Cần truyền thông sáng tạo, hiện đại để tăng nguồn thu trên nền tảng số

Truyền thông - Ngày đăng : 08:24, 16/09/2023

Nếu kịp thời điều chỉnh, ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất và lựa chọn được mô hình hoạt động phù hợp, báo chí sẽ lan tỏa mạnh mẽ các nội dung đến đông đảo khán giả. Từ đó giúp báo chí có nhiều cơ hội kinh doanh.
Truyền thông

Cần truyền thông sáng tạo, hiện đại để tăng nguồn thu trên nền tảng số

Trường Thanh {Ngày xuất bản}

Nếu kịp thời điều chỉnh, ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất và lựa chọn được mô hình hoạt động phù hợp, báo chí sẽ lan tỏa mạnh mẽ các nội dung đến đông đảo khán giả. Từ đó giúp báo chí có nhiều cơ hội kinh doanh.

Cần truyền thông sáng tạo, hiện đại để tăng nguồn thu trên nền tảng số

Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông số mang lại thách thức không nhỏ cho kinh tế báo chí, khi thị phần khán giả và quảng cáo tập trung ở các nền tảng số, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội (MXH).

Nhưng đồng thời, với khả năng lan tỏa mạnh mẽ các nội dung, sản phẩm báo chí đến đông đảo khán giả cũng như nhận được phản hồi từ các đối tượng khán giả thông qua các nền tảng công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ cũng mang lại những cơ hội lớn cho các đơn vị báo chí.

Chia sẻ về vấn đề này, mới đây nhà báo Nguyễn Đức Quang, Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh (HTV) cho biết: Nếu kịp thời điều chỉnh, ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất và lựa chọn được mô hình hoạt động phù hợp, báo chí sẽ lan tỏa mạnh mẽ các nội dung đến đông đảo khán giả. Từ đó giúp báo chí có nhiều cơ hội kinh doanh.

dsc_2325.jpg
Phóng viên tác nghiệp tại sự kiện. Ảnh: Thanh Hải

Theo nhà báo Nguyễn Đức Quang, bên cạnh thách thức, thời đại đa truyền thông cũng tạo ra cho báo chí nhiều cơ hội. Đó là các cơ hội: Cải tiến quy trình sản xuất sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm báo chí; Nâng cao năng lực của người làm báo; Lựa chọn mô hình hoạt động kinh doanh ưu thế; Tái cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy và đầu tư nguồn nhân lực.

Cùng quan điểm này, nhà báo Ngô Việt Anh, Phó Trưởng ban Nhân Dân điện tử, Báo Nhân dân cho biết, trong thời đại đa truyền thông, công nghệ đã có sự thay đổi lớn, tác động đến hành vi người dùng Internet và xu thế phát triển của báo chí hiện đại. Điện thoại thông minh cấu hình cao, màn hình lớn đang đáp ứng tối đa nhu cầu đọc báo, giải trí. Internet tốc độ cao, WiFi, 4G, 5G ngày càng phổ biến với giá cước giảm.

Thêm vào đó, sự khác biệt giữa báo in, truyền hình và báo điện tử nới rộng bởi yếu tố công nghệ cho phép trình bày các thể loại báo chí đặc thù trên nền tảng Internet với tính tương tác cao. Sự phát triển của MXH đã tạo cạnh tranh với báo điện tử, đồng thời cũng đẩy người dùng lên Internet để tiếp nhận thông tin nhiều hơn.

Trước xu hướng đó, nhà báo Ngô Việt Anh cho rằng, bên cạnh việc sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách và phát triển doanh thu quảng cáo, các cơ quan báo chí cần có nhiều biện pháp đa dạng nguồn thu, từ thu phí đọc báo điện tử, tổ chức sự kiện, thương mại điện tử, cho đến môi giới dữ liệu, cung cấp dịch vụ CNTT, đầu tư lĩnh vực giáo dục…

Để thực hiện thành công, các cơ quan báo chí cần đẩy nhanh hơn quá trình CĐS, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ. Các tòa soạn cũng cần áp dụng truyền thông sáng tạo, tương tác và phân phối tin tức đa nền tảng.

“Thông tin xuất hiện bất cứ nơi nào có độc giả và chủ động đưa tin đến với độc giả thay vì cách tiếp cận truyền thống là độc giả tìm đến với thông tin. Nhờ đó, đưa thông tin đi xa hơn, rộng hơn, tiếp cận đối tượng độc giả mới và tìm kiếm cơ hội kinh doanh”, nhà báo Ngô Việt Anh chia sẻ.

Nhà báo Ngô Việt Anh cho biết, bài học chung các cơ quan truyền thông lớn trên thế giới cho thấy, các nguồn thu lớn, các mô hình kinh doanh chỉ thành công khi uy tín, chất lượng nội dung của tòa soạn ngày càng được nâng cao; đáp ứng tối đa những nhu cầu mới của độc giả trên các nền tảng số, trong bối cảnh cạnh tranh của truyền thông xã hội.

Tại Việt Nam, các cơ quan báo chí có nguồn thu lớn trên nền tảng số đều có nội dung chất lượng, có tính sáng tạo cao và lượng độc giả lớn. Thành công về nội dung báo chí thường đến trước và tạo tiền đề cho thành công trong kinh doanh báo chí. Do đó, các tòa soạn ưu tiên chiến lược phát triển nội dung khác biệt, sáng tạo đáp ứng nhu cầu của độc giả trung thành, song hành với chiến lược kinh doanh để thu hút khách hàng tiềm năng.

Cần cơ chế hỗ trợ của cơ quan nhà nước (CQNN)

Tuy nhiên, trước sự canh tranh gay gắt từ các nền tảng đa truyền thông hiện đại, nhà báo Nguyễn Đức Quang cho rằng, các cơ quan báo chí cần phải nghiêm túc nhìn nhận, đánh giá lại hiệu quả sản xuất chương trình, để vừa thực hiện tốt vai trò tuyên truyền chính trị vừa đảm bảo tận dụng được các nền tảng truyền thông mới nhằm thu hút nguồn doanh thu quảng cáo.

Để làm tốt chức năng này, nhà báo Nguyễn Đức Quang đề xuất cần sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, giúp các đơn vị báo chí tháo gỡ những vướng mắc hiện nay, tăng cường sức cạnh tranh với các doanh nghiệp truyền thông trong và ngoài nước.

CQNN cần có cơ chế hỗ trợ công tác đặt hàng tuyên truyền chính trị cho các cơ quan báo chí, cùng với việc xây dựng cơ chế tài chính đặc thù để tạo điều kiện cho cơ quan báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị.

1.jpg
CQNN cần có cơ chế hỗ trợ công tác đặt hàng tuyên truyền chính trị cho các cơ quan báo chí, cùng với việc xây dựng cơ chế tài chính đặc thù để tạo điều kiện cho cơ quan báo chí hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị. (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, để thống nhất trong việc quản lý nội dung, CQNN cần xây dựng hành lang pháp lý chung về việc kiểm soát các nội dung đăng tải, phát sóng trên các hạ tầng báo chí đa truyền thông và các nền tảng công nghệ mới; Tăng cường quản lý, kiểm soát xử lý đối với dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới.

Đồng thời, có hành lang pháp lý để chuyển đổi số (CĐS), cho phép cơ quan báo chí thúc đẩy xã hội hóa, hợp tác liên doanh, liên kết để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào CĐS để thúc đẩy quá trình CĐS nhanh hơn và đảm bảo cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí.

“Hoạt động kinh tế báo chí trong thời đại đa truyền thông đang trở nên nóng hổi đối với các cơ quan báo chí nói chung trong cả nước, cần có sự nhìn nhận khách quan để có sự điều chỉnh phù hợp và sự hỗ trợ của các CQNN trong việc tạo cơ chế để duy trì hoạt động chính trị tuyên truyền song song với nhiệm vụ kinh tế của các cơ quan báo chí”, nhà báo Nguyễn Đức Quang bày tỏ./.

Trường Thanh