Cà Mau phát triển hạ tầng viễn thông bền vững, phục vụ kinh tế số và xã hội số

Chuyển động ICT - Ngày đăng : 06:39, 14/08/2023

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, là phát triển hạ tầng viễn thông bền vững, phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số (KTS-XHS).
Chuyển động ICT

Cà Mau phát triển hạ tầng viễn thông bền vững, phục vụ kinh tế số và xã hội số

Đỗ Thêu {Ngày xuất bản}

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình chuyển đổi số (CĐS) trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, là phát triển hạ tầng viễn thông bền vững, phục vụ phát triển kinh tế số và xã hội số (KTS-XHS).

CĐS đã và đang tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau xác định CĐS không chỉ là sự lựa chọn mà trở thành xu hướng phát triển tất yếu để mỗi quốc gia, mỗi địa phương, mỗi tổ chức, cá nhân có thể đứng vững trước những thách thức đặt ra của cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Hạ tầng mạng viễn thông phủ rộng từ tỉnh đến cơ sở

Thời gian qua các cấp ủy, chính quyền Cà Mau đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về CĐS. Nhờ đó, Cà Mau đã đạt được những kết quả bước đầu trong công tác CĐS. Hạ tầng mạng viễn thông đã được các cơ quan, tổ chức phủ rộng từ tỉnh đến cơ sở, tạo điều kiện hỗ trợ phát triển KTS-XHS.

Đến nay, hệ thống quản lý văn bản và điều hành kết nối, liên thông 3 cấp và kết nối với trung ương. 100% cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh đã triển khai Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử, phục vụ việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của người dân và DN.

ca-mau-1.jpg
Ứng dụng CaMau-G đã có trên 20.000 lượt cài đặt.

Cà Mau cũng triển khai các ứng dụng trên nền tảng di động, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN, đáng kể đến như ứng dụng chính quyền điện tử  (CQĐT) tỉnh Cà Mau (CaMau-G), ứng dụng phản ánh hiện trường bước đầu được xây dựng đưa vào vận hành.

Cụ thể, kết thúc 6 tháng đầu năm, ứng dụng CQĐT CaMau-G đã triển khai tích hợp 50 ứng dụng, tiện ích hỗ trợ người dân, DN dễ dàng tương tác, sử dụng các dịch vụ số do chính quyền cung cấp. Tính đến nay, ứng dụng CaMau-G đã có trên 20.000 lượt cài đặt.

Trong khi đó ứng dụng phản ánh hiện trường được tích hợp lên ứng dụng CaMau-G nhằm hỗ trợ người dân, DN và khách du lịch phản ánh, đóng góp ý kiến khi nhận thấy những vấn đề bất cập trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từ đầu năm đến nay, ứng dụng phản ánh hiện trường đã tiếp nhận và xử lý trên 180 phản ánh.

Cơ bản hoàn thành số hoá các lĩnh vực kinh tế - xã hội vào năm 2025

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của chương trình CĐS trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, là phát triển hạ tầng viễn thông bền vững, phục vụ phát triển KTS-XHS.

Theo Nghị quyết về CĐS tỉnh Cà Mau, phấn đấu đến năm 2025, tỉnh cơ bản hoàn thành số hoá các lĩnh vực kinh tế - xã hội; đến năm 2030, số hoá toàn diện các lĩnh vực, kinh tế số thành lợi thế cạnh tranh, chiếm 20% GRDP của tỉnh. Cà Mau đặt mục tiêu trở thành một trong những tỉnh, thành phố CĐS thành công của cả nước.

Cụ thể, Cà Mau đặt ra nhiệm vụ đến năm 2025, hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ 100% trường học, bệnh viện và trên 80% hộ gia đình có nhu cầu và sẽ đạt 100% vào năm 2030. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt 70%, tăng lên 80% trong năm 2030.

Tỉnh cũng phấn đấu để tăng cường ứng dụng dịch vụ thông tin di động, 80% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh, tăng lên 95% vào năm 2030. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản và thường xuyên giao dịch thanh toán điện tử đạt 80%. Mục tiêu đến năm 2030, sẽ có 95% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản và thường xuyên giao dịch thanh toán điện tử.

Đối với kinh tế số, Cà Mau đặt quyết tâm đến năm 2025 sẽ có 70% DN nhỏ và vừa tiếp cận nền tảng CĐS. 100% DN sử dụng hoá đơn điện tử. Tỷ trọng thương mại điện tử (TMĐT) trong tổng mức bán lẻ đạt 10%. Phấn đấu kinh tế số chiếm 10% GRDP. Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%. Những kết quả về phát triển kinh tế số sẽ còn đạt được mục tiêu cao hơn vào năm 2030 với 90% DN nhỏ và vừa tiếp cận nền tảng CĐS. Tỷ trọng TMĐT trong tổng mức bán lẻ đạt 20%. Kinh tế số chiếm 20% GRDP. Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%.

Mới đây, trong cuộc họp tổng kết công tác 6 tháng đầu năm 2023, lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo các đơn vị, ban, ngành tập trung triển khai quyết liệt, linh hoạt các giải pháp CĐS trên địa bàn. Tỉnh đã thực hiện hoàn thành 12/23 mục tiêu so với kế hoạch thực hiện CĐS của tỉnh và 12/37 mục tiêu so với kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh.

Hoạt động nổi bật mang lại kết quả tốt trong thời gian qua là chiến dịch cao điểm 69 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau” đạt và vượt cả 3 mục tiêu đề ra. Tỷ lệ hồ sơ TTHC giải quyết trực tuyến cấp tỉnh (đạt 92,79%); tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC cấp tỉnh (đạt 92,28%); tỷ lệ thanh toán trực tuyến cấp xã (đạt 90,14%).

ca-mau-2.jpg
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau gặp gỡ, trao đổi với DN trong khuôn khổ chương trình “Cà phê kết nối doanh nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2023” ngày 12/8/2023. Ảnh: www.camau.gov.vn

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Quốc Việt, Trưởng Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh Cà Mau, các đơn vị, địa phương trên địa bàn cần quyết tâm thực hiện các nhiệm vụ đến cuối năm 2023, trong đó, tập trung phát triển chính quyền số, KTS-XHS; lấy người dân DN làm trung tâm, Các sở, ngành địa phương rà soát, tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể khắc phục những tồn tại, hạn chế nâng điểm Chỉ số CĐS tỉnh Cà Mau năm 2023 và những năm tiếp theo./.

Đỗ Thêu