Thách thức chuyển hoá dữ liệu thành "át chủ bài"
Diễn đàn - Ngày đăng : 08:29, 24/05/2023
Thách thức chuyển hoá dữ liệu thành "át chủ bài"
Bằng cách tận dụng “dữ liệu' như một tài sản chiến lược và điểm khác biệt, các tổ chức, doanh nghiệp (DN) có thể tăng tốc hoặc mở rộng quy mô chuyển đổi số (CĐS), đồng thời góp phần mang lại doanh thu cao và tăng trưởng.
Để khai thác dữ liệu như một điểm khác biệt, PV Tạp chí TT&TT đã có cuộc trao đổi với ông Paul Burton, Tổng giám đốc IBM khu vực châu Á - Thái Bình Dương về việc khai thác dữ liệu để tăng tốc.
PV: Việt Nam đang thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số (CĐS) và lấy năm 2023 là năm dữ liệu số. Ông có thể chia sẻ về cách thức làm thế nào để tận dụng dữ liệu nhằm tạo ra trải nghiệm khác biệt cho tổ chức, khách hàng và nhân viên?
Ông Paul Burton: Việt Nam cần có các bước đi chiến lược để thực sự trở thành một quốc gia số, được định hướng bởi hệ sinh thái số toàn diện, trao quyền và bền vững cho tất cả mọi người. Các doanh nghiệp (DN) tại Việt Nam cần được đầu tư đúng mức vào công nghệ, con người, quy trình kinh doanh và quan hệ đối tác.
Nếu bạn nhìn vào bối cảnh công nghệ ngày nay, điện toán đám mây (ĐTĐM) và trí tuệ nhân tạo (AI) là hai lực lượng thống trị thúc đẩy quá trình CĐS trong toàn ngành. Các giải pháp công nghệ phù hợp như đám mây và AI có thể giúp các công ty điều hướng sự không chắc chắn, thích ứng với các điều kiện liên tục thay đổi và trở nên bền bỉ hơn, kích hoạt tốc độ và tính linh hoạt.
Theo một nghiên cứu của IBM, năm 2021, 70% CEO tại Việt Nam tham gia khảo sát cho rằng công nghệ đám mây là một trong những công nghệ hàng đầu sẽ mang lại lợi ích cho DN, trong khi đó 42% CEO lựa chọn AI.
Thứ giúp kích hoạt tốc độ và tính linh hoạt là một kiến trúc CNTT duy nhất, mang tính mở, mở rộng từ trung tâm dữ liệu cốt lõi đến tận vùng biên nơi dữ liệu và điện toán được diễn ra - đó là một kiến trúc mở và phổ biến cho phép bạn thiết lập một lần và có thể chạy ở mọi nơi.
Và đám mây lai sẽ đáp ứng phù hợp với điều kiện hiện tại của bạn, đó là những lựa chọn cơ sở hạ tầng CNTT của bạn và nơi mà bạn thực hiện điện toán - dù trong đám mây công cộng, hay đám mây riêng tư, hay tại chỗ.
Những gì chúng ta đang thấy ngày nay là dữ liệu, không chỉ là phần mềm. Cách duy nhất giúp chúng ta hiểu được khối lượng dữ liệu phi thường là thông qua AI.
IBM đã làm việc với các bên thuộc nhiều ngành ở Việt Nam để giúp họ áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất nhằm truyền tải các khả năng dựa trên AI vào các sản phẩm và dịch vụ của họ thông qua nền tảng đám mây lai mở của chúng tôi.
Chẳng hạn, TPBank, đang chuyển đổi các quy trình ngân hàng quan trọng của mình với giải pháp IBM Cloud Pak dành cho tự động hóa DN để tăng tốc các quy trình và giảm thời gian chờ đợi để hỗ trợ nhân viên và khách hàng của họ. IBM Cloud Pak dành cho tự động hóa DN là một bộ mô-đun gồm các thành phần phần mềm tích hợp, bao gồm tự động hóa DN và quản lý quyết định, được thiết kế để tự động hóa công việc và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.
PV: Điều gì cản trở các DN nhận ra giá trị của dữ liệu? Những thách thức hàng đầu là gì thưa ông?
Ông Paul Burton: Để cạnh tranh, các tổ chức phải sử dụng dữ liệu của họ làm điểm khác biệt. Bằng cách tận dụng “dữ liệu” như một tài sản chiến lược của DN, các công ty có thể tăng tốc hoặc mở rộng quy mô CĐS, đồng thời góp phần mang lại doanh thu cao và tăng trưởng kinh doanh. Trên thực tế, tỷ suất hoàn vốn (ROI) cho dữ liệu có thể là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng doanh thu thêm 24% (Báo cáo IBV của IBM CDO-2023)
Ví dụ, các công ty bán hàng đang sử dụng công cụ tăng trưởng doanh số bán hàng B2B dựa trên dữ liệu ghi nhận mức tăng trưởng cao hơn thị trường và bộ phận tiếp thị nhận thấy hành vi khách hàng thay đổi nhanh chóng với mức cân nhắc mua hàng tăng 17%.
Dữ liệu cũng có thể giúp thu hút và giữ chân nhân tài hàng đầu bằng cách thu hút hơn 600 ứng viên mỗi tháng. Từ phía vận hành, đến năm 2025, gần như tất cả nhân viên sẽ tận dụng dữ liệu một cách tự nhiên và thường xuyên để hỗ trợ công việc của họ. Thay vì mặc định việc giải quyết vấn đề bằng cách phát triển các lộ trình dài.
Khi tính bền vững trở thành một nhiệm vụ trong kinh doanh, nhiều tổ chức đã nhận ra tầm quan trọng của việc thiết lập nền tảng dữ liệu vững chắc và cải thiện khả năng thu thập dữ liệu để thúc đẩy tính minh bạch và niềm tin của người tiêu dùng.
PV: Công nghệ hàng đầu thúc đẩy quá trình chuyển đổi hoạt động của tổ chức, kinh doanh của DN?
Ông Paul Burton: Biến dữ liệu thành tài sản có giá trị và chuyển hóa dữ liệu thành những hiểu biết quan trọng là “con át chủ bài” để các cơ quan thu hút lòng tin trong khi nuôi dưỡng lòng trung thành với thương hiệu. Thách thức thực sự nảy sinh khi các tổ chức không có hiểu biết thực sự về dữ liệu và không thể “kết nối các dấu chấm” (connect the dots).
Theo một cuộc khảo sát gần đây với 3000 giám đốc dữ liệu (CDO) tại hơn 30 quốc gia, gần 60% CDO ASEAN cho biết họ đang đưa ra quyết định tốt hơn và nhanh hơn bằng cách áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào bộ máy dữ liệu của mình, nhưng chỉ 40% cho biết họ đang sử dụng AI để tự động hóa những quyết định đó. Chưa đến một nửa CDO ASEAN cũng thừa nhận chiến lược dữ liệu của họ được liên kết rõ ràng với quá trình CĐS DN của họ.
Một số nghiên cứu tiết lộ rằng có những thách thức cơ bản cản trở các DN trở nên được định hướng dữ liệu:
Truy cập dữ liệu. Nhiều địa điểm, đám mây, ứng dụng và silo dữ liệu cản trở việc cung cấp đúng dữ liệu kịp thời cho đúng người dùng.
Chất lượng dữ liệu. Nghiên cứu cho thấy 82% DN coi chất lượng dữ liệu là rào cản đối với việc tích hợp dữ liệu và các tổ chức đã dành 80% thời gian để làm sạch, tích hợp và chuẩn bị dữ liệu. Chất lượng dữ liệu kém và thiếu nhất quán làm giảm niềm tin vào dữ liệu.
Kiến thức dữ liệu. Thiếu hiểu biết nhất quán về dữ liệu trong toàn tổ chức có thể cản trở việc sử dụng dữ liệu.
Bảo vệ dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu không đầy đủ làm tăng rủi ro không tuân thủ.
Kỹ năng: là một trong những nhu cầu cấp thiết trong quá trình số hóa. Có được những kỹ năng để làm được điều đó là một thách thức.
PV: Dữ liệu có thể giúp DN đạt được mục tiêu bền vững như thế nào và IBM hỗ trợ DN như thế nào trong hành trình chuyển đổi của họ?
Ông Paul Burton: Một nghiên cứu từ Viện Giá trị Kinh doanh (IBV) của IBM tiết lộ rằng các CEO được khảo sát công nhận tính bền vững là mệnh lệnh kinh doanh và động lực tăng trưởng. Tuy nhiên, hơn một nửa số người được hỏi cho rằng tính bền vững là một trong những thách thức quan trọng nhất của họ do thiếu hiểu biết sâu sắc từ dữ liệu, ROI không rõ ràng và các rào cản công nghệ.
Tính bền vững là chất xúc tác CĐS và IBM giúp khách hàng của mình biến tham vọng lâu dài thành hành động thông qua các năng lực công nghệ và đổi mới dựa trên dữ liệu.
Ví dụ đầu tiên là điện toán xanh. IBM gần đây đã tiết lộ máy chủ LinuxONE khung đơn mới, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của khối lượng công việc quan trọng. Các hệ thống tiên tiến như LinuxONE của IBM được cho là không chỉ giảm một nửa không gian vật lý, giảm 75% mức tiêu thụ năng lượng và giảm lượng khí thải carbon dioxide hơn 850 tấn mỗi năm, so với các máy chủ tiêu chuẩn công nghiệp tương tự chạy khối lượng công việc tương tự.
Ví dụ, tại Việt Nam, IBM LinuxONE đã trở thành hệ thống cốt lõi làm nền tảng cho các dịch vụ ngân hàng liên tục của Sacombank, cho phép ngân hàng cải thiện hiệu suất hệ thống và thời gian giao dịch, giúp tiết kiệm 69% yêu cầu giấy phép và tiết kiệm 34% Tổng chi phí sở hữu (TCO), đồng thời giúp ngân hàng tiến tới các mục tiêu bền vững.
Ví dụ thứ hai là hiệu chuẩn lại đo lường và báo cáo tính bền vững. Gần 74% các nhà lãnh đạo được khảo sát đã đồng ý về sự cần thiết phải hiệu chỉnh lại cách họ đo lường và báo cáo về các mục tiêu bền vững. Tuy nhiên, nhiều người thiếu khả năng theo dõi và đo lường tiến độ trong thời gian thực.
Với Envizi, phần mềm hỗ trợ AI vượt trội hơn của IBM, giờ đây các công ty sẽ có thể tự động hóa phản hồi được tạo ra giữa các sáng kiến môi trường và các điểm cuối vận hành được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh hàng ngày - một bước quan trọng trong việc giúp các nỗ lực phát triển bền vững có thể mở rộng hơn
Công nghệ là một động lực cơ bản, đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta đặt ra cam kết phải tiến bộ và thúc đẩy tính bền vững trong các ngành công nghiệp quan trọng nhằm bảo vệ hành tinh của chúng ta.
PV. Trân trọng cảm ơn ông./.