Nghị định số 63/NĐ-CP giúp hiểu rõ hơn về Luật Tần số vô tuyến điện

Báo chí - Ngày đăng : 10:43, 08/09/2023

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 09/2022/QH15.
Báo chí

Nghị định số 63/NĐ-CP giúp hiểu rõ hơn về Luật Tần số vô tuyến điện

PV 08/09/2023 10:43

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 09/2022/QH15.

Nghị định số 63/NĐ-CP quy định chi tiết các nội dung Luật giao cho Chính phủ theo các khoản 4 Điều 16, khoản 5 Điều 18, khoản 5 Điều 18a, điểm b khoản 1 Điều 19, khoản 5 Điều 24, khoản 3 Điều 25, khoản 3 Điều 26, khoản 4 Điều 31 và khoản 2 Điều 32 Luật Tần số vô tuyến điện số 42/2009/QH12, được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 09/2022/QH15; Đồng thời sửa đổi, bổ sung Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ.

tai-xuong-4-.jpg

Đối tượng áp dụng của Nghị định là các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện (TSVTĐ) tại Việt Nam; Không áp dụng đối với việc sử dụng TSVTĐ chỉ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

Kết cấu của Nghị định: Nghị định gồm 9 Chương 89 Điều quy định các vấn đề sau:

Chương I. Quy định chung

Chương II. Cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng TSVTĐ; đình chỉ một phần quyền sử dụng TSVTĐ.

Chương III. Cho thuê, cho mượn thiết bị VTĐ

Chương IV. Sử dụng chung TSVTĐ

Chương V. Chuyển nhượng quyền sử dụng TSVTĐ

Chương VI. Tiền cấp quyền sử dụng TSVTĐ

Chương VII. Chứng chỉ VTĐ viên

Chương VIII. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021

Chương IX. Hiệu lực thi hành

Các nội dung chính quy định tại Nghị định gồm: Các vấn đề cấp (Bao gồm cấp phép thông qua đấu giá, thi tuyển, cấp trực tiếp), cấp đổi, gia hạn, sửa đổi, bổ sung nội dung giấy phép, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện (TSVTĐ), cho thuê, cho mượn thiết bị vô tuyến điện (VTĐ), sử dụng chung TSVTĐ, chuyển nhượng quyền sử dụng TSVTĐ và cấp chứng chỉ VTĐ viên được nâng thẩm quyền quy định từ Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) tại Luật số 42/2009/QH12 thành Chính phủ. Các quy định mới Chính phủ được giao hướng dẫn gồm: Đình chỉ một phần quyền sử dụng TSVTĐ; Cấp trực tiếp giấy phép sử dụng băng tần cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng an ninh, cấp lại giấy phép sử dụng băng tần; Tiền cấp quyền sử dụng TSVTĐ; Thủ tục công nhận tổ chức đủ điều kiện để cấp chứng chỉ VTĐ viên.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 2 Luật số 09/2022/QH15 đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 64 của Luật Xử lý vi phạm hành chính để bổ sung lĩnh vực TSVTĐ được sử dụng phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện vi phạm hành chính nên cần thiết sửa đổi, bổ sung Nghị định số 135/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ để hướng dẫn việc quản lý, sử dụng thiết bị, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về TSVTĐ.

Hiệu lực thi hành của Nghị định: Nghị định 63/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/8/2023. Luật số 09/2022/QH15 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023, do vậy Nghị định ban hành có hiệu lực ngay để hướng dẫn các nội dung được giao khi Luật có hiệu lực và để đồng bộ các quy định đã có, bảo đảm hoạt động quản lý được thông suốt. Nghị định 88/2021/NĐ-CP, ngày 1/10/2021 của Chính phủ quy định về thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, đấu giá, cấp phép, chuyển nhượng quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

PV