Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 2023: Triển vọng và khuyến nghị

Khởi nghiệp - Ngày đăng : 11:26, 31/03/2023

Sau khi phục hồi mạnh mẽ vào 2021, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam năm 2022 lại giảm 56% do ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu.
Khởi nghiệp

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 2023: Triển vọng và khuyến nghị 

Ngọc Diệp {Ngày xuất bản}

Sau khi phục hồi mạnh mẽ vào 2021, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam năm 2022 lại giảm 56% do ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu.

Startup Việt Nam nhận 634 triệu USD vốn đầu tư bất chấp một năm đầy biến động 

Phát biểu tại Diễn đàn Đổi mới sáng tạo (ĐMST) Việt Nam 2023 và công bố “Báo cáo ĐMST và đầu tư công nghệ Việt Nam 2023", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông cho biết: "Năm 2022, Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế số ở Đông Nam Á với mức tăng 28% so với năm ngoái, từ 18 tỷ USD lên 23 tỷ USD. Nền kinh tế số của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp hai lần GDP cho đến năm 2030 (19% so với 9%). Đây là dấu hiệu đáng khích lệ khi Việt Nam chuyển từ khả năng phục hồi sang chế độ tái tạo".

338497751_191301256983637_6575064439699644722_n.jpeg
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông phát biểu tại diễn đàn

Bất chấp những khó khăn của kinh tế vĩ mô toàn cầu, Việt Nam đang trên đà hiện thực hóa mục tiêu nền kinh tế số chiếm 30% GDP vào năm 2030. Nhiều lĩnh vực tại Việt Nam vẫn tạo được sức hấp dẫn trong bối cảnh nhà đầu tư và quỹ đầu tư mạo hiểm thận trọng hơn trong việc lựa chọn dự án để rót vốn.

Cụ thể, theo báo cáo "ĐMST và đầu tư công nghệ Việt Nam 2023", năm 2022, vốn đầu tư mạo hiểm vào Việt Nam giảm mạnh 56% so với năm 2021, tuy nhiên, vẫn tăng 41% so với năm 2020. Tổng số vốn đầu tư rót vào startup năm qua đạt 634 triệu USD, thông qua 134 thương vụ. Sau sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, bối cảnh đầu tư công nghệ tại Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi tác động sâu sắc của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Sự bất ổn của ngành tài chính cùng với sự biến động của thị trường đã ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhà đầu tư đối với các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam.

screen-shot-2023-03-31-at-09.05.06-1-.png
Vốn đầu tư mạo hiểm cho các startup Việt Nam

Dù vậy, tình hình đầu tư vào startup Việt Nam năm qua vẫn có một số điểm sáng. Giá trị đầu tư trong các vòng gọi vốn từ 10-50 triệu USD, tăng nhẹ. Tín hiệu này cho thấy các công ty đã huy động được vòng pre-A và series A năm trước đã bước sang giai đoạn tăng trưởng tiếp theo.

Việt Nam đứng thứ ba khu vực về số lượng thương vụ đầu tư 

Hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Đông Nam Á đã chứng kiến sự tăng trưởng toàn diện ở hầu hết các quốc gia. Xét về tốc độ tăng trưởng theo năm, Việt Nam vẫn giữ vị trí thứ ba về số lượng thương vụ, nhưng rơi xuống vị trí thứ tư về tổng giá trị đầu tư. Indonesia tiếp tục dẫn đầu khu vực về tổng giá trị đầu tư, theo sau là Singapore.

screen-shot-2023-03-31-at-09.56.31(1).png
Tỷ trọng giá trị và số lượng thương vụ đầu tư theo quốc gia, giai đoạn 2017-2022

Dịch vụ tài chính thu hút vốn đầu tư nhiều nhất 

Lĩnh vực dịch vụ tài chính nhận được nhiều vốn đầu tư nhất, với mức tăng ấn tượng 249%. Mặc dù giảm 57%, bán lẻ vẫn là lĩnh vực nhận được nhiều vốn thứ hai. Ngoài hai lĩnh vực nói trên, y tế, giáo dục và thanh toán vẫn nằm trong số những lĩnh vực được đầu tư nhiều nhất.

screen-shot-2023-03-31-at-09.59.37(1).png
Vốn đầu tư theo ngành

Triển vọng năm 2023

Bất chấp những khó khăn trong môi trường đầu tư toàn cầu hiện nay, các nhà đầu tư vẫn giữ góc nhìn tích cực về hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam nhờ vào tiềm năng tăng trưởng kinh tế, cơ cấu dân số trẻ am hiểu công nghệ và sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ cho ĐMST.

Theo ông Vinnie Lauria, nhà sáng lập, kiêm Giám đốc điều hành Golden Gate Ventures, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam đang chứng kiến một bước ngoặt và năm 2022 là một năm rất quan trọng trong quá trình phát triển của các startup Việt. Môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu nhiều biến động, vị thế của Việt Nam trong khu vực dần tăng lên và tác động của đại dịch COVID-19 đã tạo ra môi trường hoàn hảo để Việt Nam tận dụng và khai thác tiềm năng của nguồn lao động trẻ dồi dào, có trình độ học vấn và tay nghề cao, cùng với nhiều hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Đây là thời điểm để Việt Nam tỏa sáng ở châu Á và trên trường quốc tế.

"Việt Nam sẽ tỏa sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều thách thức và sẽ tiếp tục vươn lên trong tam giác vàng khởi nghiệp Việt Nam - Singapore-Indonesia. Với việc các tập đoàn công nghệ toàn cầu đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực sản xuất công nghệ tại Việt Nam, thị trường nội địa đang mở rộng nhanh chóng với mức tăng trưởng GDP dự kiến là 6,2% (cao nhất toàn cầu), khiến Việt Nam trở thành nam châm thu hút nhân tài công nghệ. Điều này sẽ giúp tạo ra thế hệ các công ty công nghệ mới đầy tiềm năng.

Fintech, Insurtech, Healthtech và Proptech sẽ tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ. Công nghệ môi trường cũng sẽ được chú trọng khi các yêu cầu về ESG ngày một lớn hơn với nhà đầu tư. Ngoài ra, chúng tôi cũng dự đoán rằng các đội ngũ phát triển tiền mã hóa tại Việt Nam cũng sẽ chuyển hướng sang phát triển sản phẩm dựa trên công nghệ AI", ông Vinnie Lauria cho biết.

Mặt khác, các nhà đầu tư vẫn tiếp tục giải ngân vào doanh nghiệp ĐMST nhờ vào niềm tin dài hạn và các cơ hội đột phá có thể được tạo ra trong giai đoạn khủng hoảng. Một số nhà đầu tư tập trung vào các ngành mới nổi và khuyến khích các công ty khởi nghiệp luôn giữ tâm thế vững vàng trước thách thức.

Bên cạnh đó, theo các nhà đầu tư, doanh nghiệp ĐMST nên tập trung vào các yếu tố kinh doanh cốt lõi, gọi vốn một cách chiến lược và thích ứng kịp thời với những thay đổi trong thực tế. Khi đó, các công ty khởi nghiệp có thể tận dụng thách thức hiện tại như một cơ hội để đổi mới và cải tiến./.

Ngọc Diệp