Luôn đảm bảo mạng truyền số liệu thông suốt từ Trung ương đến địa phương

Truyền thông - Ngày đăng : 19:05, 14/12/2023

Mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) là công cụ đắc lực và hữu hiệu để các cơ quan Đảng và Nhà nước triển khai các bài toán ứng dụng CNTT bao gồm các cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin và dịch vụ công phục vụ việc chỉ đạo và điều hành từ Trung ương đến các địa phương.
Truyền thông

Luôn đảm bảo mạng truyền số liệu thông suốt từ Trung ương đến địa phương

Trung Quân {Ngày xuất bản}

Mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) là công cụ đắc lực và hữu hiệu để các cơ quan Đảng và Nhà nước triển khai các bài toán ứng dụng CNTT bao gồm các cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin và dịch vụ công phục vụ việc chỉ đạo và điều hành từ Trung ương đến các địa phương.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 08/2023/QĐ-TTg, ngày 05/4/2023 về Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, nhà nước nhằm tăng cường hệ thống mạng chuyên dùng tiếp tục tăng cường tính bảo mật; Tăng cường phục vụ trao đổi thông tin, truyền tải thông tin chỉ đạo điều hành của cơ quan Đảng và nhà nước; Khẳng định vai trò của hạ tầng thông tin quan trọng, nền tảng hạ tầng cơ bản để triển khai những ứng dụng đột phá trong quản lý nhà nước thông qua ứng dụng CNTT.

tai-xuong-1-.jpg

Tầm quan trọng của mạng truyền số liệu chuyên dùng

TSLCD được xây dựng là mạng truyền dẫn tốc độ cao, công nghệ hiện đại, mạng lõi sử dụng phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức (IP/MPLS). Việc kết nối mạng tại tất cả các đơn vị đều sử dụng cáp quang tốc độ 100/1000 Mbps. Các kết nối đều đảm bảo tính dùng riêng, an ninh, an toàn và tính dự phòng cao, đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt 24 giờ/7 ngày (Kể cả ngày nghỉ, ngày lễ).

TSLCD là mạng kết nối các cơ quan Đảng, nhà nước, được tổ chức, quản lý thống nhất, bảo đảm chất lượng, an toàn, bảo mật thông tin để trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước. Theo quy định, TSLCD được thiết lập và duy trì hoạt động bảo đảm các nguyên tắc: Thống nhất trong tổ chức, quản lý, kết nối và bảo đảm an toàn thông tin; Bảo đảm chất lượng, an toàn, bảo mật thông tin; Kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước trên TSLCD; TSLCD được giám sát, kiểm soát tập trung.

Đối tượng áp dụng là cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên ở trung ương; Tỉnh ủy, thành ủy, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định; Cơ quan Đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên ở địa phương; Cục Bưu điện Trung ương và các tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ TSLCD.

TSLCD có phạm vi kết nối từ trung ương đến cấp xã cung cấp dịch vụ cho các cơ quan quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Quyết định này.

Thời gian qua, mạng TSLCD đã được sử dụng rất hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ truyền hình hội nghị, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ tại tất cả các phiên họp thường kỳ của Chính phủ với Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố qua truyền hình hội nghị trực tuyến trên mạng TSLCD với chất lượng tốt đảm bảo an ninh, an toàn, được Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ tin tưởng, đánh giá cao.

Mạng TSLCD là công cụ đắc lực và hữu hiệu để các cơ quan Đảng và Nhà nước triển khai các bài toán ứng dụng CNTT bao gồm các cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin và dịch vụ công phục vụ việc chỉ đạo và điều hành từ TW đến các địa phương.

TSLCD được tổ chức, quản lý như sau:

Mạng trục do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý gồm: Ba trung tâm miền, ba mạng đô thị và cổng kết nối tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh; Ba trung tâm dự phòng; Trung tâm tỉnh và cổng kết nối tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Mạng truy nhập: Mạng truy nhập cấp I do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý, vận hành qua các nền tảng, hệ thống quản lý tập trung tại trung tâm điều hành mạng để cung cấp dịch vụ cho các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định này. Mạng truy nhập cấp II do đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý, vận hành hoặc thuê doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho các cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định này.

Trung tâm điều hành mạng tại Hà Nội và ba trung tâm vận hành, khai thác mạng tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh do Cục Bưu điện Trung ương trực tiếp quản lý, vận hành.

Các thành phần của TSLCD kết nối với nhau bằng hạ tầng kênh truyền, bảo đảm dự phòng đối với kết nối trong mạng trục và từ mạng trục đến mạng truy nhập cấp I. Cơ quan, tổ chức sử dụng dịch vụ quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 của Quyết định này kết nối với nhau thông qua mạng trục. Mạng truyền số liệu chuyên dùng được kết nối với các mạng viễn thông khác và các hệ thống thông tin để phục vụ Chính phủ điện tử, Chính phủ số. Bảo đảm thống nhất tài nguyên địa chỉ IP và định tuyến.

TSLCD, hệ thống thông tin kết nối TSLCD được bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ quy định tại Nghị định số 85/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ và quy định của pháp luật liên quan.

Trung tâm dữ liệu, hệ thống thông tin, cổng kết nối phải kiểm tra bảo đảm an toàn thông tin và khắc phục các lỗ hổng bảo mật (nếu có) trước khi kết nối TSLCD. Kiểm tra định kỳ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, TSLCD được giám sát an toàn thông tin và kiểm soát truy nhập tập trung tới thiết bị đầu cuối của mạng truy nhập thông qua sử dụng các nền tảng, hệ thống quản lý tập trung. Hệ thống thông tin, mạng nội bộ của cơ quan, tổ chức sử dụng dịch vụ phải chia sẻ thông tin giám sát an toàn thông tin máy tính, máy chủ và các thiết bị công nghệ thông tin khác tham gia kết nối TSLCD với trung tâm điều hành mạng.

Trung Quân