Hà Nội làm tốt công tác tri ân người có công, gia đình chính sách, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Truyền thông - Ngày đăng : 15:33, 08/08/2024

Nhiều năm qua, công tác đền ơn, đáp nghĩa, chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần đối với người có công và gia đình chính sách đã trở thành truyền thống mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng bộ và chính quyền Thủ đô. Các cấp chính quyền TP Hà Nội luôn xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần tạo nên sợi dây kết nối bền chặt giữa chính quyền và nhân dân.
Truyền thông

Hà Nội làm tốt công tác tri ân người có công, gia đình chính sách, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Trần Đình Hoạch {Ngày xuất bản}

Nhiều năm qua, công tác đền ơn, đáp nghĩa, chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần đối với người có công và gia đình chính sách đã trở thành truyền thống mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của Đảng bộ và chính quyền Thủ đô. Các cấp chính quyền TP Hà Nội luôn xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần tạo nên sợi dây kết nối bền chặt giữa chính quyền và nhân dân.

anh-6.1.jpg
Công tác tri ân người có công, gia đình chính sách luôn được các cấp chính quyền TP Hà Nội quan tâm, chú trọng.

Nhiệm vụ chính trị quan trọng

Theo số liệu từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) Hà Nội, trong 7 tháng năm 2024, tổng kinh phí chi cho công tác ưu đãi người có công của TP Hà Nội là 1.481 tỷ đồng.

Trong đó, Hà Nội chi trả trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với số tiền 1.094 tỷ đồng; chi trả trợ cấp một lần 88 tỷ đồng; chi quà Tết Nguyên đán 35 tỷ đồng; chi điều dưỡng người có công 35 tỷ đồng và tổ chức điều dưỡng tập trung cho 7.386 lượt người có công và thân nhân; trao 120.551 suất quà với tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng.

Cùng với chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, Thủ đô đã kêu gọi nhân dân hưởng ứng cuộc vận động xây dựng, ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa năm 2024. Tính đến nay, các chỉ tiêu phong trào đền ơn đáp nghĩa đều đạt hoặc vượt. Cụ thể, công tác vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa toàn thành phố đạt 33,701 tỷ đồng, đạt 147,6% so với kế hoạch.

Chính quyền các cấp thành phố đã tặng 1.734 sổ tiết kiệm “Tình nghĩa” với kinh phí gần 5,4 tỷ đồng, đạt 139,3% so với kế hoạch. Cùng với đó, Hà Nội đã tu bổ, nâng cấp 53 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí gần 157,3 tỷ đồng, đạt 171% so với kế hoạch.

Ngoài ra, thành phố cũng đã vận động xã hội hóa tu sửa, nâng cấp 159 nhà ở cho người có công, kinh phí trên 6,5 tỷ đồng, đạt 119,5% kế hoạch. 100% mẹ Việt Nam anh hùng còn sống đều được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng, chăm sóc và quan tâm đặc biệt.

Tiếp tục tập trung nguồn lực để làm tốt công tác tri ân

Mới đây, căn cứ Tờ trình của UBND TP Hà Nội tại Kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định mức chi tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, người có công, cựu chiến binh, công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024). Theo đó, TP Hà Nội dự kiến chi 122,627 tỷ đồng cho các hoạt động.

anh-6.2.jpg
Hà Nội triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Cụ thể, chi hoạt động của Đoàn Lãnh đạo thành phố đi thăm, tặng quà tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Trị nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Hỗ trợ 15 tỷ đồng để xây dựng nhà tình nghĩa cho 150 gia đình chính sách người có công với cách mạng, mỗi nhà trị giá 100 triệu đồng.

Chi hỗ trợ hoạt động thăm và tặng quà gia đình chính sách người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp. Qua rà soát, hiện nay dự kiến có 12.150 gia đình chính sách người có công trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp. Dự kiến kinh phí 72,9 tỷ đồng.

Chi hỗ trợ hoạt động thăm hỏi, tặng quà Bà Mẹ Việt Nam anh hùng thành phố Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô. Dự kiến chi thăm, tặng quà tới 57 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng của thành phố Hà Nội còn sống, mỗi suất quà trị giá 11 triệu đồng (tiền mặt 10 triệu đồng, quà trị giá 1 triệu đồng). Dự kiến kinh phí 627 triệu đồng.

Chi hỗ trợ gặp mặt tri ân đối tượng cựu chiến binh, công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong trực tiếp tham gia giải phóng Thủ đô trong kháng chiến chống Pháp nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Trên cơ sở số liệu rà soát của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, số lượng cựu chiến binh, công an nhân dân, cựu thanh niên xung phong dự kiến là 4.230 đối tượng. Dự kiến kinh phí 25,380 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, chi hỗ trợ gặp mặt cán bộ cấp tướng, sĩ quan cao cấp đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn TP Hà Nội và gia đình quân nhân, gia đình chính sách người có công thuộc lực lượng vũ trang Bộ Tư lệnh Thủ đô nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Dự kiến kinh phí 7,830 tỷ đồng.

Trong đó, chi hỗ trợ gặp mặt tri ân cán bộ cấp tướng Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác trên địa bàn Hà Nội dự kiến số lượng là 680 đồng chí. Dự kiến kinh phí: 4,080 tỷ đồng.

Chi hỗ trợ gặp mặt sĩ quan cao cấp Quân đội đã nghỉ hưu, nghỉ công tác và gia đình quân nhân, gia đình chính sách người có công thuộc lực lượng vũ trang Bộ Tư lệnh Thủ đô dự kiến 1.250 đồng chí (tiền mặt 2 triệu đồng, quà trị giá 1 triệu đồng/đồng chí). Dự kiến kinh phí 3,750 tỷ đồng.

Trần Đình Hoạch