Tôn vinh sách và những người làm sách, phát triển phong trào đọc sách

Truyền thông - Ngày đăng : 23:42, 21/04/2023

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai năm 2023 do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức đã chính thức khai mạc hôm nay 21/4 tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế.
Truyền thông

Tôn vinh sách và những người làm sách, phát triển phong trào đọc sách

Thu Hiền {Ngày xuất bản}

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai năm 2023 do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức đã chính thức khai mạc hôm nay 21/4 tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế.

z4283986089936_a62431043d7b111a5f4a9135ccaf0a33.jpg
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu và các đại biểu cắt băng khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai 

Gốc của sách là tri thức

z4283964797261_09962eeb813175bf46de0aa3b3bfc637.jpg
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và các đại biểu tham quan không gian trưng bày sách.

Phát biểu khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai năm 2023, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Gốc của sách là tri thức, mà tri thức là sức mạnh của mỗi con người, cũng là sức mạnh của cả một quốc gia, một dân tộc. Gốc để phát triển sách, phát triển xuất bản là sách phải có nhiều người đọc, tức là có thị trường lớn.

Mà muốn vậy, theo Bộ trưởng, phải thực hiện khuyến đọc. Nhiều quốc gia đã rất quan tâm đến việc khuyến đọc như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel. Có nước có luật về khuyến đọc. Tháng 11/2021, Chính phủ Việt Nam đã quyết định chuyển Ngày Sách Việt Nam thành Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam. Đây là một bước chuyển đổi rất quan trọng và có ý nghĩa sâu xa.

z4284244154944_76a0e23980e8da2708214e9ec6ad7cec.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Gốc của sách là tri thức, mà tri thức là sức mạnh của mỗi con người, cũng là sức mạnh của cả một quốc gia, một dân tộc.

Những việc phải làm về văn hoá đọc là khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, xây dựng thói quen đọc sách trong gia đình, trường học, cơ quan, tổ chức; phát hiện, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển sách và văn hóa đọc trong cộng đồng; nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng đề nghị các nhà xuất bản (NXB), các Sở TT&TT các tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí, truyền thông, các nhà mạng viễn thông có các hoạt động thiết thực để phát triển văn hoá đọc nước nhà. Các NXB tạo ra các phiên bản sách đa nền tảng. Các sở tổ chức các hoạt động cộng đồng. Các báo đài có chuyên mục về sách. Các nhà mạng nhắn tin miễn phí giới thiệu sách…

Tôn vinh sách và những người làm sách, phát triển phong trào đọc sách

z4283964174095_ab787c263fa4d9b41f2f32e931ee6721.jpg
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo tại Lễ khai mạc

Phát biểu chỉ đạo tại chương trình, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá, các đơn vị đã phối hợp tổ chức trang trọng Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai, đảm bảo xứng tầm với sự mong đợi của nhân dân, của bạn đọc cả nước.

Đặc biệt, chương trình đã kết hợp hài hòa giữa những nét văn hóa truyền thống cùng những yếu tố hiện đại là cách để tôn vinh sách và khẳng định vai trò trung tâm của văn hóa đọc trong đời sống văn hóa, để “dòng chảy văn hóa đọc” luôn được khơi thông, tiếp nối.

Phó Thủ tướng tin tưởng, các chuỗi hoạt động và sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai được tổ chức tại TP. Huế sẽ phát huy được nét đẹp văn hóa truyền thống: tôn vinh sách và những người làm sách, phát triển phong trào đọc sách.

Qua đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ TT&TT, Bộ VHTT&DL phối hợp tập trung đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc, đưa sách vào cộng đồng; các bộ, ngành, địa phương tích cực lồng ghép văn hóa đọc trong tất cả phong trào như: xây dựng văn hóa, khuyến học...; Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi nhất để khuyến khích mọi người tham gia viết sách, đọc sách nhằm tạo ra tác phẩm tốt, làm phong phú thêm nguồn sách; tôn vinh các tác giả, văn nghệ sĩ, những tấm gương vì cộng đồng đã đưa sách, văn hóa đọc đến với mọi người, mọi nhà.

z4283964791141_798d8b3973a793f4aa10386c0d965caa.jpg
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tặng hoa cho 8 cơ quan báo chí

Tại lễ khai mạc, Bộ TT&TT đã tặng hoa cho đại diện Báo Lao Động và 7 cơ quan báo chí - có đông độc giả và lượng tương tác lớn trên nền tảng số, xây dựng chương trình khuyến đọc thông qua việc xây dựng các chuyên trang chuyên mục quảng bá sách phát triển văn hóa đọc.

z4283964766616_e41c5fae8486f0a671f687652e7f12ef.jpg
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chuyển giao 770 ấn phẩm Tủ sách Huế đến các điểm thư viện trên toàn tỉnh

Nhân dịp khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2, Bộ TT&TT tặng 3.000 cuốn sách cho huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế nhằm khuyến khích và thúc đẩy văn hóa đọc tại địa phương;
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế sẽ chuyển giao 770 ấn phẩm "Tủ sách Huế" đến các điểm thư viện trên toàn tỉnh góp phần quảng bá, lan tỏa những giá trị văn hóa Huế; khích lệ văn hóa đọc, hướng tới xây dựng một xã hội đọc sách.

Bên cạnh đó, nhiều hoạt động ý nghĩa sẽ được diễn ra, trong đó UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT cùng các cơ quan liên quan tổ chức triển lãm, hội sách; tọa đàm “Chuyển đổi số trong hoạt động xuất bản và nền tảng hỗ trợ xuất bản, phát hành”; giới thiệu tác giả, tác phẩm của Huế và viết về Huế;'

Các hoạt động giới thiệu sách mới, giao lưu tác giả, nhà nghiên cứu với độc giả; tọa đàm về các chủ đề lịch sử, văn hóa, xã hội và xu hướng phát triển ngành xuất bản cùng các chương trình văn nghệ đặc sắc giới thiệu di sản văn hóa cung đình Huế…

Hội Sách chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ hai diễn ra từ nay đến 25/4/2023./.

Thu Hiền