Chuyển đối số dẫn dắt tăng trưởng tại CMC năm 2023

Doanh nghiệp số - Ngày đăng : 10:48, 11/10/2023

Ngày 10/10 hàng năm được Thủ tướng Chính phủ quyết định là Ngày chuyển đổi số (CĐS) quốc gia. Thông qua đó, Chính phủ xác định mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số (CPS), Kinh tế số (KTS), Xã hội số (XHS) vừa hình thành các doanh nghiệp (DN) công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu.
Doanh nghiệp số

Chuyển đối số dẫn dắt tăng trưởng tại CMC năm 2023

Gia Bách {Ngày xuất bản}

Ngày 10/10 hàng năm được Thủ tướng Chính phủ quyết định là Ngày chuyển đổi số (CĐS) quốc gia. Thông qua đó, Chính phủ xác định mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số (CPS), Kinh tế số (KTS), Xã hội số (XHS) vừa hình thành các doanh nghiệp (DN) công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Dẫn dắt, hòa mình vào trung tâm của CĐS

Thời gian qua công tác CĐS quốc gia, đặc biệt dữ liệu số năm 2023, đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng trân trọng như trong kết nối chia sẻ dữ liệu; khai thác dữ liệu phục vụ người dân, DN; phát triển hạ tầng dữ liệu số; số hóa dữ liệu… Hệ thống thông tin của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kết nối dữ liệu với 80 bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước và đã chia sẻ dữ liệu thử nghiệm hàng ngày, hàng tháng từ các bộ, ngành cho 15 địa phương để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành.

anh-1.jpg
Toàn cảnh chương trình Ngày CĐS quốc gia diễn ra tại Hà Nội

Với thông điệp “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, tại Chương trình Ngày CĐS quốc gia 10/10, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách cho hạ tầng số, nền tảng số và nguồn nhân lực số để thúc đẩy dữ liệu số phát triển ổn định, bền vững. "Chính phủ Việt Nam xác định mục tiêu kép là vừa phát triển CPS, KTS, XHS, vừa hình thành các DN công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Mục tiêu đó nhằm hiện thực hóa khát vọng một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân được phồn vinh, ấm no và hạnh phúc", Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết.

Đánh giá về vai trò hoạt động của các DN hiện nay, tính tiên phong của các DN công nghệ số hàng đầu Việt Nam như VNPT, Viettel, CMC… cũng được thể hiện trong triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành. Từ đó góp phần xây dựng nền tảng số cho DN, góp phần thúc đẩy tăng trưởng KTS của Việt Nam.

Tiếp cận với quá trình CĐS, CMC đã liên tục đón đầu và đưa ra các xu hướng công nghệ mới nhằm thực hiện quá trình CĐS toàn diện CPS - XHS - KTS. Có thể kể đến hệ sinh thái các sản phẩm, giải pháp, nền tảng “Made by CMC” dựa trên nền tảng lõi AI, Cloud, Big Data, Blockchain… đã và đang giúp các ngành, các lĩnh vực, các đơn vị, tổ chức đẩy nhanh quá trình CĐS, gia tăng năng suất, tiết kiệm chi phí mang đến những giá trị cao cho người dùng.

Theo ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch HĐQT/Chủ tịch Điều hành CMC, CĐS đã trở thành hành trình tương lai mà ở đó, CMC luôn ý thức rõ vai trò và sứ mệnh tiên phong của mình đối với mục tiêu chung của quốc gia. "Tại CMC chúng tôi khao khát đem những nỗ lực không ngừng để thúc đẩy công cuộc CĐS hoàn thiện, từ đó góp phần xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia phát triển bền vững, cuộc sống của người dân sẽ được nâng cao và các DN tăng trưởng mạnh mẽ", ông Nguyễn Trung Chính nhấn mạnh.

Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trên thế giới đã xây dựng được một chương trình chuyên đề về CĐS quốc gia được Chính phủ phê duyệt với 3 trụ cột CPS, KTS và XHS. Trong đó, CMC tiên phong trong việc hợp lực CĐS cùng các địa phương, tổ chức theo định hướng của Chính phủ. Đồng thời, tích cực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ số cả trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Trong lĩnh vực CĐS quốc gia, CMC đã cung cấp và kết nối các sản phẩm, các giải pháp kết nối băng rộng, trung tâm dữ liệu (TTDL), điện toán đám mây (ĐTĐM) và an toàn, an ninh thông tin tới các đơn vị, DN trong cả nước.

Phục vụ mục tiêu CPS, XHS và KTS, trong nhiều năm liền CMC được biết đến là DN đi đầu với những sản phẩm nổi bật về: Giải pháp cổng Dịch vụ công, phòng họp số, hệ thống quản lý văn bản điều hành, lưu trữ số, thư viện số, giải pháp bảo tàng số về dân tộc học, giáo dục số, văn hóa du lịch số, giải pháp dịch hai chiều chữ quốc ngữ và tiếng dân tộc...

Đặc biệt, lĩnh vực kinh tế số, CMC ghi dấu ấn với hàng loạt các giải pháp tiêu biểu: Sàn giao dịch thương mại điện tử sản phẩm của nông lâm thủy sản, hệ thống hỗ trợ phân phối sản phẩm nông lâm nghiệp (blockchain)...

Tạo ra giá kết quả thực, xây dựng giá trị thực

Trong suốt hành trình hơn 30 năm, CMC không ngừng đổi mới, sáng tạo tiên phong trong các xu hướng công nghệ mới, nâng cấp hệ sinh thái công nghệ Made by CMC. Tập đoàn hướng đến mục tiêu thúc đẩy CĐS quốc gia trên cả ba trụ cột: KTS, XHS, CPS.

"Các DN công nghệ tại Việt Nam sẽ phải là lá cờ đầu, là nhân tố tiên phong trong công cuộc CĐS quốc gia. Đây vừa là nghĩa vụ, vừa là sứ mệnh cao cả mà muốn thực hiện tốt chúng ta cần có sự đoàn kết, đồng lòng nỗ lực không ngừng. Có như thế thì Việt Nam mới nhanh chóng bắt kịp và tiến bộ cùng thế giới”, ông Nguyễn Trung Chính nhận định.

anh-4.jpg
Chủ tịch HĐQT/Chủ tịch Điều hành CMC Nguyễn Trung Chính khẳng định CĐS là hướng đi tất yếu để DN phát triển bền vững.

Là đơn vị trẻ nhất của Tập đoàn CMC, CMC Global đã đi đầu với những bước phát triển rực rỡ, trở thành công ty tên tuổi trong nhóm dẫn đầu trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT, hiện thực hoá khát vọng chinh phục hành trình CĐS quốc gia. Công ty đặt mục tiêu năm 2025 sẽ có 7.500 nhân tài công nghệ thông tin, kinh doanh trên quy mô toàn cầu, đạt doanh thu 300 triệu USD với 50% đóng góp từ các dịch vụ CĐS, trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ CĐS tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu khu vực.

Năm 2016, CMC bắt đầu chiến lược tiến ra thị trường quốc tế với nền móng đầu tiên là bộ phận cung cấp xuất khẩu phần mềm gồm 50 nhân viên. Đến nay, Công ty hiện đang có hơn 3.000 nhân viên làm việc tại 10 văn phòng ở Việt Nam và các thị trường lớn trên thế giới. Nằm trong chiến lược chung của tập đoàn, bên cạnh Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Á - Thái Bình Dương là 3 thị trường trọng điểm, CMC Global chủ động tìm kiếm các cơ hội, không gian phát triển kinh doanh mới, ưu tiên đầu tư phát triển theo chiều sâu trong công nghệ số và CĐS.

Nhằm đáp ứng các nhu cầu về bảo mật và quy mô của các dự án quốc tế, CMC Global đã xây dựng 3 trung tâm phát triển phần mềm quốc tế - Global Delivery Center (GDC) tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Các GDC kết hợp cùng các chứng chỉ bảo mật thông tin theo chuẩn ISO 9001/2015, ISO 27001/2013 và chuẩn CMMi level 3 đảm bảo các yếu tố chất lượng nhân sự và bảo mật thông tin tạo ra chất lượng tiêu chuẩn toàn cầu cho các dự án công nghệ. CMC Global hiện có gần 200 kỹ sư về giải pháp Cloud được chứng nhận bởi AWS.

anh-5.png
Các thị trường của CMC Global trên thế giới

Đồng hành cùng nhiều DN và tổ chức, cơ quan chính phủ trong gần 30 năm qua, Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC (CMC TS) đang vươn lên vị trí hàng đầu về tư vấn và triển khai giải pháp CĐS, ĐTĐM.

"Trải nghiệm khách hàng và tư duy dịch vụ là định hướng chiến lược phát triển quan trọng nhất của CMC TS với mong muốn mang những công nghệ mới nhất, giải pháp tốt nhất và dịch vụ CNTT chất lượng nhất đến khách hàng, đồng hành cùng tổ chức và DN CĐS thành công", ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn CMC, Tổng Giám đốc CMC TS cho biết.

Nhiều dự án quan trọng được CMC TS đã và đang triển khai thành công thời gian qua. Tháng 4/2023, CMC TS hợp tác với ABBank và Backbase để chuyển đổi trải nghiệm ngân hàng số cho hàng triệu khách hàng tại Việt Nam. Đầu năm 2023, CMC TS cũng đã thành công trong việc đưa vào vận hành giải pháp SAP Business One cho Tập đoàn DOJI - dấu mốc quan trọng trong hành trình CĐS của DN trang sức đá quý này.

Kỳ vọng trở thành nhà cung cấp dịch vụ CĐS và ĐTĐM top 1 tại Việt Nam, CMC TS có chiến lược đẩy mạnh cung cấp dịch vụ CĐS, các giải pháp ngành như tài chính - ngân hàng số, sản xuất thông minh và giải pháp nâng cao trải nghiệm cho khách hàng. Bên cạnh đó, công ty tập trung vào mảng ĐTĐM và bảo mật./.

Gia Bách