Dữ liệu tạo cơ hội tiềm năng cho các cơ quan báo chí phát triển
Truyền thông - Ngày đăng : 16:14, 21/12/2023
Dữ liệu tạo cơ hội tiềm năng cho các cơ quan báo chí phát triển
Báo chí muốn phát triển bền vững trên môi trường số, điều cần và không thể thiếu chính là phải có nguồn dữ liệu thông tin đầy đủ, đa dạng, phong phú, đa chiều.
Vì dữ liệu chính là “mạch máu”, khơi tạo ra các giá trị “cốt lõi” mới mẻ, hiệu quả, đảm bảo hiệu quả hoạt động, chất lượng chuyên môn cao cho báo chí. Và vì điều này, các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong ngành báo chí luôn nhấn mạnh đến yếu tố cần của các dữ liệu bao gồm: dữ liệu thông tin, dữ liệu cá nhân, độc giả, quảng cáo…
Cần giải pháp xây dựng nền tảng nguồn dữ liệu
Theo các chuyên gia, hiện nay, thói quen, hành động đọc tin tức cũng như việc tìm hiểu, thụ hưởng tin tức chất lượng cao của độc giả thông qua kênh báo chí là rất lớn, do vậy, đòi hỏi các cơ quan báo chí cần tạo lập, xây dựng nguồn dữ liệu đa dạng, đa chiều để hiểu độc giả của mình muốn gì?, tìm hiểu, yêu thích theo xu hướng (trend) nào... Từ đó đưa ra giải pháp, hoàn thiện, xây dựng nền tảng nguồn dữ liệu cho trang báo, web của đơn vị của mình.
Hơn nữa, theo các chuyên gia, trong quá trình xây dựng, tạo lập nguồn dữ liệu, điều này sẽ giúp các cơ quan báo chí có những giá trị hữu ích, hướng đi mới, bản sắc riêng, sự phát triển của toà soạn theo những mô hình riêng.
Đặc biệt, bị khi nói về các dữ liệu như dữ liệu quảng cáo, dữ liệu độc giả, các chuyên gia cho rằng: Dữ liệu quảng cáo chính là giúp các các cơ quan báo chí thúc đẩy nguồn doanh thu; dữ liệu độc giả giúp các cơ quan báo chí hiểu, đánh giá được những nhu cầu, sự trải nghiệm từ độc giả và quan trọng hơn hiểu được độc giả đang quan tâm đến nội dung, lĩnh vực thông tin nào để từ đó tập trung sản xuất tin bài trọng tâm, phù hợp với xu hướng.
Quan trọng hơn, khi có nguồn dữ liệu độc giả, các cơ quan báo chí mới có thể thực hiện việc cá nhân hoá, tự động hoá mọi quy trình nội dung liên quan đến dữ liệu. Và đây cũng chính là một mục tiêu của các ứng dụng số cơ bản trong hệ thống báo chí số hiện đại ngày nay.
Cũng theo các chuyên gia, dữ liệu sẽ giúp các cơ quan báo chí tăng ít nhất 20% doanh thu và 40% tỷ lệ về chất lượng nội dung bài vở. Và từ những con số thực tế đưa ra, các chuyên gia khẳng định dữ liệu đã và đang tạo cơ hội, tiềm năng to lớn để các cơ quan báo chí phát triển.
Hơn nữa, khi có dữ liệu độc giả, người đọc, sẽ giúp các cơ quan báo chí phát triển mô hình doanh thu qua phương thức trả tiền, tính phí (tường phí). Tường phí lớn sẽ phụ thuộc vào các chỉ số dữ liệu thu thập từ lượt người dùng, truy cập thông tin. Dữ liệu lớn sẽ giúp đưa ra câu trả lời đâu sẽ là nhóm đối tượng độc giả trung thành, tiềm năng.
Báo chí cần đẩy mạnh việc quản lý dữ liệu nội dung tin, bài
Cũng liên quan đến những nội dung nêu trên, thì chỉ số dữ liệu người dùng khi truy cập trang web ở từng thời điểm khác nhau sẽ cho các cơ quan báo chí biết được những trường thông tin nào là cần tập trung, quan trọng để tự điều chỉnh sự phát triển. Nếu những chỉ số thể hiện theo chiều hướng “tăng” sẽ có ý nghĩa đảm bảo đang tăng số lượng người dùng hàng tháng, còn ngược lại nếu chỉ số “thấp” sẽ là những lo ngại của tình trạng mất dần độc giả.
Một điểm quan trọng nữa, các chuyên gia cho rằng, khi trang báo, web của các cơ quan báo chí đã trưởng thành, có lượng độc giả theo dõi, truy cập lớn thì điều quan trọng chính là phải duy trì, phát triển theo hướng: Thường xuyên, chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu, nền tảng số gắn với nội dung thông tin dữ liệu (loại nội dung, danh mục nội dung, thực thể, tính năng bài viết…); nội dung dữ liệu về sự kiện hàng ngày và các hoạt động chuyển đổi (ý kiến độc giả sau khi đọc xong tin, bài và số lượng chia sẻ link bài viết thông qua các kênh mạng, số …); dữ liệu hành vi (người đọc biết, chưa biết, các nhóm tuổi, nhu cầu…).
Như vậy, ở các nhóm dữ liệu này, các cơ quan báo chí, toà soạn, trang web cần: đẩy mạnh việc quản lý dữ liệu nội dung tin, bài; quản trị, tương tác với khách hàng; thiết lập hệ thống thư, tin nhắn để tương tác các khách hàng.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia khi các cơ quan báo chí làm tốt các nội dung trên, khi có dữ liệu, thì đây vẫn chỉ là các dữ liệu thô và cần phải thêm việc xây dựng nền tảng dữ liệu hoàn chỉnh theo hướng các thông tin có thể đọc, phân tích. Thực hiện tốt điều này mục tiêu cuối cùng chính là để dữ liệu sạch, đúng, dễ dùng, có khả năng cá nhân hoá các dữ liệu khách hàng, người đọc.
Đặc biệt, khi có dữ liệu chuẩn, các cơ quan báo chí cần phát triển dữ liệu để hỗ trợ các bộ phận kinh doanh; ứng dụng dữ liệu để thay đổi, nâng cao chất lượng nội dung, tạo sự chuyển biến, tăng trưởng nguồn thu trong các cơ quan báo chí.
Chưa dừng lại, các cơ quan báo chí cũng cần kiểm soát tốt nguồn dữ liệu, đảm bảo các thông tin dữ liệu không bị lộ, lọt, sử dụng sai mục đích. Và các cơ quan báo chí cũng cần thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng văn hoá, kiến thức cách sử dụng dữ liệu, thu thập dữ liệu cho chính các đối tượng, nguồn nhân lực phụ trách trong nội bộ các cơ quan báo chí.
Các chuyên gia cũng cho rằng, khi có kiến thức, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của văn hoá dữ liệu thì chính những nguồn nhân lực phụ trách nội dung trên cần: Phân tích dữ liệu; kết nối với mục tiêu phát triển của cơ quan báo chí; phác thảo, tạo giả định điều mong muốn, phát triển; khảo sát, tìm ra dữ liệu để phát triển dựa trên báo cáo tổng hợp, phân tích; thiết lập thử nghiệm; áp dụng dữ liệu ở phạm vi quy mô lớn; theo dõi dữ liệu hoạt động để phát huy hiệu quả, tiềm năng hoạt động./.