Các trụ cột cần tập trung để phát triển AI hiệu quả

Diễn đàn - Ngày đăng : 22:35, 14/06/2023

Giá trị nhân tạo (AI) có thực sự quan trọng đối với cuộc sống con người? Xã hội sẽ phát triển như nào nếu thiếu AI? Và trong công cuộc của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) hiện nay, ứng dụng AI đang là một công cụ số cần để phát triển?...
Diễn đàn

Các trụ cột cần tập trung để phát triển AI hiệu quả

Đỗ Hưng {Ngày xuất bản}

Giá trị nhân tạo (AI) có thực sự quan trọng đối với cuộc sống con người? Xã hội sẽ phát triển như nào nếu thiếu AI? Và trong công cuộc của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) hiện nay, ứng dụng AI đang là một công cụ số cần để phát triển?...

Để trả lời cho một phần những câu hỏi trên, tại diễn đàn cấp cao thường niên về công nghiệp 4.0 năm 2023 (Industry Summit 2023) diễn ra ngày 14/6, các chuyên gia công nghệ và đại diện cơ quan quản lý nhà nước đã có những quan điểm, phân tích, định hướng, đánh giá sâu sắc.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc phát triển AI

Theo đó, TS. Dương Duy Hưng, Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, việc phát triển AI giờ đây cũng là hướng đi trong 6 nhóm ngành nền tảng của Việt Nam. Đặc biệt, vui mừng trong sự phát triển của lĩnh vực này, thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên phương diện tiếp cận, phát triển cùa AI, năm 2022, Việt Nam được xếp hạng 48/132 quốc gia về chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) AI.

Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa những kết quả đạt được, TS. Dương Duy Hưng cho rằng chúng ta cần chủ động vượt qua thách thức, khó khăn như: Cần đẩy mạnh xây dựng, đa dạng hạ tầng dữ liệu; đào tạo nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao; hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc phát triển AI...

0d9a0522-dc-duong-duy-hung.jpg
Theo TS. Dương Duy Hưng, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên phương diện tiếp cận, phát triển cùa AI

Cũng theo TS. Dương Duy Hưng, quá trình CNH-HĐH đất nước là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện nền kinh tế và đời sống xã hội, dựa chủ yếu vào sự phát triển của công nghiệp và dịch vụ, trên nền tảng khoa học - công nghệ, ĐMST; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng, phát triển nhanh và bền vững.

Vì tầm quan trọng đó, chuyển đổi số (CĐS) và chuyển đổi xanh (CĐX) ngành dịch vụ là một yêu cầu cấp thiết đòi hỏi sự quyết tâm thực hiện của toàn xã hội. Ban Kinh tế Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; hoạch định đường lối, chủ trương lớn về kinh tế - xã hội.

“Do đó, sự kiện hôm nay, chính là dịp để chúng ta lắng nghe ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan, đơn vị, các tổ chức quốc tế để đánh giá sâu sắc hơn về kết quả đạt được cũng như tồn tại, hạn chế trong quá trình CĐS, CĐX ngành dịch vụ; để từ đó có những kiến nghị, đề xuất về các giải pháp để thúc đẩy CĐS, CĐX ngành dịch vụ trong quá trình CNH-HĐH ở Việt Nam”, TS. Dương Duy Hưng nhấn mạnh.

Thông tin về sự phát triển của AI, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), PGS. TS. Bùi Thế Duy nhấn mạnh thêm, AI đang tác động, ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và cuộc sống con người và trong “dòng chảy” chảy của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, AI đang nổi lên như một hiện tượng, xu thế.

Trong xu thế số phát triển mạnh mẽ đó, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản quan trọng, đặc biệt, ưu tiên đầu tư nguồn lực, vật lực để Việt Nam fhủ động, phát triển, tạo nhiều giá trị kiến tạo số bền vững.  

Giờ đây chúng ta đang coi phát triển AI là một nhiệm vụ, chiến lược quan trọng trong nhiệm vụ chung của tiến trình CĐS đất nước. Tuy nhiên, để mục tiêu này sớm tạo hiệu quả, nhất thiết phải tập trung vào các trụ cột: Nhân lực (chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về AI; đủ kiến thức, kỹ năng cơ bản về công nghệ số); Hạ tầng tính toán (hoàn thiện hạ tầng tính toán đồng bộ; các đơn vị công nghệ cần liên kết có đủ sức mạnh hội tụ dữ liệu đa ngành, lĩnh vực); dữ liệu (sạch, tin tưởng, dán nhãn); ban hành thể chế, chính sách (xây dựng hệ thống lĩnh vực về AI có trách nhiệm; có tiêu chí, tiêu chuẩn với việc xây dựng, sử dụng AI)...

Làm chủ AI để tạo ra các giá trị có ích

Ở quan điểm là một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực AI, ông Dương Lê Minh Đức, Phó Giám đốc Trung tâm Kinh doanh AI FPT Smart Cloud cho rằng AI giờ đây chính là một năng lực “cốt lõi” tạo ra những giá trị mới trong mỗi doanh nghiệp (DN).

Lấy dẫn chứng về quan điểm đưa ra, ông Lê Minh Đức nêu, theo kết quả báo cáo của Deloitte, 94% lãnh đạo tin rằng AI là yếu tố quyết định sự thành công của DN. “AI giúp DN tăng năng suất nhờ khả năng tự động hoá (quy trình, hoạt động kinh doanh, nhân sự); cải thiện quá trình đưa ra quyết định nhanh, chính xác...”, ông Lê Minh Đức nhấn mạnh.

Hơn nữa, AI có thể được ứng dụng xuyên suốt các chức năng nghiệp vụ trong DN, hướng tới mục đích đổi mới trải nghiệm khách hàng số, tối ưu vận hành và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Để làm tốt các mục tiêu mà AI tạo ra, theo ông Lê Minh Đức đề xuất DN cần: Lên chiến lược triển khai AI lâu dài; thử nghiệm các điển hình (use case) thắng nhanh (quick-win); có chiến lược thu thập dữ liệu từ vận hành đến khách hàng; lựa chọn đối tác công nghệ phù hợp

Ở quan điểm chia sẻ khác, là đơn vị có nhiều thành công khi sử dụng AI và cung cấp các sản phẩm về AI, ông Lê Thái Hưng, Giám đốc Chiến lược VNPT AI cho biết, sử dụng AI đúng cách và hiệu quả sẽ giúp tái định hình các ngành công nghiệp số.

vnppp.jpg
VNPT luôn mong muốn tạo ra hàng trăm Trợ lý AI để phục vụ cơ quan chính quyền, DN và người dân

Các ngành công nghệ số, trong đó có ngành công nghệ di động, viễn thông đã sử dụng AI hình thành “công nghệ nén” bao gồm nén dữ liệu, nén tri thức, điều này giúp thông tin được truyền tải dễ dàng và nhanh chóng.

Hơn nữa, AI đang được sử dụng để hỗ trợ, giúp ích con người, tạo ra tri thức (Trợ lý AI chuyên biệt; trợ lý AI y tế cho bác sĩ; trợ lý AI lắng nghe mạng xã hội; trợ lý AI tra cứu cho bộ ban ngành; trợ lý AI Chăm sóc khách hàng và người dân; trợ lý AI định danh điện tử...).

Đối với VNPT, AI đã được sử dụng, phát triển để làm chủ, cung cấp các sản phẩm hữu ích: Nhận dạng hình ảnh; xử lý ngôn ngữ tự nhiên; xử lý âm thanh; phân tích dữ liệu.

Đặc biệt, VNPT luôn là đơn vị tiên phong dẫn dắt áp dụng AI trong các ngành, đơn vị: Chính quyền, viễn thông, y tế, giáo dục, tài chính. Trong tương lai gần, VNPT hướng đến mục tiêu phát triển AI trở thành Trung tâm nghiên cứu ứng dụng AI có thứ hạng cao trong khu vực. Đồng thời, đơn vị cung cấp nền tảng, dịch vụ AI dưới dạng dịch vụ (software as a service) cho xã hội, DN, cá nhân cùng khai thác, sử dụng.

VNPT mong muốn tạo ra hàng trăm Trợ lý AI để phục vụ cơ quan chính quyền, DN và người dân”, ông Lê Thái Hưng nhấn mạnh./.

Đỗ Hưng