Canada cần thu hút nhân tài số để đáp ứng cung cấp dịch vụ công
Chuyển đổi số - Ngày đăng : 09:49, 03/11/2023
Canada cần thu hút nhân tài số để đáp ứng cung cấp dịch vụ công
Chính phủ Canada phải hành động mạnh mẽ và nhạy bén hơn, đồng thời thực hiện cách tiếp cận cận liên ngành, toàn chính phủ trong việc thu hút, đào tạo và giữ chân nhân tài kỹ thuật số.
Hội đồng Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICTC) dự báo Canada sẽ cần thêm 250.000 việc làm trong nền kinh tế số để đạt tổng số 2,3 triệu lao động kỹ thuật số vào năm 2025.
Cuộc đua quốc tế nhằm thu hút nhân tài số có tính cạnh tranh cao. Canada đã đạt được một số tiến bộ trong việc thu hút nhân lực số từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt kể từ khi triển khai chiến lược nhân tài công nghệ vào mùa hè này.
Ví dụ, chính phủ liên bang đang tham vấn các tỉnh và vùng lãnh thổ để tìm cách quảng bá Canada trở thành nơi thu hút “những người du mục kỹ thuật số” (digital nomad) đồng thời đang nỗ lực cấp phép cho người lao động tại các công ty khởi nghiệp lên đến 3 năm.
Vào tháng 7/2023, người nhập cư, người tị nạn và người có quốc tịch Canada đã phát động sáng kiến cấp phép lao động mở, loại visa H1-B (visa dành cho các lao động có chuyên môn), đạt được mức 10.000 đơn đăng ký trong vòng 24 giờ.
Mặc dù những sáng kiến này được hoan nghênh và giúp thu hút những nhân tài về kỹ thuật số mới, nhưng cũng chỉ được một phần nhỏ trong tổng số nhân tài cần thiết. Chính phủ Canada vẫn đang gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với khu vực tư nhân để thu hút nhân công kỹ thuật số có tay nghề cao.
Do đó, chính phủ liên bang nói riêng phải hành động mạnh mẽ và nhạy bén hơn, đồng thời thực hiện cách tiếp cận cận liên ngành, toàn chính phủ trong việc thu hút, đào tạo và giữ chân nhân tài kỹ thuật số.
Các cơ quan công quyền của Canada đã có những bước tiến lớn trong thời kỳ đại dịch về việc sử dụng công nghệ số để cung cấp các dịch vụ công, nhưng Canada vẫn bị tụt hậu so với các nước dẫn đầu toàn cầu. Cuộc khảo sát về chính phủ điện tử năm 2022 của Liên Hợp Quốc cho thấy Canada đã tụt từ vị trí thứ 28 năm 2020 xuống vị trí thứ 32 vào năm 2022.
Các hệ thống nội bộ của Chính phủ Canada phần lớn vẫn hoạt động tách biệt giữa các bộ phận. Việc áp dụng đám mây chỉ chiếm chưa đến 10% hoạt động của chính phủ.
Với tốc độ tiến bộ của công nghệ hiện nay cùng những kỳ vọng về kỹ thuật số của người tiêu dùng và sự đổi mới của ngành, các thư ký của Hội đồng cơ mật (Cơ mật viện) và các giám đốc công nghệ thông tin liên bang vẫn tiếp tục nêu bật nhu cầu về năng lực số trong chính phủ.
Thủ đô Ottawa hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu khoảng 30% cho các vị trí CNTT (IT) và thực tế là khả năng thu hút nhân tài mới cho các công việc của chính phủ còn hạn chế. Do đó, Thủ đô Canada phải thực sự tập trung đầu tư vào năng lực, kỹ năng và trình độ hiểu biết về kỹ thuật số để duy trì lực lượng lao động của mình trong tương lai.
Trong vài tháng qua, đã có cuộc tranh luận công khai về cách thức phù hợp để Chính phủ Liên bang Canada giải quyết nhu cầu về những kỹ năng số, hiện đại hóa các hoạt động và dịch vụ công dân cũng như bắt kịp những nhu cầu phức tạp này.
Nhấn mạnh ưu tiên này, Thủ tướng Justin Trudeau đã bổ nhiệm ông Terry Beech làm Bộ trưởng Bộ Dịch vụ Công dân, một cơ quan chính phủ mới có nhiệm vụ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của các dịch vụ liên bang cho công dân.
Tuy nhiên, không chỉ thủ đô Ottawa mà ngay cả những công ty công nghệ tiên tiến nhất cũng đang phải vật lộn để thích ứng với những thay đổi như AI, đám mây hay siêu dữ liệu và bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa bảo mật. Họ cũng dựa vào chuyên môn của bên thứ ba để dự đoán, hiểu và áp dụng những cải tiến công nghệ mới nhất cũng như mang lại những ý tưởng mới cho các tổ chức của họ.
Mặc dù vậy, khoảng cách giữa đầu tư của chính phủ và ngành công nghiệp vào công nghệ còn rất lớn. Theo khảo sát của Accenture, 49% người trả lời ở lĩnh vực công cho biết tổ chức của họ có kế hoạch đầu tư lớn vào các giải pháp dữ liệu trong 3 năm tới, trong khi các ngành công nghiệp là 71%.
Những chính phủ trì hoãn các khoản đầu tư tương tự sẽ chỉ thấy khoảng cách về công nghệ và kỹ năng ngày càng lớn giữa các tổ chức của họ và khu vực tư nhân.
Chính sách tham vọng kỹ thuật số năm 2022 của Chính phủ liên bang xác định đào tạo kỹ năng và hợp tác có mục đích với chuyên môn kỹ thuật bên ngoài là điều cần thiết. Catherine Luelo, Giám đốc thông tin của Chính phủ liên bang đã coi việc tìm kiếm nhân tài số là một trong ba ưu tiên hàng đầu của mình.
Trong thế giới ngày nay, một chính phủ hiện đại và hiệu quả là nền tảng để cạnh tranh, thu hút đầu tư toàn cầu cũng như hình thành và đưa ra các chính sách công thông minh. Việc tích hợp các kỹ năng một cách nhất quán trong cộng đồng số của dịch vụ công là điều cần thiết của chính phủ liên bang cho chiến lược phát triển nhân tài trong tương lai.
Việc các chính phủ và doanh nghiệp đang cạnh tranh để giành được lực lượng lao động số cần sự kết hợp của nhiều giải pháp. Dù không dễ dàng, nhưng việc tăng cường đầu tư vào kỹ năng số sẽ có tác động lớn.
Giá trị của việc đào tạo kỹ năng công nghệ
Đầu tư thông minh và nhất quán để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nhân tài được chứng minh là mang lại lợi tức lớn. Accenture nhận thấy các tổ chức thành thạo kỹ thuật số có khả năng đạt mức tăng trưởng doanh thu cao gấp 2,7 lần (lớn hơn 20%) trong 3 năm qua.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách quan trọng. Vào năm 2021, 78% những người ra quyết định về IT báo cáo những thiếu hụt về kỹ năng trong tổ chức của họ, tăng từ 36% vào năm 2015. Họ nêu ba lý do hàng đầu cho điều này gồm: thay đổi công nghệ vượt xa các chương trình phát triển kỹ năng; khó khăn trong việc thu hút nhân tài; và đầu tư chưa đủ vào đào tạo để phát triển các kỹ năng cần thiết nhằm lấp đầy các vị trí này trong nội bộ.
Tuyển dụng nhân tài là một quá trình tốn kém và lâu dài. Chi phí có thể cao hơn tới 6 lần so với việc xây dựng các kỹ năng cần thiết từ bên trong. Đào tạo cũng là điều cần thiết để giữ chân nhân tài. 55% nhân viên kỹ thuật số có tay nghề cao cho biết họ sẵn sàng thay đổi tổ chức nếu cảm thấy kỹ năng số của mình đang bị trì trệ ở công ty hiện tại.
67% những người ra quyết định IT tin rằng khoảng cách về kỹ năng khiến nhân viên của họ bị mất năng suất từ 3 - 9 giờ mỗi tuần. Kỹ năng IT kém sẽ rơi vào các vị trí không chuyên về công nghệ và ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của họ.
Những người làm việc trong khối nhà nước muốn làm việc cho các tổ chức có thể cung cấp cho họ các công cụ và kỹ năng cần thiết để thành công, nhưng họ nhận được ít sự hỗ trợ hơn so với các công ty cùng ngành. Kết quả nghiên cứu cho thấy 59% số người trong lĩnh vực công tham gia phỏng vấn đang có kế hoạch tăng đầu tư vào phát triển kỹ năng trong ba năm tới trong khi ở tất cả các ngành là 71%.
Một chính phủ mạnh mẽ là chính phủ có chiến lược tập trung cho nhân tài. Công nghệ giúp cung cấp dịch vụ công tốt hơn, văn hóa đổi mới hơn, an ninh mạnh mẽ hơn.
Đó là một thách thức lớn không có giải pháp dễ dàng nên chính phủ và các đối tác công nghiệp phải cùng nhau hợp tác nếu muốn hỗ trợ chiến lược nhân tài cho dịch vụ công phù hợp với tham vọng và kỳ vọng của người dân Canada./.