Doanh nghiệp cấp thiết quan tâm, thực hiện bảo vệ bản quyền nội dung số

Kinh tế số - Ngày đăng : 21:33, 24/04/2023

Xu hướng tiếp cận và hưởng thụ nội dung của người dùng đang dịch chuyển dần sang các nền tảng số. Vì thế, cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp (DN) sản xuất nội dung số (NDS), DN quảng cáo cần có những phương thức vận hành và quản lý mới phù hợp hơn.
Kinh tế số

Doanh nghiệp cấp thiết quan tâm, thực hiện bảo vệ bản quyền nội dung số

Anh Minh {Ngày xuất bản}

Xu hướng tiếp cận và hưởng thụ nội dung của người dùng đang dịch chuyển dần sang các nền tảng số. Vì thế, cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp (DN) sản xuất nội dung số (NDS), DN quảng cáo cần có những phương thức vận hành và quản lý mới phù hợp hơn.

Trong 5 năm gần đây, sự xuất hiện của đa dạng các nền tảng số đã làm thay đổi thói quen, hành vi tiếp cận và thụ hưởng NDS của khán giả. Để bắt kịp xu hướng này, các nhà sản xuất NDS buộc phải thay đổi tư duy nhằm tạo ra nhiều sản phẩm nội dung đa dạng ở nhiều lĩnh vực từ tin tức, giải trí, tới thể thao, giáo dục.... 

Sáng tạo NDS trở thành một sân chơi mới, đa màu sắc dành cho các nhà sản xuất nội dung và các nhãn hàng, các DN kinh doanh quảng cáo số. Tuy vậy, trong sân chơi này, các cá nhân, tổ chức đang đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là câu chuyện bản quyền và kinh doanh quảng cáo số.

DN không thể “chạy bằng cơm” để bảo vệ tài sản số 

Chiều ngày 24/4/2023, diễn đàn "Sáng tạo NDS, bảo vệ bản quyền số và quảng cáo số" đã diễn ra tại Hà Nội, gồm 02 phiên thảo luận với hai chủ đề chính "Sáng tạo NDS và Bảo vệ bản quyền số" và "Khai thác thương mại, kinh doanh quảng cáo trên nền tảng số". Các chủ đề “nóng” trong lĩnh vực bản quyền, NDS và quảng cáo số đã được các diễn giả phân tích tại 2 phiên thảo luận.

img_0685.jpg
Diễn đàn "Sáng tạo NDS, bảo vệ bản quyền số và quảng cáo số" diễn ra tại Hà Nội

Theo ông Vũ Kiêm Văn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA), sáng tạo NDS, bảo vệ bản quyền số và quảng cáo số là những nhân tố chính, liên quan mật thiết với nhau trong công nghiệp NDS. Sự phổ biến của Internet, sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của các nền tảng số đã thay đổi thói quen, hành vi của khán giả, dần dịch chuyển từ các hình thức thụ hưởng nội dung truyền thống như truyền hình, radio, báo in,... lên không gian số.

Tuy nhiên, trong dòng chảy phát triển đó, các hoạt động trong lĩnh vực này thường xuyên phát sinh những vướng mắc, bất cập, đặc biệt là việc bảo vệ bản quyền NDS và kinh doanh quảng cáo số. 

“Vì vậy, thực tiễn luôn đòi hỏi phải có những phương thức mới trong vận hành và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, DN sản xuất nội dung, DN quảng cáo cũng như người dùng cuối cùng để có điều chỉnh và hành vi ứng xử phù hợp”, ông Vũ Kiêm Văn nói.

Về bản quyền trên môi trường số, ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm Bản quyền số, VDCA, cho rằng những kẻ vi phạm bản quyền số chắc chắn đã dùng công nghệ để vi phạm bản quyền. Vì vậy, các DN, những người sở hữu NDS cũng phải có đủ yếu tố công nghệ để ngăn chặn vi phạm bản quyền và bảo vệ sản phẩm của mình. 

Hơn nữa, với số lượng NDS được tạo ra ngày càng nhiều, dung lượng ngày càng lớn, các DN không thể “chạy bằng cơm” để bảo vệ tài sản số của mình mà sẽ phải ứng dụng các giải pháp công nghệ.

Thúc đẩy những sản phẩm NDS “Make in Việt Nam”

Đứng ở góc độ DN, ông Tạ Mạnh Hoàng, Chủ tịch Liên minh Sáng tạo NDS Việt Nam (DCCA), Tổng Giám đốc Sconnect Việt Nam, cho biết trong nhiều trường hợp, DN chưa nắm bắt đầy đủ thông tin, hiểu biết rõ ràng về các quy định của pháp luật, khi gặp trường hợp sản phẩm NDS bị vi phạm bản quyền cũng chưa biết xử lý ra sao. Hơn nữa, mỗi quốc gia lại có những quy định, luật pháp khác nhau.

“Vì thế, DN còn nhiều lúng túng trong khi chi phí bỏ ra để tranh tụng rất lớn. Do đó, bảo vệ bản quyền sản phẩm NDS là vấn đề đã đến lúc cần được đặt ra, DN phải quan tâm, nắm bắt và thực hiện”, ông Tạ Mạnh Hoàng nói.

Một ý kiến đáng lưu ý khác của ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp CNTT-TT, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đó là thúc đẩy những sản phẩm NDS “Make in Việt Nam”. Trong môi trường số, các sản phẩm nội dung sẽ vượt ra ngoài biên giới của mỗi quốc gia, vì thế cần có những sản phẩm NDS đặc sắc được sản xuất tại Việt Nam, do con người Việt Nam sáng tạo. 

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa cho biết trong năm 2023, Bộ TT&TT sẽ có nhiều hoạt động cả trong nước lẫn quốc tế nhằm hỗ trợ các DN Việt Nam mở rộng kinh doanh ra nước ngoài. 

ok5a3232.jpg
Đại diện các cơ quan chính phủ, các bộ, ngành, nhà quản lý, hoạch định chính sách, chuyên gia cùng các DN sản xuất NDS đã tham dự diễn đàn

Tại diễn đàn, nhiều vấn đề đã được đưa ra bàn thảo để hướng tới việc tìm kiếm một giải pháp hiệu quả thúc đẩy phát triển lĩnh vực sản xuất và kinh doanh NDS như câu chuyện về sự dịch chuyển từ môi trường truyền thống sang môi trường số tại các cơ quan báo chí, truyền hình; thách thức về bản quyền với các tổ chức, DN và cá nhân khi tham gia hoạt động sản xuất và phân phối NDS; bài toán kinh doanh quảng cáo số và câu chuyện cạnh tranh với các nền tảng xuyên biên giới trong bối cảnh chuyển đổi ngày càng mạnh mẽ. 

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, VDCA ra mắt Trục bản quyền số quốc gia, nền tảng kết nối các nhà sản xuất nội dung, nhà công nghệ, nhà quảng cáo, cơ quan quản lý nhà nước, các nền tảng công nghệ... trong việc bảo vệ bản quyền số. Hệ thống đáp ứng toàn trình nhu cầu cần thiết để hoàn tất các quy trình từ về hỗ trợ đăng ký bản quyền, phát hiện và cảnh báo vi phạm cho các chủ sở hữu NDS./.

Anh Minh