‏Hưng Yên tiên phong thí điểm mô hình thi trực tuyến qua nền tảng xác thực CCCD‏

Chuyển đổi số - Ngày đăng : 05:08, 04/11/2023

Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên cùng FPT IS, PC 06 Công an tỉnh, tổ chức thí điểm thành công kỳ khảo sát online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử cho học sinh THPT.
Chuyển đổi số

‏Hưng Yên tiên phong thí điểm mô hình thi trực tuyến qua nền tảng xác thực CCCD‏

PV {Ngày xuất bản}

Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên cùng FPT IS, PC 06 Công an tỉnh, tổ chức thí điểm thành công kỳ khảo sát online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử cho học sinh THPT.

Đây là bước đi mang tính tiên phong của Hưng Yên khi ứng dụng công nghệ thúc đẩy giáo dục số theo Mô hình 21, góp phần đẩy nhanh quá trình đưa Đề án 06 đi vào thực tiễn, theo Kế hoạch số 110/KHPH-BCA-UBND ngày 03/7/2023 của Bộ Công an - UBND tỉnh Hưng Yên về triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án "Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2023" tại tỉnh Hưng Yên.‏

‏Trong ngày 3/11, 26 trường THPT trên địa bàn tỉnh (100% trường THPT công lập, 1 trường tư thục liên cấp) đã tiến hành thí điểm kỳ thi khảo sát môn Toán cho khối 11 thông qua nền tảng Khaothi.Online do Công ty Hệ thống Thông tin (FPT IS), đơn vị thành viên Tập đoàn FPT phát triển.

Với số lượng gần 2.700 học sinh, trên 200 cán bộ, giáo viên tham gia công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi, đây là chương trình thí điểm Mô hình 21 (mô hình thi trực tuyến tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ CCCD gắn chip điện tử của Đề án 06) với quy mô lớn nhất trên cả nước tính đến nay.‏

‏Theo ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Hưng Yên, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, dựa trên điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường và nền tảng hợp tác cùng FPT IS trong các giai đoạn trước, Sở đã quyết định thực hiện triển khai thí điểm trên diện rộng nhằm đánh giá được hiệu quả thực tế một cách toàn diện.

Để thiết kế và tổ chức kỳ khảo sát thí điểm, Sở GD&ĐT Tỉnh Hưng Yên đã phối hợp cùng đối tác công nghệ FPT IS nghiên cứu, hoàn thiện quy trình và phát triển hệ thống thi trên nền tảng Khaothi.Online.

Thay vì tổ chức thi theo hình thức trên giấy, toàn bộ quy trình từ: xây dựng đề thi, lập kế hoạch, tổ chức thi, điều hành thi, xác thực thí sinh và chấm thi đều được thực hiện trên nền tảng công nghệ thống nhất.

Cụ thể, ở khâu chuẩn bị kỳ thi, kho đề thi được thực hiện trên hệ thống phần mềm với các công cụ cho phép tạo lập ngân hàng câu hỏi. Giáo viên có thể thực hiện tại nhà hay tại trường, thay vì mất nhiều thời gian như trước đây. Đề thi được tạo theo các nguyên tắc tính toán chặt chẽ để tránh việc lộ đề thi.‏

423-202311031755022.jpg
‏Học sinh thực hiện kỳ thi thí điểm trên máy tính.‏

Về công tác tổ chức thi, danh sách thí sinh được kiểm soát trên hệ thống và tại điểm thi, thí sinh được định danh thông tin tự động thông qua ứng dụng xác thực dữ liệu CCCD gắn chip - FPT.IDCheck và thiết bị đọc dữ liệu CCCD gắn chip - FPT.IDReader.

Việc kiểm tra mất khoảng 10 giây/1 thí sinh, đối chiếu trực tiếp với cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư của Bộ Công an. Điều này giúp xác định chính xác đối tượng dự thi ngay tại cửa phòng thi, giải quyết dứt điểm tình trạng thi hộ, góp phần nâng cao chất lượng kỳ thi. ‏

423-202311031755023.jpg
‏Thí sinh được định danh thông tin tự động thông qua ứng dụng xác thực dữ liệu CCCD gắn chip.‏

‏Hình thức thi trực tuyến tập trung tại các điểm thi, thí sinh thực hiện làm bài thi trên máy tính giúp các cơ sở giáo dục đơn giản hóa thủ tục giấy tờ, tiết kiệm thời gian, chi phí và nhân sự tham gia.

Toàn bộ quá trình thi tại 26 điểm trường đều được giám sát trực tuyến và tập trung theo thời gian thực thông qua hệ thống phần mềm. Chỉ cần theo dõi màn hình báo cáo trên máy tính hoặc thiết bị như iPad, điện thoại, lãnh đạo Sở GD&ĐT và các nhà trường dễ dàng kiểm soát, điều hành trực tuyến toàn bộ hoạt động, từ tình hình xác thực vào thi, tình hình vắng mặt của thí sinh tới tình hình làm bài thi của thí sinh tại tất cả các điểm thi. ‏

‏Sau buổi thi, hệ thống sẽ tự động chấm kết quả thi, giúp giảm nhân sự và thời gian khi không phải thành lập hội đồng chấm thi và tổ chức chấm thi. Kết quả được đóng gói và lưu trữ trên hệ thống máy chủ giúp giảm thủ tục lưu trữ giấy tờ, tạo thuận tiện cho quá trình thanh tra, xác minh sau kỳ thi và báo cáo dữ liệu trực tiếp tới các cấp có thẩm quyền liên quan. Kỳ thi thí điểm nhận được phản hồi tích cực từ phía lãnh đạo nhà trường, giáo viên và học sinh tham dự.‏

423-202311031755024.jpg
‏Hệ thống có thể tự động trích xuất báo cáo theo thời gian thực.‏

‏Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm Dữ liệu (TTDL) quốc gia về dân cư, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng dữ liệu dân cư (DLDC) và CCCD cho biết: “‏‏Việc đẩy mạnh các mô hình theo Đề án 06 đi vào thực tiễn là ưu tiên hàng đầu của Bộ Công an và Chính phủ. Việc Sở GD&ĐT Hưng Yên tổ chức thí điểm Mô hình 21 thành công khẳng định sự tiên phong, chủ động trong triển khai Đề án 06".

Hệ thống sẽ giúp địa phương sử dụng dữ liệu để kiểm soát tốt quá trình thi cử, giảm chi phí và công sức của hoạt động thanh tra, giám sát cũng như phòng ngừa các nguy cơ gian lận. Từ đó, Hưng Yên sẽ có nền tảng để tổ chức các kỳ thi quy mô lớn theo một quy trình nhất quán, khoa học. Điển hình từ Hưng Yên góp phần khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của Đề án 06, là tiền đề nhân rộng và truyền cảm hứng cho các địa phương trên cả nước triển khai mô hình của Đề án 06‏‏.

423-202311031755021.jpg
Ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đánh giá triển khai kỳ thi thí điểm là tiền đề quan trọng để nhân rộng Mô hình 21.

‏Trực tiếp kiểm tra thực hiện Mô hình 21 tại điểm thi Trường THPT Triệu Quang Phục, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên đánh giá cao việc triển khai thí điểm Mô hình 21 với quy trình tổ chức và nền tảng công nghệ đem lại nhiều lợi ích khác biệt so với hình thức truyền thống.‏‏ ‏‏

Đây là cột mốc quan trọng để Hưng Yên chứng minh tính thực tiễn của Mô hình 21. Tỉnh sẽ tổ chức khảo sát đánh giá làm cơ sở để đề xuất với Bộ GD&ĐT, Bộ Công an cho phép áp dụng nhân rộng cho các kỳ thi như: tuyển sinh vào 10, các kỳ thi chọn học sinh giỏi, khảo sát,… góp phần đưa Đề án 06 đi vào thực tiễn.

"Chúng tôi tin tưởng kết quả này là tham chiếu quan trọng cho Bộ Công Aa, Bộ GD&ĐT và các tỉnh tiếp tục đẩy mạnh mô hình này‏‏", ông Nguyễn Duy Hưng nói

‏Năm 2023, TTDL quốc gia về dân cư - Bộ Công an đẩy mạnh triển khai 43 mô hình của Đề án 06 vào thực tiễn, với mục tiêu tổng quát là ứng dụng CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ CCCD gắn chíp điện tử trong công cuộc CĐS quốc gia. Trong đó, Mô hình 21 là mô hình thi trực tuyến tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ CCCD gắn chip điện tử, hướng tới mục tiêu giúp đáp ứng thi cử với số lượng lớn thí sinh đồng thời. ‏

‏Nền tảng quản lý toàn diện hoạt động thi, kiểm tra đánh giá - Khaothi.Online và Giải pháp chống giả mạo xác thực số - FPT.IDCheck hiện là một trong số ít các giải pháp đáp ứng Mô hình 21 của Đề án 06.

Hiện nay, FPT IS đang cùng nhiều tỉnh thành ứng dụng Mô hình 21 như: Hải Phòng - Thí điểm thành công với mô hình thi trực tuyến tập trung chuẩn hóa, Huế - Nền tảng thi trực tuyến tích hợp tài khoản HueS, Khánh Hòa - Triển khai nền tảng khảo thí của địa phương…/.‏

PV