Hà Nội chuyển mình thành đô thị 4.0 với nỗ lực chuyển đổi số

Chuyển đổi số - Ngày đăng : 10:00, 19/07/2023

Để xây dựng Hà Nội thành đô thị 4.0, chuyển đổi số (CĐS) được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, sống còn. Chính vì vậy, từng cán bộ, người dân Thủ đô cần phải tự thay đổi nhận thức, luôn không ngừng đổi mới bản thân trong từng lĩnh vực, nâng cao năng suất làm việc mới có thể thành công.
Chuyển đổi số

Hà Nội chuyển mình thành đô thị 4.0 với nỗ lực chuyển đổi số

Đỗ Thêu {Ngày xuất bản}

Để xây dựng Hà Nội thành đô thị 4.0, chuyển đổi số (CĐS) được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, sống còn. Chính vì vậy, từng cán bộ, người dân Thủ đô cần phải tự thay đổi nhận thức, luôn không ngừng đổi mới bản thân trong từng lĩnh vực, nâng cao năng suất làm việc mới có thể thành công.

Xây dựng công dân số, chính quyền số

anh-29.1.jpg
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, CĐS là nhiệm vụ sống còn để xây dựng công dân số, chính quyền số.

Xác định CĐS là nhiệm vụ quan trọng, trong 6 tháng đầu năm 2023, chính quyền TP Hà Nội đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp một cách quyết liệt, có hiệu quả, bảo đảm tính kịp thời, đúng tiến độ.

Báo cáo nhanh về việc triển khai Đề án 06 của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm 2023, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, đến nay, toàn thành phố đã kích hoạt 4.220.601/6.220.864 tài khoản định danh điện tử, đạt tỷ lệ 67,8%.

Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành tập trung thực hiện việc số hóa, cập nhật dữ liệu theo chỉ đạo của bộ, ngành chủ quản, hướng đến xây dựng, hình thành các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành, phục vụ việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL quốc gia về dân cư với các CSDL khác. Công an thành phố tiếp tục chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã triển khai nhiều giải pháp để làm sạch dữ liệu dân cư, bảo đảm dữ liệu “đúng, đủ, sạch, sống” trên địa bàn.

Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội thông tin, trong nửa đầu năm 2023, thành phố đã xây dựng, hoàn thiện các quy chế quản lý, vận hành, khai thác các hệ thống thông tin/CSDL. Đồng thời, Hà Nội cũng ban hành quy định về mức phí khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) với mức thu bằng “0” áp dụng cho các tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ các dịch vụ công theo hình thức trực tuyến, đến hết ngày 31/12/2025.

Trên 99% doanh nghiệp (DN) khai và nộp thuế điện tử. 100% hồ sơ hoàn thuế được xử lý trên không gian mạng. Đến thời điểm hiện tại, đã cấp được 12.188 chữ ký số cho cán bộ, công chức thuộc thành phố.

Ngoài ra, Hà Nội đã thực hiện kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan, đơn vị trực thuộc thành phố với các bộ, ngành theo quy định. 100% cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan của thành phố được cấp, khai thác, sử dụng hộp thư điện tử công vụ trao đổi thông tin trong công việc.

Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, đánh giá cao những kết quả mà Hà Nội đã đạt được.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng nhấn mạnh việc giữ niềm tin của người dân với xã hội là vô cùng quan trọng. Làm sao để người dân ở Hà Nội, người tỉnh khác hay khách quốc tế khi đến Thủ đô ít phải sử dụng giấy tờ nhất nhất có thể.

Cần tạo sự đột phá trong CĐS

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh giá cao lãnh đạo, người đứng đầu các đơn vị, địa phương trên địa bàn thành phố đã nhận thức đúng đắn về CĐS và Đề án 06. Năm 2022, chỉ số CĐS cấp tỉnh (DTI) của Hà Nội tăng vượt bậc so với năm 2021 (tăng 16 bậc), công tác đảm bảo an ninh, an toàn hệ thống thực hiện theo quy định.

29.2.jpg
Từng cán bộ, người dân Thủ đô cần phải tự thay đổi nhận thức về CĐS, luôn đổi mới bản thân trong từng lĩnh vực.

Khi nào còn “khoán trắng” cho tin học, cán bộ tin học, trung tâm tin học thì lúc đó chúng ta còn thất bại. Phải nhận thức được CĐS là nhiệm vụ sống còn, bản thân phải tự muốn đổi mới trong từng lĩnh vực, từng khâu để nâng cao năng suất lao động thì khi đó chúng ta mới thành công được”, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Để hướng tới hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong quá trình thực hiện CĐS và Đề án 06.

Cần xác định CSDL là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng quan trọng cho CĐS, xây dựng thành phố thông minh. Thành phố cũng tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện DVCTT tạo thuận lợi nhất cho người dân, DN, chuyển từ thụ động sang chủ động; Đẩy mạnh ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư kết hợp với các CSDL quốc gia và CSDL chuyên ngành. Tăng cường xây dựng Hệ thống CSDL dùng chung thành phố, kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành. Đồng thời bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, CSDL, bảo vệ dữ liệu cá nhân”, Chủ tịch UBND thành phố nói.

Cũng theo Chủ tịch Trần Sỹ Thanh, thành phố sẽ huy động nguồn lực cho công cuộc CĐS và triển khai Đề án 06. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông tạo sự đồng thuận xã hội, nâng cao nhận thức của người dân, hướng tới xây dựng một Thủ đô thông minh, hiện đại./.

Đỗ Thêu