Thiết kế quy hoạch ĐTTM: Nền tảng phát triển bền vững cho Mê Linh

Chuyển đổi số - Ngày đăng : 06:25, 08/07/2023

Mang trong mình nhiều tiềm năng, thế mạnh, huyện Mê Linh được lãnh đạo Hà Nội định hướng xây dựng mô hình đô thị thông minh (ĐTTM), trở thành cực tăng trưởng kinh tế quan trọng phía bắc của Thủ đô.
Chuyển đổi số

Thiết kế quy hoạch ĐTTM: Nền tảng phát triển bền vững cho Mê Linh

Đỗ Thêu 08/07/2023 6:25

Mang trong mình nhiều tiềm năng, thế mạnh, huyện Mê Linh được lãnh đạo Hà Nội định hướng xây dựng mô hình đô thị thông minh (ĐTTM), trở thành cực tăng trưởng kinh tế quan trọng phía bắc của Thủ đô.

anh-24.1.png
Huyện Mê Linh có nhiều tiềm năng, lợi thế để xây dựng mô hình đô thị thông minh, hiện đại.

Miền đất hứa thu hút đầu tư

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã có quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Mê Linh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 là một phần của thành phố mới trong tương lai. Mê Linh cũng được quy hoạch theo hướng lên quận sau năm 2025.

Nằm ở phía Bắc của Thủ đô, với diện tích đất tự nhiên trên 14.000 ha, huyện Mê Linh có 18 đơn vị hành chính cấp xã (16 xã, 2 thị trấn), dân số trên 25 vạn người. Về cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng chiếm 87%, dịch vụ 6,4%, nông nghiệp 6,6%. Đặc biệt, trên địa bàn huyện hiện có 2.416 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động, đóng góp doanh thu lớn cho địa phương.

Về hạ tầng kỹ thuật đô thị, huyện có KCN Quang Minh, diện tích 410ha, với trên 500 DN. Khu đô thị mới Mê Linh diện tích trên 2.300 ha với 47 dự án phát triển đô thị đã và đang triển khai. Ngoài ra, trên địa bàn có đường Vành đai 3 (đường Võ Văn Kiệt) đi qua, từ Mê Linh đến sân bay Nội Bài khoảng 8km. Đặc biệt, có đường trục trung tâm đô thị mới Mê Linh gắn kết Hà Nội với các tỉnh phía Bắc.

Hiện nay, Mê Linh đang được TP Hà Nội quan tâm đầu tư các công trình hạ tầng giao thông lớn đi qua huyện như: Đường Vành đai 4 (dài 11,2 km) - cầu Hồng Hà, đường Vành đai 3,5 - cầu Thượng Cát, đường Tiền Phong - Tự Lập (mặt cắt 48 m), đường Cảng Chu Phan - Quốc Lộ 2, đường đê Sông Hồng (dài 21 km).

Theo định hướng, đồ án quy hoạch vùng huyện Mê Linh diện tích phát triển đô thị là 10.390 ha/14.132 ha, chiếm 73,52%.

Tận dụng lợi thế để xây dựng ĐTTM

anh-24.2.jpg
Bí thư Huyện uỷ Mê Linh khẳng định: “Xây dựng ĐTTM là nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương”.

Theo Bí thư Huyện uỷ Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm, ngay sau khi UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo UBND huyện khẩn trương triển khai công tác lập quy hoạch.

Trong quá trình lập quy hoạch xây dựng vùng huyện, UBND huyện đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, đơn vị tư vấn và các đơn vị liên quan kế thừa những quan điểm định hướng phát triển phù hợp tình hình thực tiễn.

Mục tiêu cụ thể là xây dựng huyện Mê Linh trở thành vùng động lực phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô theo hướng cân bằng và bền vững, làm tiền đề cho việc nâng cấp huyện lên thành quận (hoặc thành phố trực thuộc Thủ đô).

Đóng góp ý kiến vào việc lập quy hoạch vùng huyện Mê Linh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho rằng, địa phương cần định hướng quy hoạch huyện trở thành quận để quản lý chặt chẽ theo các cấp đô thị và xa hơn nữa là thành phố trong thành phố.

Theo đó, Mê Linh phải khai thác được các động lực, tiềm năng, lợi thế của huyện là lấy công nghiệp, dịch vụ làm nền tảng, động lực cho phát triển và đẩy mạnh nông nghiệp gắn với công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái; Tận dụng thế mạnh nguồn lực đất đai rộng lớn, hệ thống hạ tầng giao thông như Vành đai 3, Vành đai 4, Sân bay quốc tế Nội Bài và vị trí cạnh sông Hồng…

Bên cạnh đó, quy hoạch cần gắn phát triển Mê Linh với vùng, bảo tồn văn hoá, chỉnh trang cải tạo các làng xã truyền thống, quy hoạch tạo không gian mang tính sáng tạo…

Trong khi đó, PGS. TS. Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội quy hoạch phát triển Việt Nam cho rằng, rất ít địa phương có lợi thế cả về sân bay, đường cao tốc và đường sắt chạy qua hoặc ở sát gần như Mê Linh. Hơn nữa, Mê Linh là địa phương nằm cạnh sông Hồng, đó là không gian phát triển quan trọng cần được nhấn mạnh và đề cập cụ thể hơn khi xây dựng quy hoạch.

Ngoài ra, Mê Linh là quê hương của Hai Bà Trưng, đây là lợi thế rất lớn để phát triển du lịch văn hóa, cội nguồn. Do đó, trong quy hoạch cần đề cập đến vấn đề này để có những quảng trường về văn hóa, quảng trường lịch sử mang tính chất dẫn dắt khi du khách đến với vùng đất Mê Linh.

TS. Hán Minh Cường, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ xây dựng AIST đề nghị lấy giao thông công cộng làm cơ sở để hình thành hạt nhân phát triển đô thị.

Với huyện Mê Linh, ông thấy rằng Hà Nội đã có định hướng cụ thể về phát triển giao thông. Mạng lưới giao thông được quy hoạch mạch lạc, đồng bộ. Trên địa bàn huyện Mê Linh đã có tuyến đường sắt đô thị số 7, tuyến Mnorail, BRT, nhiều tuyến xe buýt… Với mạng lưới giao thông công cộng đó, ông cho rằng Mê Linh sẽ sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng, phát triển mô hình ĐTTM, hiện đại đúng như kỳ vọng./.

Đỗ Thêu