Bài học rút ra từ chuyển đổi số tại NHS

Chuyển đổi số - Ngày đăng : 06:09, 27/09/2023

Có rất nhiều câu trả lời cho sự thất bại của một dự án như do thiếu sự tham vấn, sự phớt lờ khuyến nghị của các chuyên gia và tiến hành quá nhanh. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là những người ở cấp cao nhất của dự án chưa hiểu các chi tiết cốt lõi về cách thức hoạt động của tổ chức.
Chuyển đổi số

Bài học rút ra từ chuyển đổi số tại NHS

Hạnh Tâm 27/09/2023 06:09

Có rất nhiều câu trả lời cho sự thất bại của một dự án như do thiếu sự tham vấn, sự phớt lờ khuyến nghị của các chuyên gia và tiến hành quá nhanh. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là những người ở cấp cao nhất của dự án chưa hiểu các chi tiết cốt lõi về cách thức hoạt động của tổ chức.

20 năm sau khi được đề xuất lần đầu tiên, Ben Riley, Giám đốc Aventius, giải thích tại sao NHS (National Health Service - Dịch vụ y tế quốc gia, Anh) gặp khó khăn trong việc triển khai hệ thống CNTT (IT) tập trung. Đây là bài học rất lớn cho các tổ chức đang trong quá trình thực hiện chuyển đổi số (CĐS).

Dự án được khởi xướng vào đầu những năm 2000 nhằm số hóa hoàn toàn NHS, tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Anh. Dự án này được gọi là chương trình IT quốc gia (NPfIT) và sau đó được đổi tên thành “kết nối vì sức khỏe”.

nhs.jpeg
Ảnh minh hoạ (Nguồn: iStock)

Mục tiêu của dự án là đưa toàn bộ NHS vào một hệ thống máy tính duy nhất. Tuy nhiên, sự gò ép này không hoàn toàn thực tế khi họ quyết định dành một số thời gian cho các các bác sĩ đa khoa (GP) cùng với hệ thống lựa chọn GP (GPSoC), đúng như tên gọi của nó, có cơ hội lựa chọn một hệ thống khác.

Hàng tỷ USD đã được chi ra để nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng và ủy quyền cho các nhà thầu xây dựng hệ thống mới, nhưng NHS vẫn chưa được thực hiện được mục tiêu của mình.

Tại sao NHS hiện không thể ở trong một hệ thống máy tính duy nhất?

Có rất nhiều câu trả lời cho sự thất bại của dự án như do thiếu sự tham vấn, sự phớt lờ khuyến nghị của các chuyên gia và tiến hành quá nhanh. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu là những người ở cấp cao nhất của dự án chưa hiểu các chi tiết cốt lõi về cách thức hoạt động của tổ chức.

Một số thông tin cơ bản là họ coi NHS như một tổ chức lớn, đúng như vậy và cũng không phải như vậy. NHS được chia thành hai phần, một nhánh vận hành và một nhánh nhà cung cấp, trong đó NHS ủy quyền cho các nhà cung cấp của chính mình (như quỹ tín thác của bệnh viện NHS) và các nhà thầu tư nhân (Bupa, Virgin…) để cung cấp các dịch vụ.

Ví dụ, hai quỹ tín thác của bệnh viện ở các khu vực khác nhau của đất nước có thể có dịch vụ y tá cấp huyện như một phần của dịch vụ cộng đồng của họ. Hãy tưởng tượng một trong những quỹ tín thác muốn có cơ sở dữ liệu (CSDL) hoặc ứng dụng để lưu dữ liệu cho các y tá địa phương của họ, thì phải xây dựng hệ thống và triển khai nó. Quỹ tín thác còn lại cũng đưa ra yêu cầu tương tự đối với các y tá địa phương của họ và liệu có thể mong đợi hệ thống tương tự sẽ được áp dụng cho cả hai quỹ. Điều này là không thực tế.

Các hệ thống khác nhau cho cùng một dịch vụ

Theo Ben Riley, tại NHS cũng gặp phải tình huống tương tự. Họ đã tạo một hệ thống cho một quỹ tín thác cụ thể và sau đó ở một quỹ tín thác khác muốn có một hệ thống tương tự. Về mặt logic, Ben nghiêm túc nhận ra rằng chỉ có thể sử dụng cùng một hệ thống cho cùng một dịch vụ.

Ben Riley cho biết rằng, điều mà lúc đó ông không hiểu là mỗi tổ chức và mỗi dịch vụ của các tổ chức đó cung cấp thường hoạt động khác nhau. Các tổ chức cần ghi lại những thông tin khác nhau và báo cáo những điều khác nhau đó cho các ủy viên của các tổ chức. Đây là nơi tạo hệ thống thứ hai cho cùng một dịch vụ ở một quỹ tín thác khác.

Ông tôi tin rằng chi tiết nhỏ nhưng quan trọng này là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của NPfIT. Họ không hiểu rằng thậm chí ngày nay, không thể đưa toàn bộ NHS vào một hệ thống máy tính. Không phải vì lý do kỹ thuật mà vì mọi bộ phận của NHS đều hoạt động khác nhau. Trừ khi có một số thay đổi mạnh mẽ về cách thức hoạt động của NHS, nếu không thì thực sự cần phải có một hệ thống máy tính cho mọi bộ phận khác nhau của toàn bộ tổ chức.

Bài học rút ra

Điểm đáng chú ý chính là khó khăn nằm trong các chi tiết liên quan đến NHS, dữ liệu và IT. Bất kỳ chuyển đổi số nào trong NHS ở cấp độ tương tự như NPfIT đều cần phải hiểu cách NHS hoạt động chặt chẽ ở nhiều cấp độ. Nếu chỉ áp dụng một số kế hoạch thực hiện dự án tiêu chuẩn sẽ không hiệu quả.

Đây là mấu chốt của vấn đề là để hỗ trợ chuyển đổi số theo cách lý tưởng nhất cho cả bệnh nhân và nhân viên thì NHS cần phải thay đổi cách thức hoạt động, mặc dù biết đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Một dịch vụ tại một quỹ tín thác phải hoạt động giống hệt với dịch vụ tương tự ở một quỹ tín thác khác, ít nhất là theo cách liên quan đến việc ghi thông tin.

Không có lý do chính đáng nào mà các dịch vụ giống nhau ở các quỹ tín thác khác nhau lại cần các hệ thống khác nhau. Tất nhiên, điều này nói thì dễ, nhưng thực hiện lại vô cùng khó khăn, đòi hỏi cần có sự thay đổi đáng kể trong công việc.

Tuy nhiên, điều này là cần thiết để hướng tới NHS hoàn toàn số hóa, vừa hiệu quả vừa có thể cung cấp những gì được yêu cầu ở nhiều cấp độ, cho nhiều đối tượng, bao gồm cả bệnh nhân và quan trọng là nhân viên. Và điều này sẽ không thể thực hiện được nếu chúng ta có một hệ thống phức tạp trong các hệ thống nhỏ hơn "nói chuyện" với nhau, như chiến lược hiện tại.

Mặc dù điều này có thể giúp thực hiện một số lịch hẹn trên ứng dụng dành cho từng bệnh nhân, nhưng việc quản lý, duy trì và điều chỉnh sẽ trở nên rất khó khăn. Loại hệ thống này không phù hợp với việc phân tích dữ liệu quy mô lớn và tại NHS, nơi dữ liệu cần được phổ cập rộng thì đây phải là mục tiêu chính của bất kỳ dự án chuyển đổi số nào./.

Hạnh Tâm