Đà Nẵng phát triển cảng biển thông minh bằng sản phẩm Make in VietNam

Chính phủ số - Ngày đăng : 08:18, 15/08/2023

Nhằm phát huy hiệu các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cảng Đà Nẵng, Thành phố Đà Nẵng hướng đến phát triển doanh nghiệp theo hướng hiện đại, tiên tiến và bền vững, theo đó hoạt động giao dịch được nhanh chóng, chính xác và kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Chính phủ số

Đà Nẵng phát triển cảng biển thông minh bằng sản phẩm Make in VietNam

PV 15/08/2023 08:18

Nhằm phát huy hiệu các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cảng Đà Nẵng, Thành phố Đà Nẵng hướng đến phát triển doanh nghiệp theo hướng hiện đại, tiên tiến và bền vững, theo đó hoạt động giao dịch được nhanh chóng, chính xác và kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ, kết hợp với những sản phẩm công nghệ Make in Vietnam, giúp Cảng Đà Nẵng tối ưu hóa quy trình sản xuất và khai thác, giảm chi phí, nâng cao năng suất khai thác và hướng đến cảng thông minh và cảng xanh.

Khắc phục tình trạng khó khăn trước đây xe container vào cảng Đà Nẵng lái xe container vào cổng Cảng Đà Nẵng, lái xe phải trình lệnh giấy, nhân viên cảng kiểm tra thông tin, kiểm tra đăng kiểm, tải trọng của xe; nhập số xe đầu kéo, romooc, số container, chỉ số cân… vào phần mềm CATOS sau đó xe mới được vào cảng nhận hàng.

Hiện nay Cảng Đà Nẵng đã sử dụng phần mềm cổng container tự động (AutoGate) do công ty Phenikaa MaaS xây dựng và lắp đặt. AutoGate tích hợp nhiều giải pháp công nghệ được áp dụng như nhận dạng mã container bằng thuật toán kết hợp với trí tuệ nhân tạo (AI), nhận diện biển số xe đầu kéo, romooc; tự động điều khiển đóng mở barrie, đọc chỉ số đầu cân điện tử, dùng Robot (RPA) thực hiện lệnh, gửi thông tin qua phần mềm trên điện thoại của lái xe. Autogate giúp khách hàng có thể làm thủ tục tại bất cứ đâu có kết nối internet, rút ngắn thời gian giao nhận hàng, tiết kiệm chi phí trong in ấn, lưu trữ hồ sơ, chứng từ tất cả các thông tin đều được số hóa.

fgdgfdg.jpg
Hệ thống camera tại cổng container

Cảng Đà Nẵng cũng đã sớm triển khai từ năm 2020 phần mềm cảng điện tử ePort (electronic Port) nhằm triển khai lệnh giao hàng điện tử; thông quan hải quan điện tử; hóa đơn điện tử và thanh toán điện tử. Phần mềm cảng điện tử (ePort) ứng dụng những công nghệ tiên tiến của thế giới, như: sử dụng robot trong nhiều công đoạn để nâng cao năng suất, tăng hiệu quả công việc... Phần mềm cảng điện tử ePort và cổng container tự động AutoGate đều do các kỹ sư Việt Nam xây dựng.

Cả hai ứng dụng phần mềm điện tử này đã đoạt giải Nhất Hội thi sáng tạo Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng lần thứ 16 (năm 2020-2021) và đoạt Giải 3 Giải thưởng Sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2021. Bên cạnh đó để chủ động thời gian cấp nhiên liệu, thống kê hệ thống lượng nhiên liệu cho từng phương tiện, thiết bị và công nhân vận hành phương tiện, thiết bị có thể chủ động đổ xăng, dầu mà không phụ thuộc vào nhân viên quản lý trạm,... Cảng Đà Nẵng đã ứng dụng giải pháp: Trạm nhiên liệu tự động hệ thống quản lý nhiên liệu 4.0. Đây là phần mềm đạt giải nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật thành phố Đà Nẵng lần thứ 16 (2020-2021).

Vai trò của cảng Đà Nẵng hiện là hạt nhân chuỗi cung ứng logistic toàn cầu với hệ sinh thái hàng hải gồm Cảng vụ, Hoa tiêu, Biên phòng, Hải quan, cơ quan Thuế, hãng tàu và cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhằm đảm bảo thông suốt và an toàn hàng hóa. Từ khi triển khai, cảng điện tử đã mang lại nhiều hiệu quả cho hệ sinh thái hàng hải, như: rút ngắn thời gian giao nhận hàng và giảm chi phí logistics, tiết kiệm chi phí điều hành, chi phí đi lại, nhân sự.

Theo Ông Lê Nam Hùng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần logistics Portserco, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Vận tải Hàng hóa đường bộ Đà Nẵng cho biết: Các cá nhân, doanh nghiệp của Cảng Đà Nẵng đã thành công trong việc áp dụng công nghệ vào vận hành. Hiệp hội trong thời gian tới sẽ tập hợp các nhà vận tải hàng hóa đường bộ từ đó có nhiều doanh nghiệp thực hiện dịch vụ thông qua cảng Đà Nẵng. Việc chuyển đổi kịp thời, chất lượng phần mềm ePort của cảng, kết nối với các hãng tàu với cơ quan hải quan thực hiện trên phần mềm rất dễ dàng, chất lượng sử dụng dịch vụ hiệu quả cao.

Ông Lê Nam Hùng cũng khẳng định thêm việc ứng dụng phần mềm cảng điện tử giúp Cảng Đà Nẵng nâng cao khả năng quản trị, tối ưu hóa quy trình sản xuất và khai thác, giảm chi phí, nâng cao năng suất khai thác, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khách hàng. Với 3 tiêu chí “Không tiếp xúc; không dùng giấy, không dùng tiền mặt” đã mang đến sự thuận lợi cho các đối tác; đẩy nhanh tiến độ giao nhận hàng, sớm đưa hàng hoá vào chuỗi cung ứng, tiết kiệm được thời gian và chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cũng theo Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng Ông Trần Lê Tuấn, Tổng Giám đốc cho biết việc đẩy nhanh quá trình số hóa, sử dụng các phần mềm quản lý “Make in VietNam” giúp cảng Đà Nẵng ngày càng hoàn thiện: Cảng Đà Nẵng đã xây dựng chiến lược chuyển đổi số giai đoạn 2020- 2025, tầm nhìn đến 2030. Đà Nẵng phấn đấu đến năm 2024 trở thành cảng số hóa hoàn toàn bằng ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, tiên tiến trong và ngoài nước để áp dụng vào vận hành, khai thác và quản trị. Đặc biệt, Cảng Đà Nẵng quyết tâm chuyển đổi số thành công để tăng năng lực cạnh tranh, giảm chi phí, tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ để tất cả hướng đến “Lấy khách hàng làm trung tâm”, đảm bảo khách hàng có khả năng tương tác “mọi lúc, mọi nơi” trên không gian số".

gdgdfgg.jpg
Cảng Đà Nẵng quyết tâm chuyển đổi số thành công để tăng năng lực cạnh tranh

Từ những giải pháp công nghệ trên, cảng Đà Nẵng giúp cho nhân viên, đối tác dễ dàng tra cứu và truy xuất dữ liệu, mỗi năm tiết kiệm chi phí giấy in, xăng dầu gần 100.000 USD (hơn 2 tỷ đồng)/năm và trở thành cảng biển đầu tiên sử dụng cổng container thông minh ở Việt Nam. Chỉ sau một năm đưa vào sử dụng, đã có hơn 95% khách hàng sử dụng ứng dụng ePort và Autogate của Cảng.

Việc Cảng Đà Nẵng đưa các ứng dụng cảng điện tử vào khai thác đã đưa đơn vị trở thành cảng biển trực tuyến, tương tác mọi lúc mọi nơi, hiệu quả, nhanh chóng. Góp phần nâng cao uy tín và chất lượng dịch vụ của đơn vị cũng như tăng khả năng cạnh tranh cho cảng nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói chung khi các hãng tàu, khách hàng nước ngoài đến và hợp tác kinh tế với cộng đồng doanh nghiệp địa phương.

PV