Việt Nam lọt top tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực ASEAN

Kinh tế số - Ngày đăng : 16:20, 15/11/2023

Việt Nam được nhận định không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2022 - 2023 mà còn được dự báo tiếp tục giữ vị trí quán quân trong năm 2025.
Kinh tế số

Việt Nam lọt top tăng trưởng kinh tế số nhanh nhất khu vực ASEAN

PV 15/11/2023 16:20

Việt Nam được nhận định không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ASEAN trong năm 2022 - 2023 mà còn được dự báo tiếp tục giữ vị trí quán quân trong năm 2025.

Theo Google, Temasek và Bain & Company công bố báo cáo Nền Kinh tế số Đông Nam Á lần thứ 8 với chủ đề “Chinh phục đỉnh cao mới: Hướng tới hành trình tăng trưởng có lợi nhuận”, cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

fghrfg.jpg

Đứng trước những biến động của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của khu vực dự kiến đạt 218 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu từ nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực có triển vọng đạt mức 100 tỷ USD trong năm nay.

Theo ông Andrea Campagnoli, Trưởng văn phòng kiêm đối tác sáng lập của Bain & Company tại Việt Nam cho biết: “Thật đáng chú ý khi tốc độ tăng trưởng GMV và doanh thu của nền kinh tế số Đông Nam Á đều tiếp tục duy trì đà tăng trưởng hai chữ số, với doanh thu dự kiến sẽ vượt mốc 100 tỷ USD vào năm 2023. Bất chấp sự chậm lại của nền kinh tế hiện nay, Việt Nam vẫn là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á trong nhiều năm qua. Đáng chú ý, Việt Nam thể hiện sự tăng trưởng tích cực về khối lượng đầu tư trong nửa đầu năm 2023 so với năm ngoái. Đây là minh chứng cho niềm tin của các nhà đầu tư đối với tiềm năng dài hạn của đất nước”.

“Nền kinh tế số của Việt Nam có tiềm năng vươn cao hơn nữa nhờ vào các yếu tố như sự phổ biến của các ứng dụng số hóa và lực lượng lao động công nghệ nội địa tự đào tạo có tay nghề cao đang thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo”,

Cũng theo Ông Marc Woo, Giám đốc điều hành, phụ trách Việt Nam, Google Châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ: “Nền kinh tế số Việt Nam đang phát triển đúng hướng. Các lĩnh vực quan trọng dự kiến sẽ tiếp tục phát triển dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, điển hình như lĩnh vực nội dung kỹ thuật số, mà phần lớn đóng góp đến từ ngành công nghiệp game với nhiều studio game Việt đã đạt được những thành công ở cấp độ toàn cầu. Google tiếp tục hỗ trợ toàn diện nền kinh tế kỹ thuật số quốc gia thông qua nhiều chương trình trên cả nước, thúc đẩy các startup công nghệ của Việt Nam và đầu tư vào các nhân tài địa phương; Từ đào tạo cơ bản cho sinh viên và lực lượng lao động thông qua Chương trình Phát triển Nhân tài số, đến đào tạo chuyên sâu cho các nhà lãnh đạo khởi nghiệp công nghệ với Google for Startups Accelerator, Southeast Asia: Việt Nam bứt phá đổi mới”.

Ông Fock Wai Hoong - Trưởng ban Đông Nam Á của Temasek nhận định: Kinh tế số của Việt Nam có tiềm năng vươn cao hơn nữa nhờ vào các yếu tố như sự phổ biến của các ứng dụng số hóa và lực lượng lao động công nghệ nội địa tự đào tạo có tay nghề cao thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo. Temasek vẫn lạc quan về tương lai của nền kinh tế số Đông Nam Á và sẽ tiếp tục triển khai vốn xúc tác để đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm, mang đến sự thịnh vượng cho mọi thế hệ.

fgfgfg.png

Nền kinh tế số Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và dự đoán đà tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Số liệu: Google, Temasek và Bain & Company.

Trong thời gian gần đây thói quen mua sắm trực tuyến của người dân thúc đẩy thương mại điện tử phát triển Tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam dự kiến đạt tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 20%, từ 30 tỷ USD trong năm 2023 lên gần 45 tỷ USD vào năm 2025. Tăng trưởng GMV trong hai năm tới sẽ được dẫn dắt bởi thương mại điện tử và du lịch trực tuyến. Thương mại điện tử ở Việt Nam tăng 11% từ năm 2022 đến 2023; Ước tính kỳ vọng tăng 22% đến năm 2025, hướng đến mục tiêu tổng giá trị hàng hóa đạt 24 tỷ USD trong năm 2025.

Sự chuyển đổi không thể đảo ngược từ hành vi trực tiếp sang trực tuyến (offline-to-online) tiếp tục thúc đẩy dịch vụ tài chính kỹ thuật số (DFS) phát triển. Việt Nam cũng đang trở thành quốc gia tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán số, tăng 19% so với năm ngoái và sẽ tiếp tục phát triển ở mức 13% CAGR trong giai đoạn 2023-2025.

Các chuyên gia kinh tế cũng đáng giá, với tốc độ tăng trưởng tốt của kinh tế số, Việt Nam thể hiện sự tăng trưởng tích cực về khối lượng đầu tư trong nửa đầu năm 2023 so với năm ngoái. Đây là minh chứng cho niềm tin của các nhà đầu tư đối với tiềm năng dài hạn của đất nước góp phần khẳng định tốc độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam rói riêng và ASEAN nói chung.

PV