Nhật Bản hỗ trợ 3,9 tỷ USD cho liên doanh sản xuất chip Rapidus

Chuyển động ICT - Ngày đăng : 16:51, 02/04/2024

Ngày 2/4, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết đã phê duyệt khoản hỗ trợ bổ sung lên đến 590 tỷ yen (3,9 tỷ USD) cho liên doanh sản xuất chip Rapidus nhằm vực dậy ngành công nghiệp bán dẫn của nước này.
Chuyển động ICT

Nhật Bản hỗ trợ 3,9 tỷ USD cho liên doanh sản xuất chip Rapidus

TH {Ngày xuất bản}

Ngày 2/4, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết đã phê duyệt khoản hỗ trợ bổ sung lên đến 590 tỷ yen (3,9 tỷ USD) cho liên doanh sản xuất chip Rapidus nhằm vực dậy ngành công nghiệp bán dẫn của nước này.

091e9fbde3435d7eccabb373cb0a5510.jpeg

Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Ken Saito cho biết khoản hỗ trợ bổ sung sẽ giúp Rapidus mua sắm thiết bị sản xuất chip và phát triển các quy trình sản xuất chip cao cấp.

Rapidus là một công ty liên doanh giữa Toyota, Sony và 6 công ty khác gồm: hãng chip Kioxia, hãng điện tử và bán dẫn Tokyo Electron, Tập đoàn đầu tư SoftBank, Công ty phụ tùng ô tô Denso, hãng viễn thông NTT, Tập đoàn công nghệ thông tin và điện tử NEC.

Mục tiêu của Rapidus là phát triển chip 2nm tiên tiến nhất hiện nay vào cuối thập kỷ này tại một nhà máy ở Hokkaido, phía Bắc Nhật Bản nhằm cạnh tranh với những công ty dẫn đầu như TSMC của Đài Loan và Samsung Electronics của Hàn Quốc. Do đó, việc đầu tư vào Rapidus có thể giúp Nhật Bản nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này so với nước khác như Mỹ, Hàn Quốc hay một số quốc gia châu Âu.

Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ tại Tokyo: “Các chất bán dẫn thế hệ tiếp theo mà Rapidus đang nghiên cứu là công nghệ quan trọng nhất sẽ quyết định tương lai của ngành công nghiệp và tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản”.

Các nhà sản xuất thiết bị chip Nhật Bản đã tăng điểm nhờ thông tin này với Tokyo Electron Ltd. tăng tới 3,5% và Disco Corp. tăng 2,5% trong phiên giao dịch buổi sáng.

Số tiền này là một phần trong khoản ngân sách lên tới 4.000 tỷ yen mà Chính phủ Nhật Bản đã dành trong 3 năm qua để khôi phục năng lực sản xuất chip trước đây của mình. Thủ tướng Fumio Kishida đặt mục tiêu hỗ trợ tài chính cho ngành này để cuối cùng đạt tới 10.000 tỷ yên với sự hỗ trợ của khu vực tư nhân để giúp tăng gấp 3 lần doanh số bán chip được sản xuất ở trong nước, lên mức hơn 15.000 tỷ yen vào năm 2030.

Trong cuộc cạnh tranh hiện nay, thị phần bán dẫn toàn cầu của Nhật Bản hiện đã sụt giảm xuống khoảng 10% từ mức hơn 50% trong thời kỳ nói trên.

Trước đó, Nhật Bản đã cam kết đầu tư hàng tỷ đô la cho nhà máy thứ hai của TSMC ở Kumamoto, miền nam Nhật Bản, cũng như tài trợ cho kế hoạch mở rộng nhà máy của Micron Technology ở Hiroshima.

Căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng đang thúc đẩy các chính phủ trên thế giới mở rộng năng lực trong nước để sản xuất chất bán dẫn, vốn rất quan trọng đối với ngành công nghiệp ô tô, nhà máy điện và hệ thống vũ khí, cũng như thiết bị điện tử tiêu dùng. Mỹ cũng đã cam kết chi hàng tỷ USD cho các nhà sản xuất chip.

Rapidus hiện đang hợp tác với các nhà nghiên cứu trong nước về công nghệ nano và vật liệu để thu hẹp khoảng cách với TSMC về công nghệ chế tạo tiên tiến.

Theo dữ liệu mới đây của dữ liệu của TrendForce, Đài Loan nắm giữ 68% thị phần chip tiên tiến toàn cầu năm 2023. Tuy nhiên, con số này được dự báo sẽ giảm xuống 60% vào năm 2027 khi năng lực sản xuất của Mỹ tăng lên. Công ty TSMC của Đài Loan hiện là nhà sản xuất chip tiên tiến lớn nhất thế giới. Chip tiên tiến đóng góp 60% doanh thu của công ty này (tương đương gần 17 tỷ USD) trong quý 1/2023./.

TH