Chuyển đổi số để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Kinh tế số - Ngày đăng : 18:00, 09/10/2023

Thời gian qua, chuyển đổi số (CĐS) trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau đã đạt được các kết quả tích cực.
Kinh tế số

Chuyển đổi số để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Đỗ Thêu 09/10/2023 18:00

Thời gian qua, chuyển đổi số (CĐS) trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Cà Mau đã đạt được các kết quả tích cực.

Ngày 9/10, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp (DN) tỉnh Cà Mau (iPEC) đã tổ chức “Toạ đàm Chuyển đổi số trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP”.

oc-2.jpg
Toàn cảnh buổi toạ đàm.

Thông qua buổi toạ đàm nhằm nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng số, cũng như cách tuyên truyền, vận động cộng đồng doanh nghiệp (DN) và người dân tiếp tục đẩy mạnh CĐS, phát triển nền kinh tế số, xã hội số và công dân số.

Phát biểu tại buổi toạ đàm, bà Trương Hà Phương Anh, Phó giám đốc phụ trách iPEC, cho biết, thời gian qua, CĐS trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh đã đạt được các kết quả tích cực.

Đến nay, Cà Mau đã công nhận 119 sản phẩm OCOP. Việc mua, bán chủ yếu được diễn ra trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT); thanh toán đã không dùng tiền mặt và đã sử dụng hoá đơn điện tử, nộp thuế điện tử, mã vạch, mã QR truy xuất nguồn gốc,...

Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng mang thương hiệu của các DN, hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã có mặt trên các sàn TMĐT của tỉnh như: madeincamau.com, Postmart; các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước: Sendo, Shopee, Lazada, Tiki…; Alibaba, Amazon…

Ngoài ra, một số chủ thể OCOP đã mạnh dạn chuyển đổi từ các kênh bán hàng truyền thống sang nền tảng trực tuyến bằng việc gia nhập TikTok.

Tại buổi toạ đàm, các đại biểu được nghe các chuyên gia chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức thực tế, cũng như xu hướng phát triển của các sản phẩm OCOP như ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Tiktok Việt Nam chia sẻ “Xu hướng CĐS trong xúc tiến thương mại hiện nay”; bà Trần Thị Xa, Giám đốc HTX Ba Khía Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi chia sẻ kinh nghiệm tiêu thụ sản phẩm qua nền tảng số; bà Huỳnh Tố Nga, Công ty Tiktok Việt Nam chia sẻ cách thức quảng bá xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh trên các sàn TMĐT…

oc-1.jpg
Các chủ thể OCOP quan tâm nhiều về những rủi ro việc quảng bá xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trên các nền tảng mạng xã hội.

Ngoài ra, các đại biểu còn được nghe giới thiệu Trang sản phẩm Cà Mau; được thông tin về chủ trương, chính sách của nhà nước, về cơ sở tham gia, sản phẩm OCOP, địa điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP của tỉnh; các DN, cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) được giải đáp các thắc mắc, khó khăn trong quá trình hoạt động.

Thời gian tới, iPEC quyết tâm phối hợp cùng các sở, ban, ngành đồng hành cùng cộng đồng DN, các chủ thể OCOP CĐS trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Chúng tôi rất cần sự phối hợp của các sở ban, ngành và UBND các huyện và thành phố Cà Mau và sự hưởng ứng, tích cực của từ chính các DN SXKD. Bản thân mỗi DN cần phải CĐS trong thương mại hóa sản phẩm để tận dụng những thời cơ mới, phát triển SXKD”, bà Trương Hà Phương Anh khẳng định.

Buổi tọa đàm sẽ là cầu nối hữu ích, thiết thực giữa các chủ thể với với cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho các DN, HTX, cơ sở SXKD trên địa bàn tỉnh tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá và kết nối tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP của các địa phương.

Đây còn là dịp để các DN, cơ sở trao đổi thông tin về hàng hóa giữa người sản xuất với người tiêu dùng để ngày càng hoàn thiện hơn sản phẩm sản xuất của mình cả về chất lượng, giá cả, mẫu mã,…

Cũng từ đó giúp định hướng cho DN, đơn vị sản xuất thay đổi công nghệ, quy trình sản xuất đáp ứng kịp thời với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng; song song đó, người tiêu dùng cũng sẽ được tiếp cận với nhiều hàng hóa có chất lượng và giá cả hợp lý./.

Đỗ Thêu