Công nghệ số góp phần “thay da đổi thịt” các cộng đồng nông thôn Đông Nam Á

Kinh tế số - Ngày đăng : 06:21, 29/02/2024

Công nghệ số dành cho cộng đồng nông thôn là một phần quan trọng nhằm giúp các vùng sâu, vùng xa vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Tuy vậy, việc triển khai công nghệ số ở các khu vực này đang gặp nhiều thách thức.
Kinh tế số

Công nghệ số góp phần “thay da đổi thịt” các cộng đồng nông thôn Đông Nam Á

Anh Minh {Ngày xuất bản}

Công nghệ số dành cho cộng đồng nông thôn là một phần quan trọng nhằm giúp các vùng sâu, vùng xa vượt qua những khó khăn của cuộc sống. Tuy vậy, việc triển khai công nghệ số ở các khu vực này đang gặp nhiều thách thức.

Tại ASEAN, các công ty lớn như Grab, Go-Jek và những đối thủ khác đang mở rộng hoạt động khắp nơi và trở thành những doanh nghiệp số lớn trong khu vực. Tuy nhiên, làn sóng tiến bộ này đã vươn đến cộng đồng nông thôn ở Đông Nam Á chưa?

Theo trang Techcollective, công nghệ số cho cộng đồng nông thôn là một phần quan trọng trong việc giải quyết những thách thức mà các vùng sâu, vùng xa phải đối mặt. Chúng giúp cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, dịch vụ y tế, giáo dục, và nông nghiệp. Tuy nhiên, việc triển khai công nghệ ở khu vực nông thôn có thể gặp nhiều khó khăn do hạ tầng kém phát triển, nguồn lực hạn chế và sự thiếu hiểu biết về công nghệ.

responsive_large_rtx2qhbm.jpg
Công nghệ số cho cộng đồng nông thôn là một phần quan trọng trong việc giải quyết những thách thức mà các vùng sâu vùng xa hơn phải đối mặt

Để thúc đẩy quá trình số hóa trong các cộng đồng nông thôn, việc thiết kế các sáng kiến phải cân nhắc đến các yếu tố địa phương như nhu cầu, tài nguyên có sẵn và mức độ chấp nhận của cộng đồng. Các dự án cần tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo hiệu quả và bền vững trong việc áp dụng công nghệ số vào thực tiễn đời sống của người dân nông thôn.

Những thách thức trong khu vực

Những thách thức chính của cộng đồng nông thôn ASEAN là các vấn đề liên quan đến kinh tế, hậu cần và môi trường. Tình trạng thiếu kết nối luôn hiện diện do khả năng tiếp cận các công nghệ và ứng dụng nông nghiệp hiện đại bị hạn chế. Một số nghiên cứu cho thấy những thách thức về hậu cần xuất phát từ quan điểm cơ sở hạ tầng, vệ sinh hoặc giáo dục.

Tác giả Arsenio Balisacan chỉ ra những thách thức tiếp theo trong nghiên cứu AgEcon Search đăng trên Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển châu Á, như thiếu đầu tư, thực thi chính sách và cải cách thể chế. Báo cáo cho biết trong khi một số quốc gia như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam phát triển mạnh thì những quốc gia khác như Lào, Myanmar và Philippines lại có mức tăng trưởng thấp mặc dù dân số cao.

Công nghệ sẽ “giải cứu” khu vực nông thôn như thế nào?

Việc triển khai công nghệ có thể thúc đẩy đáng kể sự phát triển của các cộng đồng nông thôn trong khu vực ASEAN. Vấn đề không chỉ đơn thuần là tiếp thị một ứng dụng; đó là việc tạo ra các hệ thống kinh tế và công nghệ toàn diện có thể cải thiện sinh kế của những cộng đồng này.

Các công cụ như cảm biến, máy bay không người lái và phân tích dữ liệu rất quan trọng cho sự phát triển của khu vực và các quốc gia phát triển đã thể hiện sự quan tâm giúp đỡ. Nền tảng NL của Hà Lan chỉ ra rằng công nghệ số ở Đông Nam Á có thể giúp “giải quyết các thách thức về an ninh lương thực, thúc đẩy phát triển bền vững và nâng cao công bằng cho nông dân”.

Có thể cải thiện khả năng tiếp cận kiến thức bằng cách triển khai các ứng dụng giáo dục và nền tảng dữ liệu nông nghiệp cung cấp dữ liệu chính xác hơn về các kiểu thời tiết, thu hoạch và phân bổ tài nguyên.

Đông Nam Á đang nhanh chóng trở thành một khu vực quan trọng trong lĩnh vực thương mại điện tử. Vì thế, triển khai hệ thống ngân hàng di động và thanh toán số ở khu vực nông thôn sẽ giúp phát triển nền kinh tế. Nền tảng thương mại điện tử có thể hỗ trợ sự phát triển của khu vực bằng cách kết nối nông dân với người tiêu dùng. Việc có thị trường trực tuyến cho các dịch vụ nông thôn cho phép những người có doanh nghiệp nhỏ hơn mở rộng cơ hội kinh tế của họ.

Công nghệ cũng có thể tăng cường các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng cách cung cấp các cổng thông tin y tế từ xa và đáng tin cậy.

Cuối cùng, công nghệ cũng có thể trao quyền cho phụ nữ và thế hệ trẻ thông qua các chương trình xóa mù chữ về số. Để công nghệ chiến thắng, chúng ta phải dạy người dân ở cộng đồng nông thôn cách sử dụng và làm quen với các công cụ số. Giáo dục số có thể mở ra nhiều cơ hội hơn nữa thông qua các trung tâm đổi mới và hỗ trợ công nghệ bổ sung. Việc giới thiệu các đề án, chương trình sẽ giúp thu hẹp khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn.

figure_1_herbs_showcase_garden_at_otchitanda_weza_temperos_photo_by_i_fortez.jpg
Các công cụ chính xác như cảm biến, máy bay không người lái và phân tích dữ liệu rất quan trọng cho sự phát triển của khu vực nông thôn. Ảnh: UN

Những thách thức triển khai

Việc thiếu cơ sở hạ tầng cản trở việc áp dụng các giải pháp dựa trên công nghệ ở khu vực nông thôn. Không có điện hoặc Internet có nghĩa là không có công nghệ số cho cộng đồng nông thôn. Cũng giống như cầu đường, điện và mạng Internet đáng tin cậy phải là ưu tiên hàng đầu của các nước ASEAN.

Thứ hai, khoảng cách số cản trở tiềm năng tối đa của khu vực. Theo báo cáo của Bain & Company, Google và Temasek, sự phân chia này làm trầm trọng thêm vấn đề đối với 70% dân số hiện có. Một lần nữa, hiểu biết về số là một vấn đề quan trọng.

Cộng đồng nông thôn có thể có mức độ nhận thức thấp hơn về công nghệ số. Hơn nữa, việc không quen với công nghệ số có thể tạo ra sự phản kháng từ một số thành viên trong cộng đồng, chỉ làm gia tăng khoảng cách số.

Cơ hội đổi thay nông thôn sẽ không không bị mất đi vì một số chương trình quốc tế đang nỗ lực giải quyết nhu cầu của những cộng đồng này. Ví dụ, Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) và Grow Asia đã khởi động dự án SEEDS, được Hàn Quốc hỗ trợ, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội cho nông dân quy mô nhỏ ở Campuchia, Philippines và Việt Nam. Chương trình này hướng tới 48.000 người, 30 công ty khởi nghiệp và 150 quan chức chính phủ và nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách số ở Đông Nam Á.

Tập trung vào phân tích chính sách, chương trình giải quyết các rào cản như trình độ số thấp và kết nối kém, thúc đẩy sự hợp tác với chính phủ và khu vực tư nhân. SEEDS cũng tích hợp với các sáng kiến IFAD hiện có, củng cố các tổ chức cơ sở và thúc đẩy hiểu biết về số để trao quyền cho nông dân quy mô nhỏ trong bối cảnh số đang phát triển.

Nhìn chung, có một số lợi ích và cơ hội rõ ràng khi đưa ra các sáng kiến nhằm phát triển khả năng tiếp cận công nghệ số cho cộng đồng nông thôn. Cơ sở hạ tầng phải là trọng tâm hàng đầu đối với các chính phủ muốn phát triển các khu vực xa xôi hơn trên đất nước họ. Mặc dù một số công ty và dịch vụ có thể hoạt động trong điều kiện hạn chế, việc cấp quyền truy cập số cho tất cả mọi người là con đường thực sự cho sự phát triển của cộng đồng nông thôn ở Đông Nam Á./.

Anh Minh