Những triết lý nhân văn trong tầm nhìn xã hội 5.0 tại Nhật Bản và một vài gợi ý cho Việt Nam

Chuyển đổi số - Ngày đăng : 20:00, 23/10/2024

Chiến lược quốc gia về Trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản tập trung vào khái niệm của Xã hội 5.0, được miêu tả là "Một xã hội lấy con người làm trung tâm, cân bằng giữa sự tiến bộ kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, thông qua một hệ thống tích hợp cao giữa không gian mạng và không gian vật lý". Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản, các tác giả đưa ra 5 gợi ý cụ thể cho Việt Nam.
Chuyển đổi số

Những triết lý nhân văn trong tầm nhìn xã hội 5.0 tại Nhật Bản và một vài gợi ý cho Việt Nam

TS. Hồ Mạnh Tùng 1, 2* & Lưu Phương Thảo 3 23/10/2024 20:00

Chiến lược quốc gia về Trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản tập trung vào khái niệm của Xã hội 5.0, được miêu tả là "Một xã hội lấy con người làm trung tâm, cân bằng giữa sự tiến bộ kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, thông qua một hệ thống tích hợp cao giữa không gian mạng và không gian vật lý". Từ những kinh nghiệm của Nhật Bản, các tác giả đưa ra 5 gợi ý cụ thể cho Việt Nam.

Tóm tắt:

- Cách tiếp cận quản trị công nghệ thông minh trong Tầm nhìn Xã hội 5.0 (Society 5.0) được chính phủ Nhật Bản
công bố vào năm 2019.
- Tầm nhìn xã hội 5.0 của Nhật Bản là về một xã hội được thúc đẩy bởi các công nghệ thông minh và lấy con người
làm trung tâm, xã hội được định hướng theo ba triết lý nhân văn: Sự đa dạng và tính bao trùm; Tính bền vững và
Tôn trọng phẩm cách của con người.
- Những kinh nghiệm của Nhật Bản trong quản trị trí tuệ nhân tạo.

Sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo trên thế giới và Việt Nam

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đã lan rộng đến tất cả các lĩnh vực trong khoa học hàn lâm và đời sống xã hội, từ chăm sóc sức khỏe, luật, sản xuất, đến giáo dục, kinh tế và văn học. Năm 2023 đánh dấu sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI) với hàng loạt các ứng dụng tiêu biểu như ChatGPT, Sora (công cụ AI cho phép tạo video từ văn bản), Gemini (trợ lý AI ảo của Google), v.v....

Cũng vào năm này, Grand Review ước tính giá trị của thị trường AI toàn cầu đạt 193,63 tỷ USD và dự kiến mức tăng tưởng kép vào khoảng 37,3% cho tới năm 2030. Ở lĩnh vực kinh doanh, công nghệ AI được ứng dụng phổ biến nhất trong quản lý, kiểm soát chất lượng, an ninh mạng, phòng chống gian lận và chăm sóc khách hàng (Bharadiya et al., 2023). Báo cáo gần nhất của McKinsyey vào năm 2023 cho thấy 60% các công ty tham gia khảo sát đang sử dụng AI tạo sinh trong công việc. Trong số đó, 40% các công ty này sự định sẽ đầu tư thêm vào công nghệ này thời gian tới. Làn sóng AI mạnh mẽ hứa hẹn đồng thời lợi ích kinh tế và sự cải thiện vượt bậc chất lượng cuộc sống của con người.

Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 127/QĐ-TTg về “Chiến lược Quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI đến năm 2030”, đặt mục tiêu đưa Việt Nam vào nhóm 5 nước trong ASEAN và nhóm 60 nước trên thế giới dẫn đầu trong việc phát triển, nghiên cứu và ứng dụng AI. Hiện tại, theo chỉ số xếp hạng sẵn sàng về AI ở cấp Chính phủ được cung cấp bởi Oxford Insights, Việt Nam đứng thứ 59 trên toàn thế giới và thứ 5 trong ASEAN.

Trong việc hiện thực hóa mục tiêu do Thủ tướng đề ra, rất nhiều các ứng dụng và nền tảng AI đã được phát triển và thử nghiệm bởi các công ty công nghệ Việt Nam, đơn cử như hệ thống GenAI của Tập đoàn FPT, ViGPT, VinBase 2.0 của Công ty CP VinBigData, PhoGPT của VinAI cùng thuộc Tập đoàn Vingroup (BĐTĐCS, 2024).

VNPT, một trong những công ty viễn thông hàng đầu Việt Nam, đã phát triển 100 mô hình AI sở hữu 8 khả năng giống con người, bao gồm: Nhìn, nói, nghe, giải quyết vấn đề, tự động hóa, sản xuất video và phân tích thông tin (Bộ KH&CN, 2023). Trung tâm Không gian Mạng Viettel cũng có những đóng góp quan trọng về AI tại Việt Nam với các dịch vụ khai thác dữ liệu, chuyển văn bản thành giọng nói và ngược lại, và tổng đài tư vấn viên ảo (callbot) chuyên biệt cho thị trường Việt Nam.

Ngoài các sản phẩm công nghệ, Việt Nam cũng chú trọng phát triển nghiên cứu về AI. Năm 2022, VinAI trở thành công ty Việt Nam đầu tiên trong 20 công ty trên thế giới dẫn đầu về nghiên cứu AI được xếp hạng bởi Thundermark Capital dựa trên các công bố xuất bản và bài hội thảo tại những hội thảo AI quan trọng (VinAI, 2022).

bang-1_tai-sao-vn.png
Bảng 1: Tại sao Việt Nam nên học từ Nhật Bản trong cách tiếp cận việc quản trị AI?

Công nghệ AI đã dần trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và là yếu tố trọng điểm của các chiến lược phát triển kinh doanh. Xu hướng dữ liệu hóa, thuật toán hóa và nền tảng hóa được sử dụng trong các hoạt động đời sống hằng ngày như giải trí, theo dõi tin tức, mua bán, tuyển dụng, v.v.. trở nên khó có thể bị thay thế. Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2024) công bố một đánh giá cho rằng công nghệ AI có tiềm năng lay chuyển cán cân quyền lực giữa các quốc gia trên thế giới, làm gia tăng cạnh tranh giữa các cường quốc. Vì vậy, việc đầu tư vào AI vừa là cơ hội để tạo ra đột phá trong những lĩnh vực quan trọng của chiến lược gia nhưng đồng thời cũng mang đến những thách thức trong việc quản lý, phát triển và ứng dụng.

Kinh nghiệm của Nhật Bản về quản trị công nghệ thông minh

Xã hội 5.0 của Nhật Bản

Chiến lược quốc gia về Trí tuệ nhân tạo của Nhật Bản tập trung vào khái niệm của Xã hội 5.0, được miêu tả là “Một xã hội lấy con người làm trung tâm, cân bằng giữa sự tiến bộ kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, thông qua một hệ thống tích hợp cao giữa không gian mạng và không gian vật lý” (Văn phòng Nội các, 2019). Trong bối cảnh đó, Văn phòng Nội các của Nhật Bản đề xuất 7 nguyên tắc xã hội của trí tuệ nhân tạo tập trung vào con người, bao gồm: lấy con người làm trung tâm; giáo dục/hiểu biết; bảo vệ quyền riêng tư; đảm bảo an ninh; sự công bằng, trách nhiệm và minh bạch; đổi mới. Những nguyên tắc này được phát triển dựa trên ba giá trị cốt lõi: 1) Tôn trọng phẩm giá con người; 2) Đa dạng và Bao trùm; 3) Bền vững (Văn phòng Nội các, 2019).

japan-5.0.jpg

Tầm nhìn này cũng nhấn mạnh rằng ngoài robot, Internet of things và dữ liệu lớn, AI được dự kiến sẽ tồn tại song song với con người để tạo ra một xã hội siêu thông minh, cung cấp các dịch vụ tùy chỉnh khác nhau phù hợp với nhu cầu con người (Cabinet Office, 2015).

Để thực hiện chiến lược này, Nhật Bản áp dụng một chính sách quản lý AI “mềm” và “dựa trên rủi ro”. Thay vì đưa ra các điều luật cứng, cách tiếp cận quản trị số này đưa ra các hướng dẫn dựa trên những mục tiêu không ràng buộc và các điều hướng dẫn và hỗ trợ các công ty trong việc thực thi chiến lược trí tuệ nhân tạo của họ (Hiruki, 2023).

Theo báo cáo Quản trị trí tuệ nhân tạo (AI) tại Nhật Bản Ver1.1 được xuất bản bởi Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) vào tháng 7/2021, Chính phủ Nhật Bản được cho là tránh sử dụng duy nhất một hướng dẫn chung để đảm bảo các công ty với năng lực và chuyên môn khác nhau đều có thể đạt được lợi ích. Hướng tiếp cận “quản lý linh hoạt” (Hiruki, 2023, trang 3) phù hợp với Chiến lược Trí tuệ Nhân tạo Quốc gia của Nhật Bản, với mục tiêu là xây dựng niềm tin của người dân và tận dụng quản trị dân chủ (Palteli, 2022). Ngoài ra, Nhật Bản cũng thực thi chiến lược “AI cho mọi người” bằng việc thu thập ý kiến phản hồi từ công chúng.

Việt Nam có thể học hỏi những điều gì từ kinh nghiệm của Nhật Bản trong quản trị AI

Thứ nhất, Nhật Bản có một nền văn hóa quản trị robot lâu đời và giàu truyền thống (Robertson, 2018), đồng thời có tầm nhìn về phát triển xã hội mà trong đó con người và máy cùng tồn tại hòa thuận. Ta có thể thấy tầm nhìn này qua những biểu tượng văn hóa hết sức quen thuộc với trẻ em Việt Nam như Doraemon, Gundam, cậu bé tay sắt Astro. Những hình tượng văn hóa này cũng rất gần gũi với nhiều bộ phận người dân Việt Nam.

Thứ hai, Nhật Bản đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển AI nhằm nâng cao vị trí địa chính trị, vì vậy đã sớm sở hữu những dự án cạnh tranh với các nước đứng đầu về AI. Ví dụ, dự án hợp tác giữa Viện Công nghệ Tokyo, Trường Đại học Tohoku, Tập đoàn Tohoku và những trung tâm nghiên cứu RIKEN được nhà nước cấp vốn đã sử dụng siêu máy tính Fugaky để phát triển một Mô hình Ngôn ngữ Lớn (Large Language Model) với dữ liệu được đào tạo bằng tiếng Nhật.

Một dự án khác được tài trợ bởi Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản có khả năng học từ những kết quả trong công bố khoa học để tạo ra những giả thuyết mới. Tuy những Mô hình Ngôn ngữ Lớn của Nhật Bản có số lượng tham số (parameters) nhỏ hơn nhiều so với dữ liệu của ChatGPT 3 (175 tỷ) và ChatGPT 4 (100 triệu tỷ) (Hornyak, 2023) nhưng việc phát triển một mô hình dùng ngôn ngữ bản địa ngoài tiếng Anh sẽ góp phần quan trọng tạo ra tự đồng điệu văn hóa cho người dùng bản địa. Tương tự, như đã trình bày ở trên, nhiều công ty Việt Nam cũng đang phát triển những Mô hình Ngôn ngữ Lớn cho thị trường Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam và Nhật Bản có những điểm chung trong việc định hướng phát triển và ứng dụng AI để xã hội vận hành tốt hơn và tạo ra động lực phát triển giúp giải quyết các vấn đề còn đang tồn đọng. Tại Nhật Bản, mục tiêu của Xã hội 5.0 bao gồm (1) Tạo ra giá trị mới trong phát triển và chuyển dịch xã hội, (2) Giải quyết các thách thức về kinh tế và xã hội, (3) Củng cố nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới, và (4) Xây dựng một chu trình hồi quy hệ thống trong đào tạo nguồn nhân lực, tri thức, và những nguồn tài trợ cho sự đổi mới.

Để thực hiện các mục tiêu này, Chiến lược AI Quốc gia của Nhật Bản năm 2019 ưu tiên các lĩnh vực trọng điểm như sức khỏe, chăm sóc y tế và chăm sóc lâu dài; nông nghiệp; khả năng phục hồi (sau thiên tai); cơ sở hạ tầng giao thông và logistics; cũng như tạo dựng lại vị thế trong khu vực. Những ưu tiên này được thiết lập do Nhật Bản phải giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách như suy giảm dân số, dân số già hóa, thiếu hụt nguồn nhân lực, cũng như việc tăng lên của thiên tai tự nhiên.

Đối mặt với các vấn đề xã hội tương tự, Việt Nam cũng đặt AI làm động lực để phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp vào việc tạo ra đột phá trong năng lực sản xuất và nâng cao cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững (BĐTĐCS, 2024).

Thứ tư, sự tương đồng văn hóa giữa hai quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và thực thi các tầm nhìn công nghệ. Cả xã hội Việt Nam và Nhật Bản đều có những ảnh hưởng mạnh mẽ từ Nho giáo, Phật giáo và các niềm tin dân gian về tâm linh.

Những nguồn gốc văn hóa sâu sắc này thấm nhuần vào các tương tác hàng ngày giữa con người với nhau, quan hệ lao động, quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và người lao động, v.v. (Mantello et al., 2021; Mantello et al., 2023; Miyashita, 2021). Do đó, việc học hỏi từ Nhật Bản trong việc tiếp cận quản trị AI sẽ có nhiều tiếp điểm văn hóa cho phép giảm sự xung đột trong quá trình tiếp biến văn hóa (Vuong & Napier, 2015) của các giá trị mới do công nghệ thông minh mang lại. Điều này nhằm thực sự đưa AI phục vụ cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn.

5 đề xuất cụ thể gợi ý cho Việt Nam trong thực hiện tầm nhìn Xã hội 5.0

Tầm nhìn Trí tuệ nhân tạo tập trung vào con người

Xã hội siêu thông minh trong Tầm nhìn Xã hội 5.0 nhấn mạnh việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cần thiết, với một lượng cần thiết cho cá nhân khi họ cần. Việc cung cấp các dịch vụ chất lượng cao để mọi người dân có thể sống cuộc sống tiện nghi và đầy đủ được coi là một mục tiêu quan trọng (Văn phòng Nội các, 2019). Điều này làm cho con người trở thành nhân tố trung tâm nhưng cũng chính là người hưởng lợi chính từ công nghệ đổi mới. Ý tưởng này phản ánh sâu sắc lý tưởng về min ben (民本), hay “con người là gốc”, một khái niệm mang ý nghĩa quan trọng, thậm chí là quan trọng nhất, trong văn hóa chính trị Đông Á (Nguyen & Ho, 2019; Sabattini, 2012).

Lý tưởng min ben (民本) có nguồn gốc từ các tác phẩm gốc của nhà thơ và nhà tư tưởng người Trung Quốc, Gia Nghị (贾谊, 200 - 169 trước Công nguyên), nổi tiếng với cuộc thảo luận về sự sụp đổ của nhà Tần. Có thể hiểu lý tưởng này rộng hơn là yi ren wei ben 以人为本, dịch sang tiếng Việt là “lấy dân làm gốc”, đôi khi được biết tới là “đặt người dân lên hàng đầu”. Khái niệm này đã được các nhà lãnh đạo chính trị, nhà lãnh đạo tư tưởng và các đảng chính trị ở Đông Á ủng hộ như Hồ Chí Minh (Trịnh Văn Quyết, 2023) và Văn kiện của Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII tập trung vào “lấy nhân dân làm trung tâm” (Lê Doãn Sơn, 2024).

Việc đặt công dân, cũng như sức khỏe và nhu cầu của họ ở trung tâm ngày càng quan trọng trong bối cảnh của các tương tác xã hội và chính trị được truyền thông bằng trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển. Hơn nữa, sự xuất hiện mạnh mẽ của AI phái sinh đã làm nổi bật các thách thức đối với cả chính phủ và thị trường trong việc đảm bảo nhu cầu và mong muốn của người dân và đồng thời duy trì công bằng xã hội. Do đó, khi thực thi tầm nhìn trí tuệ nhân tạo lấy con người làm trung tâm, việc xem xét lại bản chất của mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân cũng như sự hiện diện của nó trong văn hóa và cấu trúc chính trị là vô cùng quan trọng.

5-goi-y.png
Hình 2: 5 gợi ý cho Việt Nam về cách tiếp cận quản trị trí tuệ nhân tạo

Sự hiểu đa chiều, đa dạng về mối quan hệ giữa con người và công nghệ

Mặc dù Nhật Bản được biết đến với những đổi mới công nghệ tiên tiến và tương lai hóa, xã hội của họ vẫn phải đối mặt với nhiều mâu thuẫn phát sinh từ sự xung đột giữa hai nền tư tưởng. Một mặt là lối sống hiện đại, công nghiệp hóa, ưu tiên cá nhân chủ nghĩa, chủ nghĩa tiêu dùng, sự linh hoạt và năng suất.

Mặt khác là văn hóa tập thể mạnh mẽ của Nhật Bản, ngấm sâu vào truyền thống Bushidō (武士道) - đạo của chiến binh, với nền tảng về các quy tắc đòi hỏi sự cẩn thận, lòng trung thành không điều kiện, tận tâm hàng ngày, tôn trọng sự thứ bậc và lòng chính trực. Ví dụ, ngay cả giữa đỉnh điểm của đại dịch COVID-19, khi 80% các công ty khuyến khích làm việc từ xa, nhiều công ty vẫn miễn cưỡng từ bỏ quy trình làm việc trên giấy tờ lâu đời yêu cầu sử sụng “hanko” (con dấu) (Shoji, 2020). Sự tương phản ở Nhật Bản giữa các đổi mới tương lai và thế hệ trước là hiện thân của những biểu tượng của văn hóa bảo thủ, truyền thống của họ nhấn mạnh bối cảnh độc đáo của Nhật Bản để nghiên cứu các hành vi áp dụng công nghệ.

Không thể phủ nhận rằng công nghệ đã mang lại những thay đổi không ngờ tới trong xã hội, và kinh nghiệm của Nhật Bản khi đối diện các thay đổi xã hội do công nghệ tạo ra rõ ràng là một ví dụ đáng xem xét cho Việt Nam. Sẽ là hạn chế nếu Việt Nam chỉ tập trung vào lợi ích kinh tế ngắn hạn khi áp dụng AI như tiết kiệm thời gian, tăng năng suất, cá nhân hóa, v.v.

Một mặt, theo thuyết cấu trúc/chủ nghĩa Mác-xít trong phê phán về công nghệ AI, các nhà nghiên cứu cho rằng các diễn ngôn về phát triển và áp dụng AI không nên được độc quyền bởi các kỹ sư kỹ thuật. Điều quan trọng là phải xem xét những ai có thể bị lề hóa hoặc bị bỏ lại trong quá trình áp dụng trí tuệ nhân tạo (Hanemaayer, 2022). Mặt khác, cũng không nên sa đà vào nỗi sợ apocalittici (người tiên tri khủng hoảng).

Để Việt Nam triển khai các công nghệ mới và mang lại lợi ích tốt nhất cho người dân của mình, chúng ta cần có một sự hiểu biết đa chiều, đa dạng về mối quan hệ giữa con người và AI. Trong việc này, phong trào truyền thông quốc gia phải xem xét thật kỹ cả những nỗi sợ apocalittici (người tiên tri khủng hoảng) và integrati (những người ủng hộ công nghệ). Thay vào đó, ta nên duy trì một quan điểm nhiều chiều về cách AI nên được tích hợp vào xã hội.

Trí tuệ nhân tạo (AI) như một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Tương tự như những nỗ lực của Nhật Bản trong việc khai thác các công nghệ AI để giải quyết các vấn đề xã hội như dân số già hóa quá mức, tăng trưởng kinh tế đình trệ, v.v., thì việc áp dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam cũng quan trọng với tầm nhìn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Nói cách khác, việc đạt được một xã hội với AI tập trung vào con người đòi hỏi tận dụng các công nghệ trí AI như một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

japan-ai.png
Ảnh: Kyodo News

Mặc dù nhận thức rằng các công nghệ AI chắc chắn sẽ tạo ra các thay đổi kinhtế - xã hội không mong đợi, nhưng trong những thay đổi này (Vương, 2022), có cơ hội để tạo ra các lợi ích xã hội như cơ hội việc làm, sự đổi mới mới, tăng tiếp cận giáo dục, và cải thiện chất lượng của lực lượng lao động, v.v. Theo đó, sự xuất hiện của các công nghệ mới cũng sẽ đòi hỏi các thay đổi một cách có tổ chức để đảm bảo rằng các hệ thống quản lý có thể thích nghi với bối cảnh mới.

Cách tiếp cận từ dưới lên và khuyến khích tham gia xây dựng tầm nhìn

Tầm nhìn Xã hội 5.0 bắt nguồn từ sự hợp tác và tham gia giữa chính phủ và cách ngành công nghiệp. Theo GS. Harayama của Hội đồng Khoa học, Công nghệ và Đổi mới từ Văn phòng Nội các Nhật Bản, “Chiến lược Đổi mới” chính là trọng tâm của Tầm nhìn này. Trong đó, sự phát triển cần bắt đầu từ dưới lên, bắt đầu từ sự đổi mới từng bước trong khoa học và công nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Trong hệ thống đổi mới này, sự hợp tác giữa ngành công nghiệp và giáo dục được khuyến khích mạnh mẽ. Hơn nữa, việc hình thành Xã hội 5.0 không chỉ liên quan đến các chuyên gia mà còn đến các bên không thường xuyên xuất hiện như phụ nữ và thanh thiếu niên.

Cách tiếp cận này mang lại giá trị quan trọng vì việc có đóng góp từ nhiều nhóm người khác nhau sẽ giúp thúc đẩy các cuộc thảo luận lành mạnh trên phạm vi xã hội về việc sử dụng các công nghệ mới. Hơn nữa, nó phản ánh xu hướng rõ ràng của việc tăng cường sự tham gia của người dân trong quản trị ở Việt Nam (Andrew- Wells Dang et al., 2015).

Tính bền vững và bao trùm

Cuối cùng, để thúc đẩy việc áp dụng AI một cách bền vững và bao trùm, các quy định và hướng dẫn cần xem xét các vấn đề đạo đức như làm suy yếu hệ thống xã hội, thiếu minh bạch, mất quyền riêng tư dữ liệu, quyền riêng tư, và vấn đề về công bằng xã hội (Ho et al, 2023). Điều này bao gồm làm rõ mục đích thu thập dữ liệu, sự minh bạch, sự đồng ý của người sử dụng và việc thực thi bảo vệ dữ liệu.

Ngoài ra, truyền thông cũng là một kênh quan trọng để tạo ra các cuộc thảo luận về việc triển khai đạo đức và có trách nhiệm, phát triển và quản lý AI. Tóm lại, việc áp dụng AI cần phải thực sự góp phần đẩy mạnh các giá trị được tôn trọng trên toàn quốc như nước mạnh, dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh (Hà Đặng, 2008; Nguyễn, 2022; Phạm & Vương, 2C008), và các giá trị truyền thống bao gồm lòng yêu nước, siêng năng và ham học hỏi (Hồ, 2006).

Tài liệu tham khảo:
1. Andrew-Wells Dang, Nguyen, T. L., Le, K. T., & Do, T. H. (2015).
Increasing citizen participation in governance in Vietnam.
Vietnam Law and Legal Forum. https://vietnamlawmagazine.
vn/increasing-citizen-participation-in-governance-in-
vietnam-5047.html

2. BĐTĐCS. (2024). AI tạo sinh: Bài toán phát triển và quản lý?
Retrieved March 25 from https://dangcongsan.vn/ban-doc/y-
kien-ban-doc/ai-tao-sinh-bai-toan-phat-trien-va-quan-
ly-660083.html
3. Bharadiya, J. P., Thomas, R. K., & Ahmed, F. (2023). Rise of
Artificial Intelligence in Business and Industry. Journal of
Engineering Research and Reports, 25(3), 85-103.
4. Ha Dang. (2008). Về mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh”. Tạp Chí Cộng Sán, 26-11-
2008. https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-
cu/-/2018/3616/ve-muc-tieu-%E2%80%9Cdan-giau%2C-
nuoc-manh%2C-xa-hoi-cong-bang%2C-dan-chu%2C-van-
minh%E2%80%9D.aspx
5. Hanemaayer, A. (2022). Introduction: Critical Insights—
Bringing the social sciences and humanities to AI. In A.
Hanemaayer (Ed.), Artificial Intelligence and Its Discontents:
Critiques from the Social Sciences and Humanities (pp.
1-20). Springer International Publishing. https://doi.
org/10.1007/978-3-030-88615-8_1
6. Hiruki, H. (2023). Japan’s Approach to AI Regulation and Its
Impact on the 2023 G7 Presidency . Center for Strategies and
International Studies .
7 Ho, M.-T., & Vuong, Q.-H. (2024). Five premises to understand
human–computer interactions as AI is changing the world. AI
& SOCIETY. https://doi.org/10.1007/s00146-024-01913-3
8. Ho, M.-T., Mantello, P., & Ho, M.-T. (2023). An analytical
framework for studying attitude towards emotional AI:
The three-pronged approach. Methods X, 10. https://doi.
org/10.1016/j.mex.2023.102149
9. Ho, S. Q. (2006). Vấn đề giá trị quan châu Á: nghiên cứu so
sánh châu Á và phương Tây. Tạp Chí Thông Tin Khoa học Xã
hội, 8(284), 2-12. https://vjol.info.vn/index.php/ssir/article/
view/1242/1166
10. Hornyak, T. (2023). Why Japan is building its own version
of ChatGPT. Nature. https://doi.org/https://doi.org/10.1038/
d41586-023-02868-z
11. Lê Doãn Sơn. (2024). Từ tư tưởng “lấy dân làm gốc” đến quan
điểm “nhân dân là trung tâm” trong Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng. Lý Luận Chính Trị, 4/3/2023. http://lyluanchinhtri.vn/
home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/4855-tu-tu-tuong-
%E2%80%9Clay-dan-lam-goc%E2%80%9D-den-quan-diem-
%E2%80%9Cnhan-dan-la-trung-tam%E2%80%9D-trong-
van-kien-dai-hoi-xiii-cua-dang.html
12. Li, C., & Hua, M. (2023). Confucianismo en El Modelo
de China: Redefinir la Modernización de China por los
Perspectivos de Relativismo Cultural. Revista Internacional
de Estudios Asiáticos, 2(2), 131-159. https://doi.
org/10.15517/riea.v2i2.54197
13. Linde, J., & Peter, Y. (2018). Responsiveness, support, and
responsibility: How democratic responsiveness facilitates
responsible government. Party Politics, 26(3), 291-304.
14. Magagnin, P. (2016). The Evolution of Metaphorical
Language in Contemporary Chinese Political Discourse.
Preliminary Evidence from the 12th and 18th CPC
Congresses. SINICA VENETIANA, 3, 345-366.
15. Mantello, P., Ho, M.-T., Nguyen, M.-H., & Vuong, Q.-H.
(2021). Bosses without a heart: socio-demographic and
cross-cultural determinants of attitude toward Emotional
AI in the workplace. AI & SOCIETY. https://doi.org/10.1007/
s00146-021-01290-1
16. Mantello, P., Ho, M.-T., Nguyen, M.-H., & Vuong, Q.-H.
(2023). Machines that feel: behavioral determinants of
attitude towards affect recognition technology—upgrading
technology acceptance theory with the mindsponge model.
Humanities and Social Sciences Communications, 10(1), 430.
https://doi.org/10.1057/s41599-023-01837-1
17. McKinsey. (2023). The state of AI in 2023: Generative AI’s
breakout year. McKinsey.
18. Ministry of Science and Technology. (2023, 9 25). From
https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/23647/viet-nam-da-
san-sang-cho-ai.aspx
19. Miyashita, H. (2021). Human-centric data protection laws
and policies: A lesson from Japan. Computer Law & Security
Review, 40, 105487. https://doi.org/https://doi.org/10.1016/j.
clsr.2020.105487 4
20. Nguyen, P. A. (2022). Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong sự nghiệp
đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tạp
Chí Khoa học Chính Trị, 05-2022. https://hcma2.hcma.
vn/nghiencuukhoahoc/Pages/con-duong-di-len-cnxh.
aspx?CateID=345&ItemID=11949
21. Nguyen, T.-D., & Ho, M.-T. (2019). People as the Roots (of
the State): Democratic Elements in the Politics of Traditional
Vietnamese Confucianism. Journal of Nationalism,
Memory & Language Politics, 13(1), 90-110. https://doi.org/
doi:10.2478/jnmlp-2019-0001
22. Oxford Insights. (2023). Government AI Readiness Index
2023. Oxford Insights.
23. Palteli, G. (2022). The political imaginary of National AI
Strategies. AI & Society, 37, 1613–1624.
24. Phạm Minh Chính, & Vương Quân Hoàng. (2009). Kinh tế Việt
Nam: Thăng trầm và đột phá. NXB Chính trị quốc gia-Sự thật.
25. Research Global Value. (2023). GVR Report coverArtificial
Intelligence Market Size, Share & Trends Report Artificial
Intelligence Market Size, Share & Trends Analysis Report By
Solution. Grand View Research.
26. Robertson, J. (2018). Robo sapiens japanicus: robots,
gender, family, and the Japanese nation. University of
California Press.
27. Sabattini, E. (2012). “People as Root” (min ben) Rhetoric
in the New Writings by Jia Yi (200-168). Extrême-Orient
Extrême-Occident, 34, 167-194. https://doi.org/https://doi.
org/10.4000/extremeorient.261
28. Shoji, M. (2020). Coronavirus pandemic has exacerbated
Japan’s hanko stamp problem—will it improve? Retrieved
October 05 from https://fpcj.jp/en/useful-en/wjn-en/
p=81156/
29. Trịnh Văn Quyết. (2023). Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh
về “nước lấy dân làm gốc” vào xây dựng “thế trận lòng dân”,
củng cố quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới. Tạp Chí Cộng Sản,
(25/01/2023). https://www.tapchicongsan.org.vn/media-
story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/van-dung-
tu-tuong-ho-chi-minh-ve-nuoc-lay-dan-lam-goc-vao-xay-
dung-the-tran-long-dan-cung-co-quoc-phong-bao-ve-vung-
chac-to-quoc-viet-nam-xa-hoi-chu-n
30. VinAI. (2022, June 7). From VinAI recognised as one of the
Top 20 global companies for ‘leading AI Research in 2022’
and publishes 88 top-tier publications: https://news.vinai.io/
vinai-recognised-as-one-of-the-top-20-global-companies-
for-leading-ai-research-in-2022-and-publishes-88-top-tier-
publications/
31. Vuong, Q. H., & Napier, N. K. (2015). Acculturation and
global mindsponge: an emerging market perspective.
International Journal of Intercultural Relations, 49, 354-367.
32. Vuong, Q. H. (2022). Mindsponge theory. Walter de Gruyter
GmbH.
33. Vuong, Q.-H., & Ho, M.-T. (2024). Abundance of words versus
poverty of mind: the hidden human costs co-created with
LLMs. AI & SOCIETY. https://doi.org/10.1007/s00146-024-
01914-2

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 5 tháng 5/2024)

TS. Hồ Mạnh Tùng 1, 2* & Lưu Phương Thảo 3