Cách xử lý đám cháy dầu, mỡ khi nấu ăn
Truyền thông - Ngày đăng : 10:51, 13/12/2023
Cách xử lý đám cháy dầu, mỡ khi nấu ăn
Những đầu bếp châu Á hay có kỹ thuật để cho lửa cháy bùng trong chảo khi đang nấu ăn, với thao tác nghiêng chảo để lửa lớn từ bếp bắt vào dầu bám trên thức ăn trong chảo. Trong những tình huống không cố ý, khi chiên xào dùng nhiều dầu mỡ, nguy cơ dầu mỡ bắt lửa, cháy ngay trong xoong, chảo là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Đám cháy nguy hiểm vì có thể làm người đang nấu ăn bị bỏng; hoặc có thể xảy ra tình huống người nấu ăn hoảng loạn, nhấc chảo dầu đang cháy ra khỏi bếp để dập lửa, làm dầu đang cháy bắn ra xung quanh gây cháy lan; hoặc có thể lửa bùng mạnh trong chảo cháy lan ra những thứ dễ bắt lửa bên cạnh…
Dầu, mỡ nấu ăn là chất béo dễ cháy, được chiết xuất từ các loại hạt như hướng dương, hạt cải, olive, đậu nành, lạc, vừng, cọ dầu...; hoặc từ mỡ động vật như heo. Điểm sôi của các loại dầu, mỡ thông thường mà các bà nội trợ ở Việt Nam hay sử dụng như sau: dầu canola 242 độ C, dầu bắp 236 độ C, dầu olive 190 độ C, dầu cọ 230 độ C, dầu lạc 231 độ C, dầu vừng 177 độ C, dầu đậu nành 241 độ C, dầu hướng dương 246 độ C, mỡ lợn 138-201 độ C.
Qua điểm sôi này, dầu, mỡ bắt đầu cháy, mà biểu hiện đầu tiên là bốc khói. Nhiều người lơ đãng khi nấu ăn, cho dầu, mỡ vào chảo rồi đi làm việc khác, dẫn đến việc dầu bị đun nóng lâu, bốc khói, thậm chí bốc cháy.
Khói dầu ăn là một chất độc nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trong dầu ăn có nhiều acid béo không báo hòa. Ở nhiệt độ càng cao, những chất này biến đổi thành chất độc. Đến nhiệt độ 600 độ C, dầu ăn sẽ bắt đầu quá trình oxy hóa.
Vượt 1000 độ C, các acid béo bắt đầu phân huỷ thành nhiều chất có hại, lúc này, khói dầu cay nồng, đó là do glycerin sẽ tổng hợp thành acrolein. Chất độc này gây kích thích niêm mạc mũi, họng. Ở nhiệt độ trên 2.000 độ C, dầu ăn bốc lửa, lúc này độc độc hại của khói dầu lên đến đỉnh điểm.
Cách xử lý đám cháy dầu, mỡ khi nấu ăn
Những đầu bếp châu Á hay có kỹ thuật để cho lửa cháy bùng trong chảo khi đang nấu ăn, với thao tác nghiêng chảo để lửa lớn từ bếp bắt vào dầu bám trên thức ăn trong chảo. Trong những tình huống không cố ý, khi chiên xào dùng nhiều dầu mỡ, nguy cơ dầu mỡ bắt lửa, cháy ngay trong xoong, chảo là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Đám cháy nguy hiểm vì có thể làm người đang nấu ăn bị bỏng; hoặc có thể xảy ra tình huống người nấu ăn hoảng loạn, nhấc chảo dầu đang cháy ra khỏi bếp để dập lửa, làm dầu đang cháy bắn ra xung quanh gây cháy lan; hoặc có thể lửa bùng mạnh trong chảo cháy lan ra những thứ dễ bắt lửa bên cạnh…
Trong quá trình nấu ăn, không chỉ sinh ra khói dầu mang những chất khí độc hại, mà những loại chất đốt như than, củi, gas, dầu đốt… sẽ sinh ra các chất độc như carbon dioxide, carbon monoxide, nitrogen oxides.
Các nhà khoa học Anh đã trình bày một nghiên cứu cho thấy những gian bếp có không gian kín, thông gió kém, nhiên liệu không cháy hết gây hại cho người nấu ăn tương đương với hút 2 bao thuốc lá/ngày.
Chỉ riêng khói dầu đã có thể là nguyên nhân của những bệnh nguy hiểm như viêm phổi, hen suyễn, ung thư phổi, đục thủy tinh thể… Khói dầu ăn là sát thủ thầm lặng hàng ngày. Mỗi năm, có khoảng 1,6 triệu người trên thế giới tử vong vì bị các bệnh có nguyên nhân từ nhiễm độc khói trong bếp.
Dầu ăn, nếu được chế biến và sử dụng đúng cách, mang lại cho cơ thể người nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng khi chế biến không đúng cách, thì dầu ăn sẽ trở thành độc hại. Các chất dinh dưỡng trong dầu như vitamin A, E bị phá hủy, làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu.
Viện dinh dưỡng quốc gia khuyến cáo, nếu chiên rán ở nhiệt độ cao (trên 180 độ C), sẽ tạo ra các chất rất có hại cho sức khỏe như aldehyt, chất ôxy hóa... Trong những chất độc hại đó, có những chất bay hơi ra không khí, có chất lắng vào trong dầu, mỡ thấm vào thức ăn. Hít phải hay ăn phải những chất độc này, có thể bị chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, thở khó, tim đập chậm, huyết áp tăng cao, người mỏi mệt, ăn nhiều trong thời gian dài có thể bị ung thư.
TS. Đặng Ngọc Phúc, Viện Hóa học, khuyên rằng, khi nấu ăn, phải hiểu độ sôi của dầu mỡ để điều chỉnh độ lửa, chú tâm không để dầu ăn bị nóng quá độ dẫn đến bốc khói, bốc cháy. Nếu dầu ăn đã bị bốc khói, nên bỏ đi, tìm cách xua khói độc ra khỏi nhà để không bị hít phải. Nếu khi đứng nấu ăn mà thấy cổ họng đau rát, khó thở kéo dài... thì phải đi khám để tìm nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời.
Đó là cách xử lý với dầu mỡ bị đun nóng đến mức bốc khói, làm cháy thức ăn đang nấu trong dầu. Còn khi dầu mỡ đã bị đún nóng qua giai đoạn bốc khói mà cháy thành ngọn lửa trong xoong, chảo, cần phải làm gì?
Trước mọi đám cháy, yêu cầu đầu tiên là người trong cuộc cần phải bình tĩnh để tìm cách dập lửa và thoát khỏi nguy hiểm. Với đám cháy dầu, mỡ trên bếp, phải bình tĩnh thực hiện những thao tác sau:
- Nếu có thể tiếp cận được vị trí tắt bếp thì phải tắt bếp ngay. Không được di chuyển xoong, chảo đang cháy vì khi di chuyển, đám cháy được gió tác động có thể bùng cháy mạnh hơn, hoặc việc di chuyển sẽ làm dầu mỡ trong chảo bắn ra ngoài, làm người cầm xoong, chảo bị bỏng, hoặc làm lửa lan sang những đồ vật khác.
- Nếu đám cháy mới bùng phát trong xoong, chảo ở mức độ nhỏ, ít nguy hiểm, có thể dập lửa bằng cách đậy nắp kim loại lên xoong, chảo. Khi không còn oxy, đám cháy sẽ tự tắt. Lưu ý không đậy bằng dụng cụ thủy tinh hoặc sứ hay nhựa vì sẽ gây nổ hoặc tiếp tục cháy to hơn.
- Khi lửa mới bùng phát trong xoong, chảo, hãy ném nhiều muối ăn hoặc baking soda vào lửa. Muối sẽ giúp dập tắt đám cháy. Không nhầm lẫn baking soda với bột nở (baking power) mặc dù cả hai đều có tác dụng làm bột nở xốp, thường được sử dụng trong việc làm các loại bánh mì, bánh ngọt. Ở Việt Nam, baking powder thường được gọi là bột nở, baking soda thường được gọi là muối nở.
Tuyệt đối không dùng nước để chữa đám cháy dầu, mỡ vì nước và dầu, mỡ không tan được vào nhau, tạt nước sẽ làm dầu mỡ bắn tung ra xung quanh và tiếp tục gây cháy.
- Nếu không thể dập lửa, đám cháy có nguy cơ lan rộng, hãy nhanh chóng thoát ra khỏi bếp, vì chỉ trong vài phút đám cháy đã có thể lan rộng ra cả căn bếp. Hãy báo động cho mọi người biết để cùng dập lửa, gọi điện đến số 114 để báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
Nhiệt độ an toàn với dầu, mỡ là dưới 150 độ C. Khi nấu ăn, không nên để nhiệt độ bếp quá cao làm cháy dầu, mỡ; nếu thấy có hiện tượng bốc khói thì phải tắt bếp để cho dầu nguội. Để phòng ngừa cháy do dầu, mỡ khi nấu ăn, phải lưu ý những điều sau đây:
- Đun nóng dầu, mỡ từ từ. Chú ý đến mức nhiệt khi đun nóng dầu, mỡ; nếu thấy dầu mỡ có hiện tượng bốc khói thì phải tắt bếp, để dầu mỡ nguội từ từ tự nhiên.
- Để những vật dễ cháy như túi ni lông, bật lửa, dầu mỡ, rượu, các loại bột… tránh xa bếp nấu.
- Trước khi cho thực phẩm vào dầu, mỡ nóng, nên thấm bớt nước càng nhiều càng tốt; không nên cho trực tiếp thực phẩm đang đông lạnh vào chảo dầu. Nước sẽ làm dầu bắn ra ngoài, dễ gây tình huống nguy hiểm. Thả mạnh thực phẩm vào chảo dầu cũng dễ làm dầu bắn ra ngoài.
- Trữ những thứ có thể dập tắt đám cháy dầu mỡ như muối, baking soda trong bếp, để ở nơi dễ thấy và dễ lấy. Cẩn trọng hơn, nên trang bị bình chữa cháy loại K trong bếp, đề phòng xảy ra tình huống cháy khi nấu ăn.
Bình chữa cháy loại K là bình chữa cháy chuyện dụng cho những đám cháy do dầu mỡ gây ra. Bình chứa dung dịch dạng kiềm, tạo thành bọt khi phun ra ngoài. Bọt bao trùm lên đám cháy, có tác dụng làm giảm nhiệt độ, cách ly chất cháy, ngăn ngừa chất cháy chảy loang bùng cháy trở lại.
Cách sử dụng bình chữa cháy loại K là tiến đến đám cháy theo hướng quay lưng ra lối thoát, khi cách đám cháy 3-5m thì rút chốt an toàn, bóp cò để phun chất chữa cháy theo chiều từ cao xuống thấp, từ xa tới gần để chất chữa cháy trùm phủ lên đám cháy, không phun thẳng vào gốc lửa.
Phun liên tục tới khi đám cháy tắt hoặc khi chất chữa cháy trong bình đã hết. Bình chữa cháy hoạt động theo nguyên tắc khi đã rút chốt an toàn, bóp cò, khí đẩy sẽ tự động đẩy ra ngoài ngay cả khi thả cò, nên sẽ không thể giữ lại chất chữa cháy để dùng cho sau./.