểu biết sâu về những thách thức bảo mật liên quan.

Báo cáo dựa trên khảo sát người tham gia có chuyên môn CNTT/ bảo mật CNTT và người không chuyên CNTT.

Nghiên cứu về nhân viên không chuyên CNTT hay nhân viên CNTT được thực hiện bởi Censuswide - Công ty tư vấn nghiên cứu do Kaspersky ủy quyền. Nghiên cứu trực tuyến định lượng được thực hiện với những quản lý đứng đầu và lãnh đạo cấp cao đã thảo luận vấn đề liên quan đến bảo mật với đội ngũ CNTT hay quản lý bảo mật CNTT ít nhất một năm.

Các nghiên cứu viên đã phỏng vấn 2.300 nhân viên, 300 người đến từ Đông Nam Á và đang làm việc tại công ty toàn cầu có hơn 50 nhân viên và đại điện đến từ 25 nước. Người tham gia phỏng vấn đã được hỏi về sự sẵn sàng tiếp nhận CNTT của tổ chức của họ, việc giao tiếp giữa nhân viên CNTT với lãnh đạo không chuyên CNTT và những hệ quả của việc giao tiếp sai lệch.

Khảo sát còn lại được thực hiện với 4.132 nhân viên IT là một phần trong Khảo sát Rủi ro Bảo mật IT của các tập đoàn (ITSRS). Cuộc phỏng vấn diễn ra tại các doanh nghiệp có hơn 50 nhân viên và thực hiện tại 25 nước. Tổng cộng 254 quản lý CNTT hoặc quản lý bảo mật CNTT đến từ Đông Nam Á đã tham gia khảo sát./.

Hạnh Tâm