Phương tiện truyền thông và vấn đề văn hóa trong thời đại công nghệ kỹ thuật số ở Việt Nam

Truyền thông - Ngày đăng : 15:38, 20/09/2023

Kể từ đầu thế kỷ này 21, nền công nghiệp văn hóa và truyền thông đã là trung tâm của quá trình thay đổi và sáng tạo bởi cuộc cách mạng kỹ thuật số. Cuộc cách mạng kỹ thuật này đã tác động mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực xã hội, trong đó chịu tác động rõ rệt nhất phải nói đến là các dịch vụ văn hóa, thương mại, giải trí...
Truyền thông

Phương tiện truyền thông và vấn đề văn hóa trong thời đại công nghệ kỹ thuật số ở Việt Nam

T.Đ.H {Ngày xuất bản}

Kể từ đầu thế kỷ này 21, nền công nghiệp văn hóa và truyền thông đã là trung tâm của quá trình thay đổi và sáng tạo bởi cuộc cách mạng kỹ thuật số. Cuộc cách mạng kỹ thuật này đã tác động mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực xã hội, trong đó chịu tác động rõ rệt nhất phải nói đến là các dịch vụ văn hóa, thương mại, giải trí...

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã và đang có sự tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, làm biến đổi cơ cấu công nghiệp, sản xuất và phân phối các tác phẩm văn hóa. Trong suốt cuộc cách mạng kỹ thuật số, hơn 15 năm nay, văn hóa Việt Nam ngày càng đa dạng hơn nhờ sự mở cửa giao lưu hội nhập, đặc biệt sự đón nhận âm nhạc và điện ảnh từ khắp nơi trên thế giới.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đặt ra vấn đề đặt là: làm thế nào để hiểu và thực thi đúng định nghĩa Văn hóa trong thời đại kỹ thuật số? Các phương thức phát triển hàng hóa thông thường trong lĩnh vực Văn hóa sẽ như thế nào? Theo các mô hình kinh tế bền vững nào trong bối cảnh của các nền kinh tế đương đại? Quy định nào cho văn hóa trong thời đại intemet? Tương lai của văn hóa truyền thông đại chúng sẽ phát triển như thế nào? Văn hóa công cộng sẽ tác động như thế nào đối với sự phát triển, học tập, sáng tạo và đổi mới của mỗi cá nhân trong xã hội?...

2021_05_14______018438eaba93f0d527ff1abfe61bff61.jpg
Truyền thông số đang ngày một phát triển mạnh mẽ. (Ảnh: Internet)

Tác động của công nghệ kỹ thuật số đối với văn hóa truyền thông

Kể từ đầu thế kỷ này 21, nền công nghiệp văn hóa và truyền thông đã là trung tâm của quá trình thay đổi và sáng tạo bởi cuộc cách mạng kỹ thuật số. Cuộc cách mạng kỹ thuật này đã tác động mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực xã hội, trong đó chịu tác động rõ rệt nhất phải nói đến là các dịch vụ văn hóa, thương mại, giải trí ...như: thị trường âm nhạc, ghi âm đã mất hơn một nửa giá trị trong thập kỷ vừa qua; các báo chí bản giấy đã mất vị trí... và thay vào đó là các tài khoản bản nhạc online, và khán giả của các phương tiện truyền thông trực tuyến đang chiếm ưu thế từng ngày.

Cuộc cách mạng này cùng lúc đã ảnh hưởng đến tất cả hoặc gần như tất cả các mối liên hệ trong chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp khác nhau, và đã dẫn đến thay đổi hình thức của các sản phẩm và dịch vụ văn hóa và truyền thông, hành vi tiêu thụ, mô hình doanh nghiệp của sự phát triển giá trị kinh doanh, và thậm chí thay đổi cả danh tính của những người tham gia chính; không đơn thuần là dân chuyên nghiệp, dân nghiệp dư đến từ thế giới Internet và cạnh tranh với những nhà sáng tạo chuyên nghiệp.

Khái niệm truyền thông xuyên biên giới là một nhân tố quan trọng để liên kết thế giới với nhiều phương tiện truyền thông, người đọc có thể tìm thấy một câu chuyện trên các phương tiện Internet, mở và tìm kiếm các trang web, liên lạc với dịch vụ di động, theo dõi chương trình truyền hình… Điểm đến, cách tiếp cận, sở hữu đối tượng rất đa dạng, có thể được hiểu, sử dụng theo cách riêng, theo nhu cầu cá nhân.

Ở lĩnh vực tính toán (thuật toán) của nội dung kỹ thuật số đánh dấu giao dịch mới này theo một cách xuyên suốt, đối tượng hoàn thiện nhường chỗ cho các đối tượng có khả năng luôn mở, đường viền của chúng phần lớn được quyết định bởi sự tương tác với người dùng. Công cụ tìm kiếm được liên kết với siêu dữ liệu, là cơ chế trung tâm cho quá trình giải mã tái cấu trúc nội dung.

Cuối cùng, sự can thiệp của đối tượng xác định lại hệ thống luật hiện tại đã mang lại một thử thách thực sự, bởi vì nhiều người nghĩ rằng hệ thống lập pháp đã không hoàn thiện để có thể ngăn chặn nhiều hoạt động, hành vi liên quan.

Văn hóa của công nghệ kỹ thuật số là trung tâm cuộc cách mạng kinh tế trong các ngành công nghiệp nghe nhìn, điện ảnh hoặc trò chơi điện tử. Văn hóa của công nghệ kỹ thuật số quan tâm phần lớn đến việc số hóa tài liệu, sản phẩm như: tài liệu lưu trữ, sách, báo chí, phim, nhiếp ảnh, âm nhạc v.v.

Chúng là một phần trong những công cụ sáng tạo đương đại của một số lượng lớn các tác giả, nhà soạn nhạc, thiết kế đồ họa, nhạc sĩ... Chúng tham gia vào sứ mệnh giáo dục văn hóa nghệ thuật và có ý nghĩa chiến lược đối với các chính sách văn hóa. Chúng hiện diện như một đối tượng của nghiên cứu văn hóa hoặc công nghệ và là trung gian cho sự phát triển và sự tiến bộ của văn hóa giáo dục đại học. Công nghệ kỹ thuật số cũng là một công cụ để chuyển đổi và hiện đại hóa trong quản lý và các hình thức phát triển công việc và nghề nghiệp.

Về vấn đề kỹ thuật số dữ liệu văn hóa, liên quan đến tất cả hoạt động của ngành di sản, sáng tạo, văn hóa và truyền thông. Trong thời đại công nghệ kỹ thuật số, việc sử dụng và tái sử dụng dữ liệu công khai cho phép các phương thức chiếm lĩnh và sử dụng sáng tạo. Không gian thông tin kỹ thuật số tập trung vào hình ảnh nhưng kết hợp hầu hết các nội dung thuộc dịch vụ nghe nhìn, phát thanh công cộng và có thể truy cập được trên các thiết bị đầu cuối để kết nối tương tác với nhau.

Như vậy, văn hóa tiếp nhận các sản phẩm xã hội ngày càng thay đổi, kết hợp với sự phát triển của công nghệ: xem phim, đọc báo, nghe nhạc trên điện thoại thông minh, máy tính. Thậm chí ghi âm, ghi hình... bằng chính các sản phẩm công nghệ này.

Các dịch vụ văn hóa và truyền thông công cộng cho thế kỷ 21

Sự xuất hiện của cuộc cách mạng kỹ thuật số - sự phát triển của Internet, sự xuất hiện của các hình thức truyền thông mới và sự trỗi dậy của các mạng xã hội trực tuyến đã định hình lại toàn cảnh truyền thông. Sự biến đổi diễn ra trong toàn xã hội, ở những mức độ khác nhau tùy theo các phạm trù nghề nghiệp xã hội, giới tính và lứa tuổi, ảnh hưởng sâu sắc đối với mối quan hệ hàng hóa văn hóa, đối với việc tiếp nhận, sử dụng và đối với chính nền văn hóa.

Trong bối cảnh mới này, dịch vụ nghe nhìn và văn hóa có sứ mệnh, vị trí vô cùng quan trọng và thiết yếu. Vấn đề đặt ra là tạo thành một nguồn cung cấp mới, được xác định đủ mạnh để tồn tại trong không gian công cộng kỹ thuật số và nền kinh tế Việt Nam. Nó có thể đáp ứng nhu cầu văn hóa, thông tin và giáo dục của người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Các sứ mệnh của dịch vụ công cộng nghe nhìn không liên quan đến sự cạnh tranh từ dịch vụ nghe nhìn thương mại đang ngày càng gia tăng, mà liên quan đến các mục tiêu của dịch vụ trong không gian công cộng kỹ thuật số, cũng như sự chuyển đổi các thực hành văn hóa và truyền thông. Các dịch vụ kỹ thuật số có mối quan hệ với nhiệm vụ giáo dục của nhà nước, quan hệ đối tác với những người giải trí bằng mạng xã hội...

Triển vọng của sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực truyền thông

Sự phát triển của công nghệ trong lĩnh vực nghe nhìn mang lại khá nhiều triển vọng cho Việt Nam, tạo điều kiện cho việc sản xuất các dịch vụ văn hóa và nghe nhìn liên quan, nhanh chóng chiếm được vị trí kinh tế và thu hút khách hàng trên các dịch vụ của bối cảnh hóa thông tin, bổ sung văn hóa đồng thời phát triển quan hệ đối tác giữa dịch vụ công cộng nghe nhìn và các cơ sở khoa học.

Dưới sự giám sát của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, sự phát triển các dịch vụ liên kết khuyến khích công chúng tham gia vào thị trường nghe nhìn ngày càng đông đảo. Để các triển vọng sớm trở thành hiện thực, Việt Nam cần phải xây dựng chính sách dài hạn cho việc sử dụng văn hóa kỹ thuật số.

Biểu hiện của văn hóa công nghệ trong tương lai cần được hình dung từ quan điểm của các nguyên tắc về sự hiểu biết và về tính tương tác đa dạng, sự tham gia, sáng tạo của người dùng.

Cho nên việc cung cấp nội dung kỹ thuật số được tổ chức bởi cung cấp trải nghiệm; thúc đẩy việc sử dụng nội dung nghiệp dư và sáng tạo đa dạng hóa, bằng cách đảm bảo các ngưỡng của kỹ năng nhận thức và sự phù hợp của các công cụ và nội dung, chuyển từ việc xem xét cung cấp sự chú ý và quan tâm cho việc tiếp nhận và tái sử dụng các tác phẩm và dữ liệu; phát triển các ứng dụng văn hóa xã hội dưới khía cạnh sáng tạo, can thiệp và tham gia tập thể thông qua việc cung cấp dữ liệu, công cụ và đào tạo nguồn lực cộng đồng.

Trong lĩnh vực văn hóa kỹ thuật số dành cho trẻ em, chúng ta cần tái tạo, đổi mới và phát triển hệ thống giáo dục bằng hình ảnh nhằm hấp dẫn, thu hút và đạt hiệu quả giáo dục cao hơn nữa. Bởi vì các thế hệ khác nhau sẽ không có cùng văn hóa và môi trường tiêu dùng giống nhau nên chúng ta cần phải có các sản phẩm văn hóa kỹ thuật số đáp ứng được tâm lý khách hàng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Sự gặp gỡ nhanh chóng và mạnh mẽ giữa cung và cầu về văn hóa và giải trí kỹ thuật số không chỉ liên quan đến dịch vụ công cộng kỹ thuật số mà còn liên quan đến mối quan hệ giữa văn hóa gia đình và văn hóa xã hội, giữa giải trí tại nhà và thực hành văn hóa tại địa điểm công cộng. Bối cảnh kỹ thuật số không chỉ cung cấp hàng hóa kỹ thuật số, mà còn cung cấp thiết bị và các địa điểm văn hóa nghệ thuật, dù là kỹ thuật số hay phi kỹ thuật số.

Hiện nay, hầu hết các cơ sở và địa điểm văn hóa ở Việt Nam đã có sự hiện diện, phát triển của kỹ thuật số. Nhiều công ty và doanh nghiệp đã triển khai ưu đãi kỹ thuật số và thậm chí còn đưa ra các chính sách đa dạng hóa, mở rộng, tương tác với đối tượng kỹ thuật số.

Các cơ sở văn hóa cần phát triển phong phú và đa dạng hơn nữa chiến lược kỹ thuật số nhằm hỗ trợ hoặc tổng quát hóa bằng việc triển khai các dự án thử nghiệm: thăm quan ảo và thăm quan có sự tham gia; phát sóng các chương trình, buổi hòa nhạc trong các cuộc triển lãm, trình diễn. Đặc biệt, cần nghiên cứu sự già hóa của công chúng để có định hướng mới và tiếp cận nhóm công chúng trẻ hiện đại.

T.Đ.H