‏Ngành ‏‏game‏‏ Việt “khát” nhân lực chất lượng cao‏

Doanh nghiệp số - Ngày đăng : 16:26, 29/07/2024

‏Với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành game Việt đứng trước nhiều thách thức về nhu cầu nhân sự. Điều này mở ra vô vàn cơ hội cho lực lượng lao động trẻ được đào tạo bài bản trong tương lai.‏
Doanh nghiệp số

‏Ngành ‏‏game‏‏ Việt “khát” nhân lực chất lượng cao‏

PV {Ngày xuất bản}

‏Với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành game Việt đứng trước nhiều thách thức về nhu cầu nhân sự. Điều này mở ra vô vàn cơ hội cho lực lượng lao động trẻ được đào tạo bài bản trong tương lai.‏

‏Thị trường game Việt được dự báo tăng trưởng mạnh mẽ‏

‏Nắm bắt cơ hội trong xu thế phát triển toàn cầu của những công nghệ mới như 5G, blockchain, điện toán đám mây, cùng với sự cải tiến mạnh mẽ về các thiết bị chơi game online (PC, smartphone), Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia có sự tăng trưởng lớn nhất về lượng người chơi game, doanh thu và lợi nhuận. Hơn nữa, số lượng các công ty và cá nhân Việt Nam tham gia sản xuất và phát hành game cho thị trường toàn cầu là khá đông đảo.

Tại thời điểm năm 2021, Google thống kê tại Việt Nam có khoảng 430.000 nhà phát triển game. Theo báo cáo từ VGDA, thị trường Game Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024. Sự phát triển không ngừng này sẽ đem đến nhiều cơ hội về việc làm cũng như mức lương vô cùng hấp dẫn cho các vị trí then chốt như lập trình và thiết kế game. ‏

‏Theo ông Trương Ngọc Cường, Giám đốc điều hành Công ty IKame Việt Nam, ngành lập trình và thiết kế game hiện có tiềm năng lớn và sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay cũng như những năm tiếp theo. Theo thống kê từ Salary Expert, mức lương trung bình cho vị trí Game Developer (lập trình game) hiện đạt khoảng 187 triệu đồng/năm, vị trí Game Designer (Thiết kế game) đạt khoảng 430 triệu đồng/năm. ‏

‏Ngoài ra, sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất game cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nghề nghiệp mới, mở rộng ra nhiều loại hình đa dạng như marketing, quảng cáo, streamer,... Theo Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), với khoảng 200 doanh nghiệp đang sản xuất game hiện nay tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng cho loại hình công việc này có thể lên đến hàng nghìn nhân sự. Tuy nhiên, với khối lượng công việc và yêu cầu chuyên môn cao, nhu cầu nhân sự chất lượng trong khối ngành game cũng đang được các công ty siết chặt.

20ad8396-6cbb-4553-8876-eb6e31a07f36.jpg
Sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất game cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm và nghề nghiệp mới, mở rộng ra nhiều loại hình đa dạng như marketing, quảng cáo, streamer,..

Ngành game Việt đối mặt với bài toán nhân sự khó nhằn

‏Với dân số trẻ và dễ dàng tiếp nhận công nghệ mới, Việt Nam đang sở hữu những cộng đồng người chơi game vô cùng lớn mạnh và phát triển, điều này thôi thúc nhiều nhân tài bước ra từ các trường đại học danh giá với đa dạng các chuyên ngành khác nhau lấn sân vào ngành game. ‏

‏Theo chị Nguyễn Thùy Vi, hiện đang là Project Manager tại Gamota, một trong những công ty đi đầu về phát hành game tại Việt Nam, tuy theo học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại tại trường Đại học Ngoại Thương nhưng từ khi ra trường mình lại chỉ gắn bó với vị trí marketing cho các sản phẩm game.

"Mình bén duyên với ngành game qua sở thích chơi những trò chơi hành động từ hồi trung học, cho đến tận bây giờ khi đã lên chức quản lý và làm qua các công việc khác nhau, mình vẫn luôn dành nhiều thời gian cập nhật những xu hướng, công nghệ và đổi mới trong ngành game. Mình nghĩ rằng chính sự tiềm năng vô hạn của khối ngành sáng tạo này này đã thu hút và thúc đẩy mình đi ngược lại ngành học và đến với công việc này", chị Thùy Vi nói.‏

‏Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển ấn tượng và tiềm năng nghề nghiệp lớn, ngành game Việt Nam đang phải đối mặt với bài toán nhân sự khó nhằn khi chỉ 30% nhân sự tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Ngành game đòi hỏi những nhà phát triển cần có kiến thức và chuyên môn đặc thù. Ví dụ, các lập trình game cần có kỹ năng và tư duy nhanh nhạy về logic code, cân bằng cả về ngôn ngữ lập trình và cập nhật những xu hướng nhanh chóng. ‏

‏Chị Vũ Thị Trang - CEO Công ty Phát hành game Gamota cho biết: ”Tại Gamota, nhu cầu tuyển dụng các bạn khối ngành đồ hoạ, lập trình mỗi năm đều rất lớn. Thế nhưng, để các bạn đồng hành lâu dài cùng ngành game đang là rất khó khi đa số các bạn đều trái ngành. Chính vì vậy, khi bước vào một môi trường đặc thù như game các bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để đào tạo kiến thức chuyên sâu, điều này gây ảnh hưởng trực tiếp cho các công ty vì nguồn lực nhân sự có thể đào tạo sẽ bị hạn chế. Do đó, việc các bạn ứng viên được đào tạo bài bàn ngay từ đầu sẽ có giá trị rất lớn cho doanh nghiệp”‏

‏Theo những thông tin thu thập gần đây, Gameloft từng đưa 20 chuyên viên sang để đào tạo nhân sự ở Việt Nam cho vị trí Game Designer. Vị trí Game Designer ở Việt Nam đang rất hiếm, nguồn lao động nhân sự chất lượng cao về Game Designer cực kỳ được săn đón với những đãi ngộ cực tốt và tuy nhiên do những hạn chế về đào tạo mà Việt Nam chưa phát triển những ngành học này này. Trong khi đó, Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, năng động và giàu tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh phát triển game. ‏

‏Để giải bài toán nhân lực trong ngành game, các đơn vị liên quan đã bắt đầu tiến hành hợp tác chiến lược. Tiêu biểu, mới đây Gamota, một trong những công ty hàng đầu về phát triển và phát hành game tại Việt Nam đã chính thức bắt tay cùng PTIT trong lĩnh vực đào tạo thiết kế và phát triển game.‏

‏Trong tương lai gần chắc chắn không chỉ có PTIT mà còn nhiều cơ sở đào tạo mở ra, tạo nên những thế hệ người làm game chuyên nghiệp bài bản hơn, thúc đẩy nền công nghiệp giải trí này của Việt Nam vươn xa./.‏

PV