Những bài học về Quản trị và xử lý khủng hoảng truyền thông

Truyền thông - Ngày đăng : 10:20, 29/09/2023

Hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực, truyền thông (đặc biệt là truyền thông xã hội) cũng có những tác động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn thông tin.
Truyền thông

Những bài học về Quản trị và xử lý khủng hoảng truyền thông

Thu Hiền {Ngày xuất bản}

Hiện nay, bên cạnh những mặt tích cực, truyền thông (đặc biệt là truyền thông xã hội) cũng có những tác động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn thông tin.

Nhằm giúp bạn đọc, nhất là những người làm công tác truyền thông có thêm kinh nghiệm về việc xử lý khủng hoảng truyền thông, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản cuốn sách Quản trị, xử lý khủng hoảng truyền thông - Bài học quốc tế và vấn đề rút ra đối với Việt Nam do Thượng tướng, PGS.TS. Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương chủ biên.

z4732157464861_b74b874bd6e2206d26307bbdb6bce281.jpg
Cuốn sách phân tích sâu sắc nhiều vấn đề đang đặt ra hiện nay đối với truyền thông

Cuốn sách với những nội dung nghiên cứu mới xung quanh việc nhận diện và quản trị, xử lý khủng hoảng truyền thông, trọng tâm là truyền thông trong lĩnh vực chính trị - xã hội với những dẫn chứng, bài học quốc tế.

Nội dung sách cũng phân tích sâu sắc nhiều vấn đề đang đặt ra hiện nay, nhất là đối với Việt Nam, qua 3 phần chính: Khủng hoảng truyền thông và khủng hoảng truyền thông trong lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội từ nhận thức đến giải pháp; Quản trị, xử lý khủng hoảng truyền thông - Những bài học quốc tế; Quản trị, xử lý khủng hoảng truyền thông - Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam.

Truyền thông là một quá trình trao đổi thông điệp từ chủ thể truyền thông tới đối tượng tiếp nhận qua các kênh truyền thông với mục đích nhằm tác động làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận, góp phần phát triển xã hội.

Nhờ sức mạnh đặc biệt của truyền thông, đó là sự lan tỏa, quảng bá thông điệp đến cộng đồng rộng lớn trong một thời gian ngắn, liên tục, đồng thời, không bị giới hạn địa lý ngăn cách, vì vậy, truyền thông đang ngày càng ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống xã hội, do đó, các nhà nước luôn quan tâm, đặc biệt chú trọng truyền thông trong điều hành, quản lý xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, truyền thông (đặc biệt là truyền thông xã hội) cũng có những tác động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn thông tin.

Truyền thông xã hội sử dụng môi trường mạng, nên nó mang tính “ảo”, tính nặc danh, khó xác định, khả năng bảo mật thông tin có giới hạn. Những người tham gia truyền thông xã hội thường ẩn danh dưới các nick, tài khoản ảo, do đó, những mối quan hệ phát sinh trong truyền thông xã hội ẩn chứa nhiều rủi ro.

Đồng thời, tính bảo mật thông tin của những người tham gia quá trình truyền thông xã hội Quản trị, xử lý khủng hoảng truyền thông... phụ thuộc vào chất lượng bảo mật của ứng dụng - phần mềm, nhận thức của người dùng... Do đó, những thông tin của người dùng có thể bị các đối tượng xấu khai thác, chiếm đoạt phục vụ ý đồ xấu.

Với sự tham gia của số đông trong xã hội, truyền thông xã hội là công cụ hữu hiệu để tạo ra dư luận xã hội theo các chiều hướng khác nhau. Những vấn đề nhạy cảm lan truyền trên truyền thông xã hội có thể dễ dàng tác động đến tư tưởng, tình cảm của xã hội, hướng lái dư luận.

Nếu không kiểm soát được những thông tin độc hại, truyền thông xã hội có thể tạo ra các hành động tiêu cực của một nhóm, thậm chí cả xã hội. Điều đó đặt ra những thách thức trong quản trị truyền thông, đặc biệt là truyền thông xã hội hiện nay.

Cuốn sách giúp bạn đọc có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc hơn về truyền thông và cách thức quản trị, xử lý khủng hoảng truyền thông, đặc biệt là truyền thông trong lĩnh vực chính trị - xã hội./.

Thu Hiền