Với thế mạnh lĩnh vực công nghệ, Việt Nam thu hút các tổ chức tài chính quốc tế

Chuyển động ICT - Ngày đăng : 17:12, 20/06/2023

Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong ngành gia công phần mềm CNTT toàn cầu nhờ các yếu tố thuận lợi về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng công nghệ, nhân tài và chi phí lao động.
Chuyển động ICT

Với thế mạnh lĩnh vực công nghệ, Việt Nam thu hút các tổ chức tài chính quốc tế

AD {Ngày xuất bản}

Việt Nam đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong ngành gia công phần mềm CNTT toàn cầu nhờ các yếu tố thuận lợi về kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng công nghệ, nhân tài và chi phí lao động.

Với danh tiếng ngày càng tăng, Việt Nam đã trở thành điểm đến lý tưởng thu hút các công ty tài chính nước ngoài đến đầu tư và phát triển.

Lĩnh vực gia công phần mềm CNTT của Việt Nam đã tăng 13,31% hàng năm, dự kiến đạt 881,90 triệu USD vào năm 2027. Trong khi đó, hãng tư vấn AT Kearney (Mỹ) thường xuyên xếp Việt Nam vào top 6 điểm đến hấp dẫn nhất cho dịch vụ gia công CNTT với môi trường kinh doanh thuận lợi, hệ sinh thái công nghệ mạnh mẽ, lực lượng lao động CNTT có tay nghề cao sẵn có, và hiệu quả chi phí.

Đây là những lợi thế giúp Việt Nam trở thành một lựa chọn hoàn hảo cho các doanh nghiệp (DN) toàn cầu, bao gồm cả các DN Australia, đang tìm cách thiết lập các trung tâm kỹ thuật số để phát triển phần mềm, phân tích dữ liệu và thử nghiệm các giải pháp kỹ thuật số.

Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể trong hệ sinh thái công nghệ, báo cáo về chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo (AI) năm 2022 cho thấy Việt Nam xếp hạng 55 toàn cầu và xếp thứ 6/10 trong ASEAN. Việc thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo (ĐMST) quốc gia (NIC) càng làm nổi bật cam kết của chính phủ trong việc thúc đẩy ĐMST, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng trên nền tảng phát triển khoa học công nghệ.

Cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam phát triển mạnh nhờ nguồn cung lao động dồi dào và có tay nghề cao. Với các kỹ năng lập trình được nuôi dưỡng thông qua chương trình giáo dục STEM từ sớm, Việt Nam xếp thứ 22 trên toàn cầu trong Chỉ số kỹ năng toàn cầu 2020, với 480.000 kỹ sư CNTT. Cùng với khả năng tiếng Anh thành thạo, cũng như khả năng thích ứng và ham học hỏi, tài năng công nghệ của Việt Nam là một lựa chọn tuyệt vời cho các công ty đang tìm cách thúc đẩy đổi mới.

snit-1684296907_750x0.jpg
(Hình minh họa)

‌Một lợi thế đáng kể khác của lực lượng lao động công nghệ Việt Nam là chi phí lao động cạnh tranh so với các địa điểm gia công khác. Điều này cho phép các DN có thể tận dụng đội ngũ nhân tài của Việt Nam để thực hiện các sáng kiến chiến lược trước mắt và dài hạn trong khi vẫn duy trì hiệu quả chi phí.

Trên thực tế, tiềm năng của Việt Nam đã thu hút nhiều tổ chức tài chính như Ngân hàng ANZ, HSBC, Deutsche Bank, NAB,… thành lập các trung tâm kỹ thuật số tại đây. Đáng chú ý, NAB, ngân hàng DN lớn nhất của Australia, đã khai trương Trung tâm ĐMST NAB Việt Nam (NICV) vào năm 2019 để nâng cao công nghệ và trải nghiệm của khách hàng. Trong suốt nhiều năm, NICV đã mở rộng nhanh chóng, với 3 văn phòng trên khắp TP. HCM và Hà Nội, tuyển dụng hàng trăm chuyên gia lành nghề ở nhiều vị trí công nghệ khác nhau.

Khi công nghệ tài chính tiếp tục phá vỡ các mô hình ngân hàng truyền thống, Việt Nam nổi lên như một điểm đến lý tưởng cho các tổ chức tài chính Australia để thiết lập các trung tâm kỹ thuật số và thúc đẩy chiến lược tăng trưởng.

Với các chính sách hỗ trợ của chính phủ, hệ sinh thái công nghệ được xây dựng tốt, tài năng CNTT lành nghề và chi phí lao động cạnh tranh, đã mang đến một môi trường đặc biệt cho cho các tổ chức tài chính quốc tế đến đầu tư và phát triển./.

AD