VNPT thực hiện "cuộc đua xanh"

Doanh nghiệp số - Ngày đăng : 07:00, 10/08/2024

Những thách thức về biến đổi khí hậu đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với trách nhiệm môi trường của mọi quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Net Zero trở thành yếu tố không thể thiếu ở nhiều quốc gia để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp số

VNPT thực hiện "cuộc đua xanh"

NM 10/08/2024 07:00

Những thách thức về biến đổi khí hậu đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với trách nhiệm môi trường của mọi quốc gia, tổ chức và doanh nghiệp trên toàn thế giới. Net Zero trở thành yếu tố không thể thiếu ở nhiều quốc gia để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh để đảm bảo sự phát triển bền vững

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững ngày càng tăng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông (telco) đang đẩy mạnh xu hướng chuyển đổi xanh. Trong xu thế đó, cùng với lộ trình chuyển đổi từ một công ty viễn thông (telco) sang công ty công nghệ (techco), Tập đoàn VNPT cũng đang hướng tới mục tiêu chuyển đổi xanh để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Để hiểu hơn về các nội dung mà VNPT đang hướng đến mục tiêu thực hiện tốt, đúng với xu thế chuyển đổi xanh hiện nay, thì khách quan chúng ta cần nhìn nhận đây chính là một phần của cuộc đua mà các telco cần phải cam kết, thực hiện trách nhiệm để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần bằng 0 và khí thải còn lại được tái hấp thụ từ khí quyển bởi rừng và đại dương (chiến dịch Net-zero).

Và để thực hiện hiệu quả điều này, VNPT luôn đề cao trách nhiệm tiên phong thực hiện, đồng hành cùng mục tiêu Net Zero vào năm 2050 của Chính phủ Việt Nam yêu cầu DN Việt Nam, trong đó có Tập đoàn VNPT cần nỗ lực tìm kiếm những giải pháp sáng tạo, phát triển công nghệ nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và đồng thời tạo ra giá trị kinh tế.

Với vai trò tiên phong và đồng hành cùng chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, tham gia đóng góp tích cực vào tỷ trọng kinh tế số của Việt Nam, cũng là một thành viên trong Hiệp hội hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSMA), Tập đoàn VNPT hướng tới việc đầu tư vào phát triển công nghệ và xây dựng mô hình kinh doanh xanh.

vnpt-faceid-mot-giai-phap-thuoc-he-sinh-thai-vnpt-ai-da-duoc-chung-nhan-kha-nang-chong-gia-mao-khuon-mat.jpg
VNPT đặt mục tiêu thực hiện đồng thời hai chiến lược chuyển đổi số và chuyển đổi xanh

Hơn nữa, cũng để góp phần thúc đẩy quá trình CĐS, xây dựng chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam, thời gian qua, VNPT hướng mạnh đến phát triển và cung cấp các hệ sinh thái sản phẩm CNTT đáp ứng đầy đủ cho các nhiệm vụ giải pháp CĐS, gồm hạ tầng và các nền tảng công nghệ số.

Đáp ứng điều này, VNPT đã xây dựng thành công hạ tầng cáp quang rộng khắp để cung cấp Internet băng thông rộng đến 100% các xã, hộ gia đình trên toàn quốc, góp phần giảm khoảng cách số giữa các vùng miền, địa phương tại Việt Nam. Cùng với đó, VNPT cũng đã nghiên cứu và làm chủ các công nghệ mới 4.0 như AI, big data, IoT, blockchain… cho phép các DN, người dân chia sẻ, phát triển và sử dụng dịch vụ.

Đặc biệt, VNPT đã và đang triển khai quản lý mạng lưới bằng phần mềm; Áp dụng ảo hóa máy chủ, hợp nhất và sử dụng phần mềm hiệu quả để giảm thiểu hiệu quả máy chủ và giảm phát thải carbon… Và đây chính là một phần thành quả lớn của VNPT đạt được, đồng thời, đây cũng chính là quá trình phát triển trong xu thế chuyển đổi xanh.

VNPT luôn xác định, việc ứng dụng AI tạo ra giá trị mới cho xã hội và chính doanh nghiệp và công nghệ AI có thể giúp phân tích, dự đoán sớm biến đổi của khí hậu, minh bạch hóa về chỉ số carbon, giảm tác động tiêu cực và khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường sống…

120-quoc-gia-va-hon-200-cong-ty-toan-cau-cam-ket-thuc-hien-net-zero.jpg
VNPT luôn đề cao trách nhiệm tiên phong thực hiện, đồng hành cùng mục tiêu Net Zero.

Chưa dừng lại, VNPT đã nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái các dịch vụ VNPT AI bao phủ nhiều lĩnh vực: từ định danh eKYC, xử lý giọng nói, xử lý văn bản cho tới nhận diện khuôn mặt, nhận diện hình ảnh... VNPT AI được ứng dụng các công nghệ mới nhất, đạt chuẩn quốc tế và được làm chủ hoàn toàn bởi các kỹ sư Việt Nam nên có khả năng thay đổi tương tích với nhu cầu và điều kiện đặc thù tại Việt Nam.

Khi nói về những kết quả tích cực trên, mới đây, VNPT vừa ra ra mắt hệ sinh thái điện toán đám mây toàn diện của DN (VNPT Cloud). Đây cũng là một bước đi phù hợp với xu hướng toàn cầu về chuyển đổi sang các công nghệ xanh và thân thiện với môi trường khi mà các công nghệ được áp dụng đều hướng tới người dùng, tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường.

Net Zero - xu hướng toàn cầu và nỗ lực “chuyển đổi kép” của Việt Nam

Cần nói thêm, hiện nay xu thế này, thách thức về biến đổi khí hậu đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với trách nhiệm môi trường của mọi quốc gia, tổ chức và DN trên toàn thế giới. Net Zero đã và đang trở thành yếu tố không thể thiếu ở nhiều quốc gia để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Hiện nay, đã có 120 quốc gia và hơn 200 công ty toàn cầu cam kết thực hiện Net Zero. Trong đó, ngành công nghệ, truyền thông và viễn thông đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong phong trào này. Và phần lớn lượng phát thải của các công ty telco thường đến từ bên ngoài, bao gồm khí thải phát sinh từ mạng lưới, bán lẻ thiết bị điện tử và CNTT, cùng các phát thải khác trong chuỗi cung ứng (vật liệu, cáp, nhiên liệu và dịch vụ). Đặc biệt, năng lượng tiêu tốn để xử lý lưu lượng dữ liệu là một nguồn phát thải lớn.

Hơn nữa, các trung tâm dữ liệu (TTDL), dịch vụ chính của ngành viễn thông, tiêu thụ gần 3% tổng lượng điện năng toàn cầu. Dự kiến, nhu cầu lưu trữ dữ liệu và TTDL sẽ tăng mạnh, kéo theo nhu cầu về điện gia tăng. Thêm vào đó, việc triển khai 5G đòi hỏi xây dựng và lắp đặt nhiều trạm gốc, thiết bị mạng và cáp quang rộng rãi, dẫn đến việc gia tăng khí thải. Để đối phó với thách thức này, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Sáng kiến Bền vững Điện tử Toàn cầu và GSMA đã xây dựng một lộ trình khoa học để đạt được mức phát thải ròng bằng không.

Tại Việt Nam công nghệ số và CĐS được kỳ vọng là động lực thúc đẩy sự thành công của việc chuyển đổi mô hình kinh tế xanh, hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược về tăng trưởng xanh. Nhiều chính sách cho chuyển đổi kép đã được Việt Nam ban hành, đó là “Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nhằm cải thiện khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng kỹ thuật số với các dịch vụ 5G; “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050” và “Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030”.

Do đó, để các chính sách đi vào thực tiễn cuộc sống, luôn cần sự vào cuộc tích cực của các DN. Hơn lúc nào hết vai trò tiên phong của các Tập đoàn kinh tế nhà nước cần được phát huy, thể hiện vai trò không thể thay thế với sự phát triển bền vững cho xã hội và của đất nước.

Như vậy có thể nói, trong xu thế này, các giải pháp số của VNPT đã và đang được ứng dụng phục vụ mục tiêu CĐS của nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy lộ trình CĐS tại Việt Nam. VNPT đã đặt mục tiêu thực hiện đồng thời hai chiến lược, đột phá trong CĐS và hướng tới CĐX, để không chỉ trở thành DN công nghệ số hàng đầu tại Việt Nam mà còn tiên phong trong xu thế chuyển đổi xanh đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu./.

NM