Phát triển kinh tế số ở Estonia và gợi mở chính sách cho Việt Nam
Kinh tế số - Ngày đăng : 09:30, 14/04/2023
Phát triển kinh tế số ở Estonia và gợi mở chính sách cho Việt Nam
Estonia được đánh giá là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy, lan tỏa chuyển đổi số và có nền kinh tế số thâm nhập vào tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội. Việc xây dựng thể chế chính sách tạo hành lang pháp lý thúc đẩy đã giúp cho nền kinh tế số của Estonia có sự phát triển nhanh chóng.
Tóm tắt:
* Chính sách, chiến lược nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển kinh tế số của Estonia bao gồm: đầu tư phát triển hạ tầng số; hình thức kinh doanh điện tử; phát triển chính phủ điện tử; phát triển thương mại điện tử.
* Một số gợi mở chính sách cho Việt Nam: Một là, Nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách phù hợp nhằm tạo khuôn khổ cho phát triển kinh tế số; Hai là, phải xác định rõ những ngành, lĩnh vực đột phá để phát triển kinh tế số; Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách giải quyết những mặt trái phát sinh trong phát triển kinh tế số; Bốn là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế số; Năm là, xây dựng cơ chế ưu đãi (tài chính và phi tài chính) nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ số; Sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế để đáp ứng những thách thức mới của nền kinh tế số.
Chính sách phát triển kinh tế số của Estonia
Về đầu tư phát triển hạ tầng số: Chính phủ Estonia đã xây dựng các chính sách, chiến lược nhằm tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển kinh tế số.
Hạ tầng nhân lực số: Estonia đã thực hiện các biện pháp, xây dựng các chương trình, kế hoạch nhằm giảm sự thiếu hụt các chuyên gia CNTT- TT cũng như xây dựng các chính sách để đảm bảo tất cả người dân Estonia có thể hưởng lợi từ những lợi thế của số hóa. Cụ thể: Tổ chức các khóa đào tạo trực tuyến cho hơn 11.000 người, trong đó 1/3 đã tham gia đào tạo liên quan đến CNTT-TT (2020); Xây dựng Chiến lược giáo dục 2035, nhằm hiện đại hóa hơn nữa hệ thống giáo dục. Dự kiến đến năm 2035 sẽ có 90% người trong độ tuổi từ 16-24 có các kỹ năng số trên mức cơ bản; tỷ lệ dân số có các kỹ năng số cơ bản sẽ tăng lên 60% từ mức 37% (2019) và dự kiến đào tạo thêm 7.000 chuyên gia CNTT- TT từ nay đến năm 2027; Thành lập Học viện Công nghệ Thông tin, mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục CNTT-TT và phát triển nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT-TT để giải quyết tình trạng thiếu chuyên gia CNTT-TT. Hướng đến đào tạo 50 chuyên gia khoa học dữ liệu có tay nghề cao mới vào năm 2023 [1]; Phát triển các dự án nhằm tăng tỷ lệ phụ nữ trong lĩnh vực CNTT- TT để giảm mất cân bằng giới.
Đặc biệt, xây dựng kế hoạch phục hồi về nguồn nhân lực. Trong đó, Chính phủ dành ngân sách 10 triệu EUR cho việc đào tạo các nhà quản lý trong các doanh nghiệp (đặc biệt là SMEs); sửa đổi nội dung và tổ chức đào tạo cho các chuyên gia CNTT- TT; xây dựng một chương trình thí điểm để thiết kế lại khung trình độ cho các chuyên gia CNTT- TT; nâng cao kỹ năng và đào tạo lại các chuyên gia CNTT-TT, gồm cả lĩnh vực an ninh mạng [2].
Hạ tầng viễn thông, Internet: Để phân bổ tài nguyên phổ tần cần thiết cho hoạt động của 5G và phát triển một hành lang 5G xuyên biên giới thử nghiệm với Ba Lan, Latvia và Lithuania. Tháng 9/2020, Estonia đã ký một biên bản ghi nhớ cho sáng kiến Via Baltica - North. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện, liên thông hệ thống chính sách phát luật về kinh tế số với việc soạn thảo và thông qua Chương trình số hóa mới đến 2030 [3].
Nhằm cải thiện và phục hồi khả năng kết nối, Estonia ban hành kế hoạch phục hồi (RRP), mục tiêu là cải thiện khả năng tiếp cận mạng công suất rất cao cho các hộ gia đình và các cơ sở kinh tế - xã hội quan trọng như bệnh viện, trường học, dịch vụ công và doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa với ngân sách là 24,29 triệu EUR. Kinh phí được phân bổ theo nguyên tắc cân bằng, phù hợp và tuân thủ các quy tắc viện trợ của Tiểu bang [4].
Hạ tầng thanh toán: Estonia quy định ba phương thức thanh toán chính cho các giao dịch mua hàng qua Internet: thanh toán qua dịch vụ liên kết ngân hàng (56%), thanh toán bằng thẻ (31%) và các giải pháp ví điện tử như PayPal (8%). Các nền tảng mua sắm trực tuyến quốc tế phần lớn được sử dụng là Alibaba, Aliexpress, Amazon. Các thị trường thương mại điện tử Estonia phát triển nhanh, nhất là dịch vụ chia sẻ xe và chuyển phát nhanh thực phẩm [5].
Kể từ tháng 11-2018, các ngân hàng thương mại hoạt động tại Estonia đã có thể tham gia hệ thống TARGET Thanh toán ngay lập tức (TIPS) thông qua Eesti Pank (Ngân hàng Estonia) [6].
Về phát triển các hình thức kinh doanh điện tử: Chính phủ Estonia đưa ra các giải pháp điện tử hiện đại giúp việc thiết lập và điều hành các doanh nghiệp trở nên nhanh chóng, dễ dàng. Đó là chữ ký số, khai thuế điện tử, đăng ký kinh doanh điện tử và tính khả dụng của hồ sơ công khai trực tuyến đã giảm thiểu tình trạng quan liêu xuống mức tối thiểu, tạo điều kiện cho một môi trường kinh doanh dễ dàng nhưng cũng được bảo mật bằng công nghệ blockchain [7].
Một số chính sách như Chiến lược Tăng trưởng Doanh nghiệp (DN) 2014 - 2020 và Kế hoạch Phát triển Phúc lợi 2016-2023 của Estonia đã tập trung hỗ trợ SMEs khởi nghiệp, tăng trưởng cao và nêu ra các hành động về tinh thần kinh doanh của nữ giới [8].
Về phát triển chính phủ điện tử (CPĐT): Từ năm 1990, Estonia đã phát hành Nguyên tắc của Chính sách Thông tin Estonia để trình bày rõ các hành động mà Nhà nước cần thực hiện để phát triển một xã hội thông tin và cũng dành một khoản ngân sách chi tiêu cho CNTT. Tuy nhiên, chi tiêu cho CNTT-TT của Estonia giai đoạn 1995- 2003 vẫn ở mức khiêm tốn so với các nước khác (khoảng 1% trong khi nhiều quốc gia khác chi 2,5-4%) [9].
Năm 1997, Estonia khởi động Chương trình quốc gia về tin học hóa các trường học - Tiger Leap (1996). Mục tiêu chính của Tiger Leap là kết nối tất cả các trường học bằng Internet, trang bị máy tính cho các trường học và bắt đầu sử dụng CNTT vào quá trình dạy và học. Đây là sáng kiến đầu tiên được nhà nước hỗ trợ hoàn toàn kinh phí triển khai và cài đặt máy tính ở tất cả 560 trường học ở Estonia, cung cấp truy cập Internet cho 75% trường học và đào tạo hơn 10.000 giáo viên về công nghệ.[10] Mặc dù chương trình chính thức chỉ kéo dài bốn năm và việc trao đổi các văn bản điện tử của chính phủ Estonia vẫn còn hạn chế nhưng nó đã mở đường cho một thế hệ công nghệ ở Estonia.
Tiếp theo là Tiger Leap Plus (2001-2005) với mục tiêu là ứng dụng CNTT để tạo điều kiện một xã hội học tập trong các trường học và máy tính được sử dụng như một nhu cầu tất yếu của quá trình dạy và học tập. Có bốn lĩnh vực ưu tiên: Phát triển năng lực CNTT cho sinh viên tốt nghiệp, giáo viên và quản trị viên; Học ảo (phát triển phần mềm học tập, phát triển phòng tập ảo, v.v..); Phát triển hạ tầng CNTT (hiện đại hóa phần mềm và phần cứng, kết nối Internet, hỗ trợ kỹ thuật cho trường học); Thúc đẩy sự hợp tác của tất cả các bên liên quan - nhà nước, cộng đồng địa phương, trường học, phụ huynh và tổ chức khác) [11].
Chiến lược xã hội thông tin đến năm 2013 của Estonia được thông qua năm 2007, thiết kế như một kế hoạch phát triển ngành, đề ra khung chung, các mục tiêu và các lĩnh vực hành động tương ứng để sử dụng rộng rãi CNTT trong việc phát triển xã hội và nền kinh tế tri thức ở Estonia giai đoạn 2008 - 2013.
Chương trình số hóa đến năm 2020 được thông qua năm 2014, với mục tiêu: Tạo ra một môi trường tạo điều kiện cho việc sử dụng CNTT và phát triển các giải pháp thông minh ở Estonia nói chung; Tăng cường kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, phúc lợi của người dân và hiệu quả của hành chính công.
Cơ sở hạ tầng phục vụ CPĐT: Mạng đường trục diện rộng EEBone được thiết lập vào tháng 10-1998, kết nối tất cả các cơ quan chính phủ bằng Internet và Mạng nội bộ (Intranet), đánh dấu cột mốc quan trọng trong sự phát triển hạ tầng số ở Estonia. Hạ tầng số cung cấp truy cập an toàn vào Internet và mạng nội bộ của chính phủ. Bên cạnh đó, một số hạ tầng khác cũng được phát triển như: Hệ thống đăng ký mua sắm công; Trung tâm CNTT của công dân - Cổng thông tin CPĐT Estonia (eesti.ee) được thiết lập vào năm 2003; Hệ thống X-Road là lớp trao đổi dữ liệu tầng giữa cho phép kết nối các cơ sở dữ liệu giữa cơ quan chính phủ.
Năm 2001, Estonia triển khai mô hình quản trị X-Road, là một cơ chế chia sẻ thông tin an toàn cho công dân, các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân. Hệ thống này cho phép công dân Estonia làm mọi việc với chiếc thẻ công dân điện tử (e-ID)12. X-Road không chỉ tạo ra một hệ sinh thái các dịch vụ mới và cải tiến cho người dân mà còn giúp việc cung cấp dịch vụ trở nên hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn. Bên cạnh đó, còn có X-tee, nền tảng trao đổi dữ liệu dựa trên X-Road, cho phép trao đổi dữ liệu giữa các cơ quan chính phủ khác nhau, công dân và các bên liên quan khác trong khu vực tư nhân [13].
Chính phủ Estonia còn xây dựng Cổng Dịch vụ công quốc gia để cung cấp đến 99% các dịch vụ thiết yếu cho người dân, DN [14]. Đồng thời, tạo ra một hệ sinh thái cho các dịch vụ công trên nền tảng công nghệ blockchain: Định danh điện tử (e-identify), tòa án điện tử (e-Court), Cảnh sát điện tử (e-Police), y tế điện tử (e-health), bầu cử điện tử (e-Vote), hệ thống đăng ký điện tử (e-Register), thuế điện tử (e-Tax) và trường học điện tử (e-school). Xây dựng hệ thống thông tin Chính phủ phi giấy tờ (e-Cabinet) theo dõi, quản lý lịch họp, nghiên cứu, xử lý tài liệu, hồ sơ điện tử qua mạng phục vụ Chính phủ và Hệ thống tham vấn chính sách (e-Consultation). Các hệ thống này giúp giảm thời gian, giấy tờ cho các cuộc họp của Chính phủ. [15]
Về phát triển thương mại điện tử (TMĐT): Để thúc đẩy TMĐT, Estonia đề ra hai nhiệm vụ ưu tiên đó là chuyển đổi số (CĐS) của các DN và hỗ trợ các DN tiếp nhận công nghệ số. Estonia đã xây dựng Kế hoạch phát triển tinh thần doanh nhân (RDIE) giai đoạn 2021-2035 vào tháng 10-2020 và thực hiện Chiến lược trí tuệ nhân tạo (AI) quốc gia giai đoạn 2019-2021. Mục tiêu Chiến lược nhằm: thúc đẩy việc sử dụng AI trong cả khu vực tư nhân và nhà nước; tăng cường các kỹ năng liên quan và cơ sở nghiên cứu và phát triển; phát triển môi trường pháp lý cần thiết để thúc đẩy việc sử dụng AI trong nước. Estonia đã đầu tư hơn 12 triệu EUR vào AI trong 2 năm qua và sẽ thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển, trung tâm AI và Robotics giúp SMEs ở mọi lĩnh vực phát triển các giải pháp chuyên sâu về kiến thức trong AI và robot [16].
Chính phủ đã hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp thông qua một tổ chức do Nhà nước tài trợ có tên là Startup Estonia [17]. Nhờ đó, các doanh nhân được tư vấn và hỗ trợ trực tuyến. Để cải thiện hơn nữa thông tin liên lạc giữa chính phủ và các doanh nhân, năm 2020, Estonia đã vạch ra một lộ trình cho một đầu mối liên hệ trực tuyến duy nhất nhằm thu hút doanh nhân nước ngoài.
Để phát triển công nghệ số tiên tiến, Estonia đã đầu tư dự án với 2 triệu EUR cho giai đoạn 2020-2021. Mục tiêu là tăng khả năng cạnh tranh của các ngành nghiên cứu chuyên sâu về dữ liệu và máy tính của Estonia. Tháng 9-2020, Estonia tham gia khuôn khổ hợp tác của EU về hạ tầng truyền thông lượng tử (QCI) [18] và cùng các Quốc gia Thành viên EU khác khám phá cách phát triển và triển khai QCI trên toàn EU trong vòng 10 năm tới [19].
Có thể nói, phát triển nền kinh tế số thực sự là xu hướng hàng đầu ngày nay của các quốc gia trên thế giới. Mặc dù quy định về nền kinh tế số có thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau, Tuy nhiên, một vấn đề chung mà Chính phủ các quốc gia vẫn đang phải đối mặt đó là với việc triển khai nền kinh tế số một cách nhanh chóng thường khiến cho hệ thống pháp lý chưa thể bắt kịp để có thể điều tiết hoạt động của nền kinh tế này.
Một số kết quả đạt được trong phát triển kinh tế số ở Estonia
Kết nối: Khả năng kết nối của Estonia đạt 46,6 điểm, đứng thứ 18 trong EU, cao hơn mức trung bình của EU 50,2 điểm (DESI 2021).
Mức độ phủ sóng của mạng công suất rất cao (VHCN) và mạng Truy cập Thế hệ mới (Next Generation Access - NGA) của Estonia đã ghi nhận mức tăng đáng kể vào năm 2020. Về VHCN, 71% hộ gia đình ở Estonia được phủ sóng so với 59% ở EU, tăng 14% sovới năm 2019. Tỷ lệ bao phủ của NGA đã tăng từ 84% năm 2019 lên mức 89% vào năm 2020 (vượt mức trung bình của EU là 87%).
Đối với mạng cáp quang, có 76,7% hộ gia đình được bao phủ mạng này nhưng khu vực phủ sóng ở nông thôn vẫn còn ở mức thấp, chỉ chiếm 23,6% và hiện chỉ có 20,5% hộ gia đình ở nông thôn được phủ sóng VHCN.
Phạm vi phủ sóng 4G của Estonia rất cao, đạt hơn 99,9%, trong khi phạm vi truy cập 100 Mbps của quốc gia này chỉ đạt 19% (so với 34% của EU).
Về chỉ số giá băng thông rộng, năm 2020, Estonia đạt 75%, cao hơn mức trung bình của EU là 69%. Tỷ lệ sử dụng băng thông rộng cố định và di động đều cao: lần lượt là 83% (so với 77% ở EU) và 75% (so với 71% ở EU). Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng dịch vụ băng thông rộng tốc độ cao vẫn còn rất thấp, chỉ 0,01% hộ gia đình đăng ký dịch vụ 1 Gbps (so với 1,3% đối với EU) [20].
Phát triển nguồn nhân lực: Estonia hiện đang hoạt động tương đối tốt về kỹ năng số. Năm 2021, quốc gia này đứng thứ 5, trở thành một trong những quốc gia hàng đầu châu Âu về kỹ năng số (gồm cả cơ bản và tiên tiến)21. Với 62% người Estonia có ít nhất các kỹ năng số cơ bản, Estonia đang ở trên mức trung bình của EU. Năm 2020, các chuyên gia CNTT-TT chiếm 6,5% dân số có việc làm (EU 4,3%) và sinh viên tốt nghiệp CNTT-TT chiếm 8% tổng số sinh viên tốt nghiệp vào năm 2019, cao hơn đáng kể mức trung bình của EU là 3,9%. Tuy nhiên, hiện Estonia chỉ có 17% doanh nghiệp cung cấp đào tạo về CNTT- TT cho nhân viên (2020), thấp hơn mức trung bình là 20%. Chuyên gia CNTT-TT là nữ ở Estonia chỉ chiếm 22%, mặc dù tỷ lệ này có cao hơn một chút so với các nước còn lại trong EU nhưng khoảng cách giới vẫn còn rộng [22].
Sử dụng Internet: 90% hộ gia đình ở Estonia có quyền truy cập Internet tại nhà. Tỷ trọng chung chỉ thấp hơn 1% so với mức trung bình của EU 27 (2020) [23].
Đầu năm 2022, số lượng người dùng Internet ở Estonia chiếm 92,0% tổng dân số, tăng 24 nghìn (+ 2,0%) từ 2021 đến 202224. Trong đó, tỷ lệ thâm nhập mạng xã hội ở Estonia đạt 57%, có 760,0 nghìn người dùng mạng xã hội, tăng 6,3% từ tháng 4-2019 đến tháng 1-2020. Số lượng kết nối di động tương đương với 136% tổng dân số [25].
Tích hợp công nghệ số: Estonia đứng thứ 9 trong số các nước EU về tích hợp công nghệ số trong các hoạt động của doanh nghiệp (2021). Trong đó, có 74% SMEs có mức độ số hóa ít nhất ở mức cơ bản, cao hơn 14 % so với mức trung bình của EU và tiến gần đến mục tiêu 90% của thập kỷ kết nối số [26]. Doanh thu thương mại điện tử của Estonia đạt 12% (tương ứng với mức trung bình của EU).
Các công ty của Estonia đều sử dụng dịch vụ đám mây và bán hàng trực tuyến, bán hàng xuyên biên giới ở mức tương đối cao. Trong đó, 16% SMEs bán hàng trực tuyến, 48% sử dụng dịch vụ đám mây (mức trung bình của EU là 26%) và 9% số SMEs bán hàng xuyên biên giới.
Về việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, năm 2020: 15% công ty Estonia sử dụng AI so với mức trung bình 25% ở EU; 16% công ty Estonia sử dụng mạng xã hội (tăng13%2 so với 23% của EU); 48% công ty Estonia đã sử dụng dịch vụ đám mây (tăng 26% so với 26% của EU); 10% công ty Estonia đã truy cập vào các dịch vụ dữ liệu lớn (EU là 14%). Estonia gần với mức trung bình của EU (4%) về việc sử dụng CNTT-TT cho môi trường bền vững [27].
Dịch vụ công số:
Estonia đứng vị trí số 1 tại EU về Dịch vụ công số và tiếp tục là nước điđ ầu mạnh mẽ trong lĩnh vực này. Tỷ lệ người dùng Chính phủ điện tử của Estonia hiện chiếm 89% (2020), cao hơn mức trung bình của EU là 64%. Về số lượng người dùng sử dụng biểu mẫu điền sẵn, đạt điểm 97 (trong số 100), cao hơn nhiều so với mức trung bình của EU (63). Estonia là một quốc gia có thành tích tốt trong các dịch vụ công số cho người dân (với số điểm 91/100, cao hơn mức trung bình của EU là 75) và cho các doanh nghiệp (với điểm số 98 so với mức trung bình của EU là 84)28.
Năm 2021, Estonia đạt được tiến bộ về dữ liệu mở, tăng 24 % so với năm 2019. Cải thiện đáng kể này là do dữ liệu công khai ngày càng được cung cấp cho nhiều đối tượng hơn. Cổng dữ liệu mở của Estonia đã lưu trữ gần 800 bộ dữ liệu từ hơn 100 nhà xuất bản (2021), bao gồm các lĩnh vực như nông nghiệp, giáo dục, năng lượng, y tế, quản trị và vận tải. Ngoài ra, mức độ sẵn có của thông tin xuyên biên giới cũng cải thiện đáng kể.
Estonia cũng bắt đầu chia sẻ thông tin thông qua sáng kiến X-Tee (X-Road)29 với Phần Lan [30].
Một số gợi mở chính sách cho Việt Nam
Từ kinh nghiệm phát triển kinh tế số ở Estonia, bài viết đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam như sau:
Một là, Nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách phù hợp nhằm tạo khuôn khổ cho phát triển kinh tế số. Đồng thời, giám sát trong việc ban hành và thực hiện chính sách. Do đó, cần thành lập cơ quan, thiết chế chuyên trách, có thẩm quyền, trách nhiệm cao trong việc phát triển kinh tế số.
Hai là, phải xác định rõ những ngành, lĩnh vực đột phá để phát triển kinh tế số. Đồng thời, xây dựng các chính sách, chương trình, dự án để thúc đẩy đầu tư cho phát triển hạ tầng số, tài nguyên số, dịch vụ số, thị trường số trên toàn quốc. Đây chính là những lĩnh vực nền tảng quan trọng trong phát triển kinh tế số: triển khai 5G, phát triển hạ tầng IoT, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu quốc gia nền tảng (dân cư, doanh nghiệp, đất đai...), các nền tảng số, mobilemoney, nền tảng y tế cộng đồng, ....
Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách giải quyết những mặt trái phát sinh trong phát triển kinh tế số như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian số; an ninh mạng, an ninh thông tin; các mâu thuẫn, xung đột giữa các loại hình, cơ chế kinh doanh truyền thống với những loại hình, cơ chế kinh doanh mới xuất hiện.... Bởi khi tất cả các hoạt động của Nhà nước, người dân, doanh nghiệp đều thực hiện trên không gian mạng, các vấn đề trên sẽ là điều kiện tiên quyết trong phát triển kinh tế số.
Bốn là, chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế số: Tập trung phát triển, thu hút các chuyên gia về công nghệ số, các doanh nhân số. Quan tâm đào tạo và phát triển kỹ năng số cho người Việt Nam, bao gồm kỹ năng số cơ bản, kỹ năng số chuyên biệt (ngân hàng, logistics,...) thông qua: Thực hiện đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục với phát triển nhanh quy mô giáo dục; Chuyển dịch từ mô hình giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục mới mà trọng tâm là phát triển hệ thống học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; Đổi mới mạnh mẽ hệ thống quản lý giáo dục, tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng; Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục - đào tạo các việc làm mới như AI, IoT, Bigdata, Blockchain, ...
số chuyên biệt (ngân hàng, logistics,...) thông qua: Thực hiện đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục với phát triển nhanh quy mô giáo dục; Chuyển dịch từ mô hình giáo dục truyền thống sang mô hình giáo dục mới mà trọng tâm là phát triển hệ thống học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; Đổi mới mạnh mẽ hệ thống quản lý giáo dục, tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng; Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục - đào tạo các việc làm mới như AI, IoT, Bigdata, Blockchain, ...
Năm là, xây dựng cơ chế ưu đãi (tài chính và phi tài chính) nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ số. Lực lượng doanh nghiệp công nghệ số với giải pháp công nghệ số Make in Viet Nam sẽ là động lực quan trọng để phát triển kinh tế số thành công.
Sáu là, tăng cường hợp tác quốc tế để đáp ứng những thách thức mới của nền kinh tế số. Hợp tác giữa các chính phủ và xuyên biên giới là rất
Tài liệu tham khảo:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), “Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII”, NXBCTQG - Sự thật, Hà Nội 2021, tập 1, tr.115.
2. Tô Trọng Hùng (2021). “Nhận thức về kinh tế số và một số giải pháp phát triển nền kinh tế số ở Việt Nam”. Tapchicongthuong.vn.
3. European commission (2021). “Digital Economy and Society Index (DESI) 2021 Estonia”, https://digital-strategy.ec.eu.... eu/en/policies/desi-estonia.
4. Phạm Văn Nghĩa (2021), Chặng đường phát triển chính phủ số ESTONIA, Phạm Văn Nghĩa (2021), Chặng đường phát triển chính phủ số ESTONIA, https://ictvietnam.vn/chang-du... phat-trien-chinh-phu-so-estonia-20210119105044201.htm.
5. eCommerce, https://www.trade.gov/country-... guides/estonia-ecommerce.
6. e-Estonia guide, https://e-estonia.com/wp-conte... eestonia-vihik-a5-200303.pdf.
7. Estonia X-Road Open Digital Ecosystem (ODE) Case Study, https://opendigitalecosystems.... Study_vF.pdf. 8. Hoe, W. (2017). E-stonia: One Small Country’s Digital Government Is Having a Big Impact. Retrieved from https:// www.innovations.harvard.edu/bl...- country-digital-government-having-big-impact-xroad.
9. E-Estonia. (n.d.). E-Estonia Guide. Retrieved from https://e- estonia.com/wp-content/uploads/eas-eestoniavihik-a5- 180404-view.pdf.
10. Startup Estonia is supercharging the Estonian startup ecosystem, https://startupestonia.ee/en.
----
1. European commission (2021). “Digital Economy and Society Index (DESI) 2021 Estonia”, https://digital-strategy.ec.eu..., truy cập ngày 1-3-2022. 2. European commission (2021). “Digital Economy and Society Index (DESI) 2021 Estonia”, https://digital-strategy.ec.eu..., truy cập ngày 1-3-2022.
3. Khoảng 85% chi phí dự án được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khu vực châu Âu (ERDF), trong khi 15% chi phí xây dựng mạng còn lại được đồng tài trợ bởi các nhà khai thác mạng hỗ trợ..
4. European commission (2021). “Digital Economy and Society Index (DESI) 2021 Estonia”, https://digital-strategy.ec.eu..., truy cập ngày 1-3-2022.
5. eCommerce, https://www.trade.gov/country-..., truy cập ngày 1-3-2022.
6. European commission (2021). “Digital Economy and Society Index (DESI) 2021 Estonia”, https://digital-strategy.ec.eu..., truy cập ngày 1-3-2022.
7. e-Estonia guide, https://e-estonia.com/wp-conte.... pdf, truy cập ngày 10-3-2022.
8. Inclusive entrepreneurship trends and policies in Estonia, https://www.oecd-ilibrary.org/... cserver/9789264283602-21-en.pdf?expires=1652695811&id=id&accname=guest&checksum= E3F0F906A67758CFA502775C06693EF9, truy cập ngày 10-3-2022.
9. Krull, A (2003). ICT Infrastructure and E-Readiness Assessment Report. Tallinn: Praxis Center for Policy Studies, tr 52- 53.
10. Anu Toots and Mart Laanpere, “Tiger in Focus: A National Survey of ICT in Estonian Schools,” Educational Media International 41, no. 1 (2004), p. 8; Michael Kouremetis, “An Analysis of Estonia’s Cyber Security Strategy, Policy and Capabilities (Case Study),” Proceedings of the 14th European Conference on Cyber Warfare and Security, Hatfield, United Kingdom (2015), p. 404
11. Phạm Văn Nghĩa (2021), Chặng đường phát triển chính phủ số ESTONIA, https:// ictvietnam.vn/chang-duong-phat-trien-chinh-phu-so-estonia-20210119105044201. htm,truy cập ngày 15-2-2022.
12. Estonia X-Road Open Digital Ecosystem (ODE) Case Study, https://opendigitalecosystems. net/pdf/01-Estonia-Case-Study_vF.pdf, truy cập ngày 1-3-2022.
13. Estonia X-Road Open Digital Ecosystem (ODE) Case Study, https://opendigitalecosystems. net/pdf/01-Estonia-Case-Study_vF.pdf, truy cập ngày 1-3-2022.
14. L ̋orinc Thurnay, Benjamin Klasche, Katrin Nyman-Metcalf, Ingrid Pappel and Dirk Draheim (2017), The Potential of the Estonian e–Governance Infrastructure in Supporting Displaced Estonian Residents, truy cập ngày 1-3-2022.
15. Tạp chí tổ chức nhà nước (2019). “Xây dựng Chính phủ điện tử: Kinh nghiệm từ các nước”, https://tcnn.vn/news/detail/43... nuoc.html, truy cập ngày 15-3-2021.
16. European commission (2021). “Digital Economy and Society Index (DESI) 2021 Estonia”, https://digital-strategy.ec.eu..., truy cập ngày 1-3-2022.
17. Startup Estonia is supercharging the Estonian startup ecosystem, https://startupestonia. ee/en, truy cập ngày 1-3-2022.
18. Estonia joined the EU’s Cooperation framework on Quantum Communication Infrastructure, https://www.mkm.ee/en/news/est... quantum-communication-infrastructure, truy cập ngày 1-3-2022.
19. European commission (2021). “Digital Economy and Society Index (DESI) 2021 Estonia”, https://digital-strategy.ec.eu..., truy cập ngày 1-3-2022.
20. European commission (2021). “Digital Economy and Society Index (DESI) 2021 Estonia”, https://digital-strategy.ec.eu..., truy cập ngày 1-3-2022.
21. European commission (2021). “Digital Economy and Society Index (DESI) 2021 Estonia”, https://digital-strategy.ec.eu..., truy cập ngày 1-3-2022.
22. European commission (2021). “Digital Economy and Society Index (DESI) 2021 Estonia”, https://digital-strategy.ec.eu..., truy cập ngày 1-3-2022.
23. Share of households with Internet access in Estonia from 2007 to 2020, https://www. statista.com/statistics/377683/household-Internet-access-in-estonia/, truy cập ngày 10-5- 2022.
24. Digital 2022: Estonia, https://datareportal.com/repor..., truy cập ngày 10-5-2022.
25. Share of households with Internet access in Estonia from 2007 to 2020, https://www. statista.com/statistics/377683/household-Internet-access-in-estonia/, truy cập ngày 10-5- 2022.
26. https://eur-lex.europa.eu/reso... 1.0001.02/DOC_1&format=PDF, truy cập ngày 10-4-2022.
27. European commission (2021). “Digital Economy and Society Index (DESI) 2021 Estonia”, https://digital-strategy.ec.eu..., truy cập ngày 1-3-2022.
28. European commission (2021). “Digital Economy and Society Index (DESI) 2021 Estonia”, https://digital-strategy.ec.eu..., truy cập ngày 1-3-2022.
29. https://www.ria.ee/en/state-in..., truy cập ngày 10-3-2022.
30. https://dvv.fi/en/-/population... layer-toexchange-information, truy cập ngày 10-3-2022.
(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 3 tháng 3/2023)