Xuất khẩu rau quả của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng cuối năm 2023

Truyền thông - Ngày đăng : 08:45, 30/11/2023

Theo số liệu từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả 11 tháng qua đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, lần đầu tiên dẫn đầu ngành Nông nghiệp, vượt các nhóm chủ lực như gạo, hạt điều, cà phê.
Truyền thông

Xuất khẩu rau quả của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng cuối năm 2023

P.V {Ngày xuất bản}

Theo số liệu từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả 11 tháng qua đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, lần đầu tiên dẫn đầu ngành Nông nghiệp, vượt các nhóm chủ lực như gạo, hạt điều, cà phê.

Theo số liệu từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam, xuất khẩu rau quả 11 tháng qua đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay với kim ngạch ước đạt 5,2 tỷ USD. Nhóm rau quả cũng lần đầu tiên dẫn đầu ngành Nông nghiệp, vượt các nhóm chủ lực như gạo, hạt điều, cà phê.

trai-cay.jpg
Xuất khẩu rau quả 11 tháng qua đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay với kim ngạch ước đạt 5,2 tỷ USD.

Dự báo, trong tháng cuối năm là thời gian cao điểm của hoạt động mua sắm, tiêu dùng nên tình hình xuất khẩu ngành hàng này có thể tiếp tục tăng trưởng hơn nữa. Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Quý IV năm nay, cả nước sẽ có khoảng gần 4 triệu tấn trái cây được thu hoạch và đưa ra tiêu thụ.

Hiện nay, Trung Quốc đứng đầu thị trường nhập khẩu rau quả nước ta khi chiếm đến 66% thị phần. Do đó, việc nước này mở lại một số cửa khẩu từ đầu năm nay, cùng với những Nghị định thư được ký kết từ cuối năm 2022 là một trong những nguyên nhân thúc đẩy ngành hàng rau quả tăng trưởng. Trong đó, sầu riêng và mít là 2 mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất vào thị trường này.

Để đảm bảo hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu, hợp tác xã cần tuân thủ quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đáp ứng đầy đủ các quy định về kiểm dịch từ các thị trường nhập khẩu, tuân thủ quy định về bao bì nhãn mác với các doanh nghiệp sơ chế, đóng gói. Ngoài ra, người nông dân cũng cần tập trung trồng các loại cây theo định hướng của chính quyền địa phương để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định: "Tuân thủ quy định về sử dụng mã vùng trồng và mã cơ sở đóng gói, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người nông dân, hợp tác xã với các doanh nghiệp xuất khẩu, các cơ quan liên quan trong toàn bộ chuỗi xuất khẩu này thì mới bền vững được".

P.V