Năm 2023, tai nạn đường thủy diễn biến phức tạp thách thức công tác cứu hộ cứu nạn

Đời sống xã hội - Ngày đăng : 14:11, 06/12/2023

Để giảm thiểu thương vong trong các vụ tai nạn giao thông, Cục Đường thủy nội địa đã bố trí kinh phí mua dụng cụ cứu sinh và vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành hỗ trợ, đã tổ chức phát miễn phí cho người dân tham gia giao thông đường thủy dụng cụ áo phao, ba lô phao, áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh
Đời sống xã hội

Năm 2023, tai nạn đường thủy diễn biến phức tạp thách thức công tác cứu hộ cứu nạn

H.Thành 06/12/2023 14:11

Để giảm thiểu thương vong trong các vụ tai nạn giao thông, Cục Đường thủy nội địa đã bố trí kinh phí mua dụng cụ cứu sinh và vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành hỗ trợ, đã tổ chức phát miễn phí cho người dân tham gia giao thông đường thủy dụng cụ áo phao, ba lô phao, áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh

Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, trong 11 tháng năm 2023, toàn quốc xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông đường thủy, làm 18 người tử vong, 7 người bị thương; so với cùng kỳ năm 2022 giảm 3 vụ, giảm 28 người chết, tăng 2 người bị thương...

Điển hình là tại Quảng Nam, tàu Phương Đông 05 tự gây tai nạn làm chết 17 người, phương tiện hỏng nặng; tàu Thịnh Long 68 va chạm và làm chìm tàu cá QNg-91426TS, làm chết 3 người. Tại Hải Phòng, tàu Hồng Vân 89 va chạm và làm chìm tàu Mạnh Đạt 01 biển Cửa Cái, làm một người chết; tại Ninh Thuận, tàu Hải Đạt 36 va chạm và làm chìm tàu Phúc Tình 26, thiệt hại 3.260 tấn tôn cuộn cán thép…

Cục Đường thủy nội địa đã xây dựng, triển khai kế hoạch tuyên truyền, tập huấn, phổ biến quy định của pháp luật liên quan đến công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Công ước SAR79 (Công ước quốc tế về tìm kiếm và cứu nạn hàng hải năm 1979).

a1(2).jpg

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có văn bản đề nghị các Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Sở GTVT ủy thác, Cảng vụ ĐTNĐ địa phương, các đơn vị Quản lý bảo trì và các đội xung kích sẵn sàng ứng cứu trong mọi tình huống, tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc 4 tại chỗ; bão, lụt, sự cố thiên tai, thảm họa và tai nạn xảy ra ở địa bàn thuộc đơn vị nào quản lý, thì đơn vị đó phải chủ động chỉ đạo đội xung kích, huy động các lực lượng của đơn vị thực hiện công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả lụt, bão, sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đồng thời báo cáo về Ban Chỉ đạo Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên theo quy định.

Đồng thời huy động nguồn lực phục vụ hoạt động ứng phó, nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của các tổ chức cá nhân để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp theo cấp độ thiên tai.

Cục đường thủy cũng đã tiến hành thực hiện đầu tư xây dựng các phao neo cho tàu thuyền neo đậu tránh trú, bão, lũ trên các tuyến ĐTNĐ trọng điểm quốc gia; Thực hiện điều tiết khống chế đảm bảo giao thông tại các vị trí điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa, để đảm bảo an toàn cho phương tiện thủy lưu thông qua khu vực nguy hiểm, giảm thiểu tai nạn đường thủy nội địa tại 27 vị trí trên các tuyến ĐTNĐ quốc gia; Thực hiện công tác thường trực chống va trôi mùa bão, lũ trên cả nước gồm có 18 vị trí, đảm bảo an toàn, thuận lợi cho các phương tiện lưu thông qua khu vực nguy hiểm; Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, luôn sẵn sàng phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng, chính quyền địa phương sở tại trong công tác xử lý tai nạn và tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

Được biết, để giảm thiểu thương vong trong các vụ tai nạn giao thông, Cục Đường thủy nội địa đã bố trí kinh phí mua dụng cụ cứu sinh và vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành hỗ trợ, đã tổ chức phát miễn phí cho người dân tham gia giao thông đường thủy dụng cụ áo phao, ba lô phao, áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh trong đợt các từ tháng 7/2022 đến hết tháng 9/2022 và tháng 10/2023 vừa qua.

Cụ thể, có những tai nạn xảy ra ngoài khơi, cách bờ biển 200- 300 hải lý nhưng nhờ hệ thống thông tin duyên hải hiện đại lực lượng chức năng kịp thời điều phối tàu thuyền hoạt động gần đó tham gia cứu nạn ngay.

Trong 9 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận 161 vụ tàu thuyền gặp tai nạn, sự cố trên biển. Các lực lượng đã cứu và hỗ trợ 420 người bị nạn trên biển, tuy nhiên, vẫn còn 83 người bị chết và mất tích, nhiều tàu thuyền bị hư hỏng nặng.

Đặc biệt, tiếp tục triển khai các giải pháp phát huy tốt kết quả đã đạt được trong quản lý vận tải và an toàn giao thông đường thủy nội địa.

Xây dựng tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền cho sát thực tế hơn

Trong bối cảnh Cục Đường thủy Việt Nam đang trong quá trình nỗ lực triển khai chủ trương giảm áp lực cho vận tải đường bộ, chuyển sang vận tải đường thủy thì công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy để hạn chế những nguy cơ mất an toàn càng được đặt lên hàng đầu.

thumb6605cfc4ea3-2987-4070-a99a-b227e1d10b3b-16466545300131805587618.jpg
Tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa. Ảnh minh họa.

Được biết, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất, tổ chức giám sát đào tạo thông qua camera, thiết bị định vị phương tiện thực hành. Qua đó, hoạt động đào tạo, thi, sát hạch cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ thuyền viên thủy nội địa được chấn chỉnh kịp thời.
Về quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa được thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong đó, thường xuyên tăng cường kiểm tra, nhắc nhở các phương tiện chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa. Sắp xếp nơi neo đậu tàu, thuyền, đảm bảo hợp lý, an toàn cho phương tiện, không để xảy ra tình trạng vi phạm hành lang an toàn luồng chạy tàu, làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông khác trên đường thủy nội địa

Đại diện Cục Đường thủy cho biết, sắp tới Cục sẽ tiến hành khảo sát theo vùng miền để xây dựng giúp địa phương tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền cho sát thực tế hơn; Xây dựng Video clip hướng dẫn sử dụng trang, thiết bị an toàn trên tàu mang cấp VR-SB sẽ giúp ích cho thuyền viên nhiều hơn là tài liệu giấy; Bổ sung, chi tiết hơn nội dung, kiến thức quản lý nhà nước tại cảng, bến; đặc biệt là kỹ năng kiểm tra, kiểm soát an toàn của phương tiện.

Bên cạnh đó, rất cần nhiều buổi tập huấn hướng dẫn thông tin liên lạc; Kỹ năng phòng tránh và duy trì sống sót trên biển - vùng nội thủy; Công tác điều khiển tàu để thoát khỏi vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới nguy hiểm trên biển - vùng nội thủy; Tránh va cho tàu mang cấp VR-SB trên vùng nội thủy; Quản lý rủi ro cho tàu mang cấp VR-SB; Thủ tục tàu mang cấp VR-SB ra, vào cảng; Các thiết bị an toàn cần thiết trên tàu mang cấp VR-SB.

Khi có bão, lũ xảy ra, ngay lập tức Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có công điện yêu cầu các Chi Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) khu vực, các Cảng vụ ĐTNĐ khu vực, Cảng vụ ĐTNĐ địa phương, các đơn vị Quản lý bảo trì trên các tuyến ĐTNĐ quốc gia, điều tiết khống chế đảm bảo giao thông, chống va trôi phải thường trực 24/24, nhân lực, thiết bị, vật tư đảm bảo phải sẵn sàng ứng trực.

Thời gian qua, Cục đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, tập huấn phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn lĩnh vực đường thủy nội địa, được các địa phương đánh giá cao. Theo đó, đã thực hiện kiểm tra và tập huấn, huấn luyện cho 28 tỉnh trọng điểm ven biển; bổ sung kiến thức cho trên 800 người là đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước các địa phương; bồi dưỡng kiến thức cho các doanh nghiệp vận tải, các chủ tàu và thuyền trưởng.

Tuy nhiên, từ những kinh nghiệm xử lý, ứng phó với bão lũ trong những năm qua ở nhiều địa phương cho thấy, vai trò tiên quyết là sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương và hành động gương mẫu của người đứng đầu, từ đó tập hợp được ý chí, tinh thần của toàn thể nhân dân cùng tham gia hưởng ứng.

Theo báo cáo, vùng biển Việt Nam hiện có 39 tuyến vận tải từ bờ ra đảo xuất phát từ các cảng, bến thuộc địa bàn 14 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Cần Thơ, Kiên Giang, Cà Mau đang được giao cho Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam khai thác, quản lý.

Một số tuyến từ bờ ra đảo khác giao cho Sở Giao thông Vận tải các tỉnh quản lý như: Thanh Hóa, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang…

Kết cấu hạ tầng của các tuyến với 34 cảng, bến và gần 280 phương tiện hoạt động trên 18 tuyến từ bờ ra đảo, đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn giao thông.

Công tác quản lý chuyên ngành các tuyến vận tải từ bờ ra đảo còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là xảy ra vụ tai nạn giao thông đường thủy./.

H.Thành