Chuyển đổi số, ứng dụng CNTT để xuất khẩu cả thương hiệu

Kinh tế số - Ngày đăng : 18:20, 13/09/2023

Nhờ chuyển đổi số (CĐS), đây là thời điểm thúc đẩy số hoá và đẩy nhanh ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong xuất khẩu, để các doanh nghiệp (DN) Việt Nam không dừng lại chỉ ở gia công và xuất khẩu sản phẩm mà còn xuất khẩu chính thương hiệu của mình.
Kinh tế số

Chuyển đổi số, ứng dụng CNTT để xuất khẩu cả thương hiệu

Anh Minh {Ngày xuất bản}

Nhờ chuyển đổi số (CĐS), đây là thời điểm thúc đẩy số hoá và đẩy nhanh ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) trong xuất khẩu, để các doanh nghiệp (DN) Việt Nam không dừng lại chỉ ở gia công và xuất khẩu sản phẩm mà còn xuất khẩu chính thương hiệu của mình.

Từ ngày 13-15/9/2023, Triển lãm kết nối chuỗi cung ứng quốc tế (Vietnam International Sourcing 2023) diễn ra tại TP.HCM. Triển Lãm do Bộ Công thương chủ trì tổ chức nhằm kết nối các DN sản xuất và các nhà xuất khẩu trong nước với các nhà nhập khẩu và mạng lưới phân phối bán lẻ quốc tế, qua đó khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh thương mại toàn cầu.

a2.png
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải (thứ 3 từ phải qua), Vụ trưởng Vụ thị trường Âu-Mỹ Tạ Hoàng Linh (thứ 2 từ trái sang) và Giám đốc miền Nam Amazon Global Selling Việt Nam Trần Xuân Thủy (thứ 2 từ phải qua) khai mạc gian hàng Amazon Global Selling Việt Nam tại Vietnam International Sourcing Expo 2023

Sự kiện kéo dài 3 ngày với 300 gian hàng trưng bày hơn 5.000 sản phẩm xuất khẩu đạt chuẩn thuộc nhiều lĩnh vực ngành hàng như hàng không, điện tử, vật liệu công nghiệp, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, dệt may, phụ kiện thời trang, hàng gia dụng và nội thất. Tại đây, khách tham quan và các nhà triển lãm có cơ hội gặp gỡ và kết nối trực tiếp, trao đổi kiến thức và khám phá cơ hội hợp tác kinh doanh với các nhà phân phối và khách mua trong nước và toàn cầu.

Trong khuôn khổ sự kiện, các hội thảo, workshop và diễn đàn sẽ diễn ra phác họa bối cảnh năng động của nền kinh tế TMĐT tại Việt Nam, nhằm cung cấp thông tin và tập huấn, hướng dẫn các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là DN nhỏ và vừa, về xu hướng xuất khẩu trực tuyến.

CĐS, ứng dụng CNTT để không chỉ xuất khẩu sản phẩm mà còn xuất khẩu thương hiệu

Việt Nam đang vươn mình trở thành trung tâm mới nổi về sản xuất và cung ứng toàn cầu với năng lực cung cấp các sản phẩm chất lượng chuẩn quốc tế có mức giá cạnh tranh.

Theo báo cáo của Access Partnership, kim ngạch xuất khẩu bán lẻ B2C Việt Nam ước đạt 3,5 tỷ USD năm 2022, cho thấy tiềm năng lớn của TMĐT xuyên biên giới trong tăng trưởng xuất khẩu nói chung. Gần 10 triệu sản phẩm của Việt Nam đã được bán ra trên Amazon trong 12 tháng. Số lượng các nhà bán hàng Việt trên Amazon tăng trưởng đến 80%.

Với tiềm năng đó, Việt Nam, trung tâm sản xuất ngày càng quan trọng tại châu Á và thế giới, hứa hẹn mang đến nhiều sản phẩm Việt Nam độc đáo, chất lượng cho thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, để đạt được tăng trưởng bền vững trong dài hạn, các DN cần có chiến lược tiếp cận toàn diện. Làm chủ tiềm lực sản xuất, nắm rõ môi trường xuất khẩu bán lẻ B2C và tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu là chìa khóa giúp các DN nhỏ và vừa trong nước tăng cơ hội thành công với xuất khẩu trực tuyến.

a1.png
Triển lãm là cầu nối cho các DN và nhà sản xuất tại Việt Nam khai thác tối đa tiềm năng xuất khẩu trực tuyến khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Hiện diện tại Vietnam International Sourcing 2023, Amazon Global Selling đặt mục tiêu hỗ trợ, tạo đà chuyển đổi xuất khẩu thông qua TMĐT cho các DN.

Cụ thể, loạt hoạt động được Amazon Global Selling triển khai nhằm khuyến khích DN sản xuất trong nước xây dựng và xuất khẩu thương hiệu riêng, tìm kiếm các đối tác cung ứng phục vụ xuất khẩu, như tổ chức workshop tương tác để cập nhật về TMĐT xuyên biên giới trên toàn cầu; tư vấn chuyên sâu, hỗ trợ 1:1 về cách thức tiếp cận và tận dụng các nguồn lực, công cụ, giải pháp từ Amazon cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước; cẩm nang Amazon với các hướng dẫn toàn diện, tổng quan về xuất khẩu trực tuyến, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả vận hành.

Ông Gijae Seong, Giám đốc Điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, cho biết: “Xuất khẩu là mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều năm qua. Ngày nay, nhờ CĐS mạnh mẽ, đây là thời điểm cất cánh xuất khẩu bằng cách thúc đẩy số hoá và đẩy nhanh ứng dụng TMĐT trong xuất khẩu, để không dừng lại chỉ ở gia công và xuất khẩu sản phẩm mà còn xuất khẩu chính thương hiệu của mình”.

Những năm vừa qua, Amazon Global Selling đã có nhiều sáng kiến và hoạt động kết nối các đối tác bán hàng, nhà sản xuất và các đơn vị cung cấp dịch vụ, từ đó hỗ trợ DN điều hướng kinh doanh với xuất khẩu online. Có thể kể đến như Hội nghị thường niên về TMĐT xuyên biên giới, chuỗi sự kiện Xconnect kết nối đối tác bán hàng, đơn vị sản xuất và đối tác cung cấp dịch vụ, hay Service Provider Network Connecting Day – ngày kết nối nhà cung cấp dịch vụ TMĐT xuyên biên giới cho các đối tác bán hàng trên Amazon…

Thông qua các hoạt động, Amazon Global Selling mở ra những cơ hội mới, định hình động lực tăng tốc xuất khẩu với TMĐT, sát cánh cùng DN Việt Nam hoà nhịp kinh tế số, tăng tốc xuất khẩu với TMĐT./.

Anh Minh