Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ trong cảnh báo thiên tai sẽ giảm áp lực cho công tác cứu hộ cứu, cứu nạn
Đời sống xã hội - Ngày đăng : 10:21, 01/12/2023
Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ trong cảnh báo thiên tai sẽ giảm áp lực cho công tác cứu hộ cứu, cứu nạn
Nếu không có sự đầu tư bài bản để tạo ra những cú hích mạnh mẽ sẽ không thể phát triển nhân lực, nguồn lực cho nghiên cứu công nghệ trong phòng, chống thiên tai.
Các mô hình ứng dụng công nghệ trong phòng chống thiên tai, cứu nạn hiệu quả
Nhằm nâng cao năng lực chủ động phòng ngừa và ứng phó với các bất thường của thời tiết, tỉnh Kiên Giang đã kiện toàn và nâng cao năng lực của Ban Chỉ huy, Văn phòng thường trực Ban chỉ huy các cấp, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng dữ liệu, công cụ hỗ trợ điều hành ứng phó thiên tai.
Về đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ điều hành ứng phó thiên tai. Hiện nay, các phòng trực ban chỉ huy đều được trang bị thiết bị, kỹ thuật kết nối trực tuyến với địa phương.
Văn phòng thường trực ban chỉ huy tỉnh đang áp dụng phần mềm WebGis cập nhật tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển trên địa bàn tỉnh, còn lại các dữ liệu đo mực nước ở các trạm thủy văn, số liệu đo mặn, số liệu tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Hiện nay, Kiên Giang xây dựng hệ thống cảnh báo để hỗ trợ đưa ra các quyết định ứng phó với phòng chống thiên tai. Tỉnh có 8 trạm khí tượng thủy văn, 6 điểm đo mặn, 25 trạm đo mực nước kết hợp với đo mưa tự động, 8 trạm đo mưa tự động.
Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2025, tỉnh Kiên Giang tiếp tục dành hơn 1.220 tỷ đồng đề thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn gắn với phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng bộ với phát triển cơ sở hạ tầng, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Cũng giống với Kiên Giang, để phòng chống và ứng phó thiên tai, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động đầu tư cơ sở vật chất các vị trí xung yếu, ứng dụng đo mưa tự động và rà soát các khu vực thường xảy ra sạt lở đất để có kịch bản phù hợp.
Hiện nay, Quảng Ninh tập trung đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ trong cảnh báo thiên tai. Cảnh báo thiên tai sớm là biện pháp giảm thiểu tác hại từ thiên nhiên; địa phương, cộng đồng có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Quảng Ninh đã lắp đặt các trạm đo mưa tự động. Hiện trong tỉnh có 20 điểm đo mưa tự động, dữ liệu cập nhật liên tục về lượng mưa tới Văn phòng thường trực của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Sử dụng phần mềm đánh giá khí hậu của tỉnh, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý tài nguyên và cảnh báo thiên tai tỉnh qua trung tâm GIS vùng.
Tỉnh cũng thực hiện đề án điều tra, phân tích cảnh báo nguy cơ sạt lở đất đá vùng miền núi Việt Nam, hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thủy lợi để tham mưu, chỉ đạo việc phòng chống thiên tai nhất là mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất.
Tuy nhiên, khác với Kiên Giang và Quảng Ninh, mặc dù tỉnh Điện Biên là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là tình trạng lũ quét, sạt lở đất. Người dân địa phương đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, sống ở các đồi núi cao, địa hình bị chia cắt. Nhiều năm qua do biến đổi khí hậu và các yếu tố tác động chủ quan từ con người gây suy môi trường sinh thái, Điện Biên hứng chịu nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan.
Điên Biên còn gặp nhiều khó khăn về công tác phòng chống thiên tai. Việc cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ quét còn hạn chế, phạm vi cảnh báo rộng, chưa cụ thể.
Điện Biên đang là địa phương gặp khó trong ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực dự báo, cảnh báo theo dõi, giám sát, phân tích thiên tai, công cụ hỗ trợ, chỉ đạo điều hành và cứu hộ cứu nạn còn đang hạn chế nhất là loại hình thiên tai sạt lở đất, lũ quét ở miền núi. Điên Biên còn thiếu mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn đặc biệt là các trạm đo mưa, mực nước, tự động, hệ thống cảnh báo lũ quét, sạt lở đất.
Nhiều hộ dân trong tỉnh chịu nhiều ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất do thiếu quỹ đất ở lâu dài. Sức chống chịu của cơ sở hạ tầng, nhà cửa của người dân trên địa bàn còn chưa đáp ứng, dễ bị ảnh hưởng thiệt hại của các loại hình thiên tai nhanh như lũ quét, lũ ống, dông lốc, mưa lớn kéo dài, động đất, mưa đá.
Cần cú hích cho phát triển khoa học công nghệ trong phòng, chống thiên tai
Qua thống kê của Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đến giữa tháng 9/2023, nước ta chịu ảnh hưởng của 21 loại hình thiên tai, trong đó có ba cơn bão, một áp thấp nhiệt đới, 93 trận mưa lớn, ngập lụt, sạt lở đất, 201 trận dông lốc, sét, mưa đá, 338 vụ sạt lở bờ sông và nắng nóng, hạn hán..., ước thiệt hại kinh tế hơn 5.300 tỷ đồng.
Nếu không có sự đầu tư bài bản để tạo ra những cú hích mạnh mẽ sẽ không thể phát triển nhân lực, nguồn lực cho nghiên cứu công nghệ trong phòng, chống thiên tai.
Theo GS. TS. Lê Văn Nghị, Giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông, biển (Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam), những năm gần đây, đơn vị đã tự nghiên cứu, phát triển một vài công nghệ cũng như tiếp thu, phát huy những công nghệ từ thành tựu trên thế giới. Điển hình như công nghệ tính toán dự báo dòng chảy đến hồ chứa để hỗ trợ vận hành hồ chứa đã được ứng dụng tại hồ Vực Mấu của Nghệ An.
Bên cạnh đó, Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông, biển đã xây dựng bản đồ ngập lụt phục vụ cho công tác cảnh báo, ứng phó với thiên tai cũng như công nghệ tính toán sự ảnh hưởng của các công trình đến dòng chảy cùng hành lang thoát lũ, luồng tàu.
Đối với công tác dự báo, vận hành trên sông, đơn vị đã có những hệ thống cảnh báo được xây dựng trên các sông suối như sông Ka Long ở TP. Móng Cái, Quảng Ninh. Hệ thống đó cũng được triển khai, ứng dụng cho khu vực phía Tây Hà Nội.
Về công nghệ cảnh báo lũ quét, Phòng Thí nghiệm trọng điểm quốc gia về động lực học sông, biển đang nghiên cứu bài toán trên quy mô nhỏ để có thể đưa ra những bản tin dự báo, cảnh báo cụ thể hơn trên từng lưu vực nhỏ. Đơn vị cũng đã ứng dụng những công nghệ trên nền tảng trí tuệ nhân tạo AI và big data để dự báo mưa trên các sườn dốc ngắn.
Việt Nam đã tiếp cận và chuyển giao những công nghệ trên thế giới nhưng vẫn còn có những khoảng cách nhất định, còn những tồn tại và hạn chế khiến ứng dụng công nghệ trong phòng chống thiên tai không đi vào cuộc sống.
Lí do là vì những nghiên cứu chưa mang tính đồng bộ, còn cục bộ, chưa có sự liên kết giữa các cộng đồng nghiên cứu khoa học với nhau. Đặc biệt nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai hầu như là phi lợi nhuận và thường chỉ được đặt hàng của Chính phủ chứ không thể nghiên cứu và bán sản phẩm công nghệ cho thị trường như những nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khác. Chúng ta chỉ có một khách hàng duy nhất là Chính phủ và cộng đồng.
Do đó, đại diện Viện Khoa học Thủy lợi cho rằng việc không có một sự đầu tư bài bản để tạo ra những cú hích mạnh mẽ sẽ không thể phát triển nhân lực, nguồn lực cho nghiên cứu công nghệ trong phòng, chống thiên tai. Và các cộng đồng khoa học cần có sự liên kết, chia sẻ tốt hơn trong kết quả nghiên cứu để những kết quả đó được nhân rộng hơn trong thực tế.
Từ năm 2020, các sản phẩm dự báo độ phân giải cao được kết hợp với các dữ liệu ước lượng mưa phân tích chi tiết trên lưới tính 1km × 1km từ quan trắc mưa tự động, sản phẩm ước lượng mưa từ hệ thống radar thời tiết đồng bộ hiện đại và sản phẩm mưa ước lượng từ vệ tinh và các sản phẩm dự báo mưa hạn cực ngắn ngoại suy từ số liệu radar (hạn 1-6 giờ) để tạo ra được sản phẩm bản đồ mưa chi tiết định lượng cho các bài toán cảnh báo lũ quét và sạt lở đất./.