Ấn Độ cùng Campuchia trấn áp lừa đảo việc làm qua mạng

An toàn thông tin - Ngày đăng : 09:48, 01/04/2024

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao (MEA) Ấn Độ, ông Randhir Jaiswal cho biết ngày 30/3, các cơ quan Ấn Độ đang hợp tác với chính quyền Campuchia để trấn áp những kẻ thực hiện các kế hoạch lừa đảo qua mạng bất hợp pháp tại Campuchia.
An toàn thông tin

Ấn Độ cùng Campuchia trấn áp lừa đảo việc làm qua mạng

QA {Ngày xuất bản}

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao (MEA) Ấn Độ, ông Randhir Jaiswal cho biết ngày 30/3, các cơ quan Ấn Độ đang hợp tác với chính quyền Campuchia để trấn áp những kẻ thực hiện các kế hoạch lừa đảo qua mạng bất hợp pháp tại Campuchia.

Người phát ngôn Randhir Jaiswal cho biết Đại sứ quán Ấn Độ tại Campuchia đang làm việc với chính quyền Campuchia và đã giải cứu và hồi hương khoảng 250 người Ấn Độ, trong đó có 75 người trong 3 tháng qua.

toi-pham-mang.jpeg

Các báo cáo cho thấy khoảng 5.000 người Ấn Độ đang bị mắc kẹt ở Campuchia sau khi bị các đường dây lừa đảo qua mạng dụ dỗ.

Quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ lưu ý rằng nước này đã ban hành một số khuyến cáo kể từ năm 2022 cho công dân Ấn Độ theo đuổi cơ hội việc làm ở Campuchia.

Theo các thông tin, số người Ấn Độ trở thành nạn nhân của những kẻ buôn người và bị buộc phải làm việc cho các tập đoàn tội phạm thực hiện các kế hoạch lừa đảo trực tuyến bất hợp pháp đang gia tăng.

Cụ thể, theo tờ Sputnik India, hơn 5.000 người Ấn Độ bị mắc kẹt ở Campuchia bị cho là bị bắt giữ trái với ý muốn của họ và bị ép buộc thực hiện các vụ lừa đảo trên mạng nhắm vào các cá nhân ở quê hương.

Để đối phó với tình trạng nghiêm trọng này, Bộ Nội vụ (MHA) đã triệu tập một cuộc họp vào đầu tháng 3 với các quan chức của Bộ Ngoại giao (MEA), Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin (MEITY), Trung tâm Điều phối tội phạm mạng Ấn Độ (I4C) và các chuyên gia bảo mật khác. Mục tiêu là đưa ra một chiến lược toàn diện nhằm giải cứu những người Ấn Độ bị mắc kẹt ở Campuchia.

Theo báo cáo từ các nguồn tin, “Chương trình nghị sự chính của cuộc họp là giải cứu và hồi hương những cá nhân bị mắc kẹt ở Campuchia. Dữ liệu chỉ ra rằng gian lận mạng có nguồn gốc từ Campuchia đã dẫn đến thiệt hại lên tới 500 tỷ rupee (Rs) ở Ấn Độ trong 6 tháng qua”.

Các cuộc điều tra do các cơ quan Trung ương thực hiện đã tiết lộ phương thức hoạt động của đường dây này, trong đó các môi giới thu hút các cá nhân, chủ yếu đến từ các khu vực phía nam Ấn Độ, thông qua việc hứa hẹn cho họ cơ hội việc làm ở Campuchia, sau đó ép họ thực hiện các hành vi lừa đảo trên mạng.

Những người bị mắc kẹt ở Campuchia bị buộc phải tham gia vào các hoạt động lừa đảo nhắm vào các cá nhân ở Ấn Độ, đôi khi dùng đến các chiến thuật tống tiền bằng cách đóng giả là quan chức thực thi pháp luật và khai man về việc phát hiện ra những món đồ đáng ngờ trong bưu kiện.

Sự khởi đầu của vấn đề này được đưa ra ánh sáng sau khi Cảnh sát Rourkela ở Odisha triệt phá một tổ chức tội phạm mạng vào ngày 30/12/2023.

Kết quả là 8 cá nhân, được cho là có liên quan đến việc dàn dựng hoạt động buôn người sang Campuchia, đã bị bắt giữ. Cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động do Cảnh sát Rourkela tiến hành, một sĩ quan tiết lộ rằng vụ việc bắt nguồn từ đơn khiếu nại của một quan chức cấp cao của chính phủ Trung ương, người đã trở thành nạn nhân của một vụ lừa đảo và bị mất khoảng 70 vạn Rs trong quá trình này./.

QA