Chứng chỉ rừng và trồng rừng gỗ lớn- phương thức phát triển bền vững cho ngành lâm nghiệp

Truyền thông - Ngày đăng : 09:39, 27/11/2023

Rừng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn đem lại giá trị về môi trường và xã hội. Vì thế, tháo gỡ các vướng mắc, tạo thuận lợi hơn cho phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế, góp phần phát triển ngành lâm nghiệp bền vững là việc làm cần thiết.
Truyền thông

Chứng chỉ rừng và trồng rừng gỗ lớn- phương thức phát triển bền vững cho ngành lâm nghiệp

P.V 27/11/2023 09:39

Rừng không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn đem lại giá trị về môi trường và xã hội. Vì thế, tháo gỡ các vướng mắc, tạo thuận lợi hơn cho phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế, góp phần phát triển ngành lâm nghiệp bền vững là việc làm cần thiết.

Diện tích rừng trồng tăng lên nhanh chóng

Ông Vũ Thành Nam, Trưởng phòng Sử dụng rừng, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, diện tích rừng thời gian qua đang tăng lên rất nhanh, để đạt được kết quả này là nhờ triển khai tổng hợp các giải pháp tổng thể của Chính phủ, Trung ương, chính quyền địa phương, đến người dân, góp phần đạt độ che phủ rừng. Thêm vào đó, đã thực hiện việc giao đất giao rừng rất hiệu quả, rừng không những có chủ mà còn tạo điều kiện cho người dân trồng rừng tiêu thụ được sản phẩm do mình trồng, góp phần nâng độ che phủ rừng đạt mục tiêu đề ra.

rung.jpg
Đến nay, cả nước đã có khoảng 435.000 ha rừng được cấp chứng chỉ, trong đó có 150.000 ha chứng chỉ rừng VFCS/PEFC.

Đối với việc cấp chứng chỉ rừng bền vững, Việt Nam là quốc gia tiếp cận chứng chỉ rừng từ sớm, từ năm 2006, Việt Nam đã được cấp chứng chỉ rừng bền vững. Đến nay, cả nước đã có khoảng 435.000 ha rừng được cấp chứng chỉ, trong đó có 150.000 ha chứng chỉ rừng VFCS/PEFC.

Việt Nam là quốc gia đang đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu lâm sản, gỗ, việc đảm bảo các chứng chỉ rừng bền vững càng có vai trò quan trọng. Để đưa nhiều sản phẩm vào Mỹ, các thị trường khó tính, đều đòi hỏi cần các chứng chỉ rừng bền vững giúp gia tăng giá trị sản phẩm lâm sản, tăng thu nhập cho người trồng rừng.

Ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị thông tin, Quảng Trị cũng là tỉnh đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng nhận quốc tế FSC đối với rừng tự nhiên. Theo đó, 2.145ha rừng tự nhiên của 5 thôn tại các xã: Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt, Hướng Linh của huyện Hướng Hóa được cấp chứng nhận quốc tế FSC dịch vụ hệ sinh thái về lưu trữ và hấp thụ carbon vào tháng 10/2022, với trữ lượng lưu trữ tại các diện tích rừng này khoảng 350.000 tấn CO2 và lượng hấp thụ hàng năm khoảng 7.000 tấn CO2. Kết quả này mang đến cơ hội cho các chủ rừng cộng đồng trong việc tiếp cận các nguồn tài trợ và chi trả tự nguyện cho dịch vụ hệ sinh thái do Hội đồng Quản trị rừng Quốc tế FSC khởi xướng trên toàn cầu.

Tập trung thực hiện trồng rừng gỗ lớn gắn với cấp chứng chỉ rừng bền vững

Trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các hộ gia đình, mà còn giúp giảm xói mòn góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu. Hiệu quả của rừng gỗ lớn so với rừng gỗ nhỏ đã được khẳng định, song loại rừng này vẫn chưa phát triển tương xứng.

chuyen_gia_anh_gia_fsc_phm_quc_tun__ang_kim_tra_tng_trng_rng_trng_3_5_tui_t.jpg
Các hộ trồng rừng gỗ lớn khó tiếp cận với nguồn hỗ trợ của Nhà nước về tài chính.

Trong khâu quản lý bảo vệ rừng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù chúng ta đã có rất nhiều thành tích về bảo vệ rừng, số vụ cũng như các thiệt hại năm sau đều giảm hơn năm trước theo thống kê của Cục Kiểm lâm. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn có những vụ phá rừng, cháy rừng làm ảnh hưởng đến chất lượng rừng cũng như tài sản của Nhân dân, đất nước.

Một rào cản khác trong việc phát triển rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC là hiện nay, hộ trồng rừng khó tiếp cận với nguồn hỗ trợ của Nhà nước về tài chính, vì hộ trồng rừng khó đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt về đất đai, trong đó có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản đồ thực địa ranh giới…

Do thủ tục phức tạp, trong khi nông dân hạn chế kiến thức và quy trình pháp luật nên không thể tiếp cận với nguồn hỗ trợ này. Thêm vào đó, có một số địa phương chính quyền chưa thực sự vào cuộc làm cầu nối giữa doanh nghiệp, người dân xây dựng mối liên kết trồng rừng gỗ lớn, nhất là trong việc xác nhận đất đai, ranh giới. Chính quyền địa phương đứng ngoài cuộc cũng đã làm thất thoát không ít lòng tin của người dân trong việc phát triền rừng gỗ lớn.

Chưa kể thời gian trồng rừng gỗ lớn dài cộng thêm áp lực về nhu cầu kinh tế, rủi ro về thiên tai, thị trường; ở vùng miền núi, đời sống khó khăn, thiếu vốn nên nhiều hộ gia đình chưa mạnh dạn trồng rừng gỗ lớn và chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Các đối tượng tham gia vào trồng rừng chưa nhận thức hoặc chưa thấy rõ lợi ích từ chứng chỉ rừng, còn lo ngại về đầu ra của gỗ có chứng chỉ.

Để tháo gỡ những vướng mắc này, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tới các hộ gia đình, cá nhân. Tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trong, ngoài nước đầu tư phát triển rừng trên địa bàn, nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng, đất lâm nghiệp.

Hiện nay, Chính phủ ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ người trồng rừng như hỗ trợ 8 triệu đồng/ha để bà con trồng rừng gỗ lớn.

Ông Trần Lâm Đồng, Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam kiến nghị, về các giống cây lâm nghiệp phục vụ trồng rừng, ngoài keo, bạch đàn là những loại cây dễ trồng, quen thuộc thì chúng ta còn tiềm năng lớn về mảng các loài cây lâm sản ngoài gỗ, đó là cây dược liệu, cây gỗ có giá trị khác.
Thực hiện chủ trương của Bộ NN&PTNT về phát triển kinh tế dưới tán rừng, hay giá trị đa dụng của rừng, Viện đã thực hiện nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Viện cũng khuyến cáo bà con cần có kiến thức về địa hình và tham khảo những hướng dẫn giống, kỹ thuật trồng của Viện để tham gia phát triển kinh tế dưới tán rừng.

P.V