Sản xuất trong thời đại Công nghiệp 4.0

Truyền thông - Ngày đăng : 08:07, 22/08/2024

Ông Choon-Hin Chang, Giám đốc tiếp thị sản phẩm, Keysight Technologies, chia sẻ về những cơ hội và cách công nghệ Công nghiệp 4.0 chuyển đổi ngành sản xuất.
Truyền thông

Sản xuất trong thời đại Công nghiệp 4.0

PV {Ngày xuất bản}

Ông Choon-Hin Chang, Giám đốc tiếp thị sản phẩm, Keysight Technologies, chia sẻ về những cơ hội và cách công nghệ Công nghiệp 4.0 chuyển đổi ngành sản xuất.

Công nghiệp 4.0 đang thay đổi căn bản các quy trình sản xuất truyền thống bằng tự động hóa, trao đổi dữ liệu và phân tích tiên tiến. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư này phát huy các hệ thống kết nối, dữ liệu thời gian thực và công nghệ thông minh để tạo ra môi trường sản xuất hiệu quả, linh hoạt và sáng tạo hơn.

Định hướng công nghệ trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0

Công nghiệp 4.0 đánh dấu một giai đoạn cách mạng trong sản xuất, đặc trưng bởi sự tích hợp liền mạch các công nghệ số tiên tiến vào quy trình sản xuất. Cuộc cách mạng này nhấn mạnh vai trò quan trọng của các công nghệ chủ chốt như IoT, AI, phân tích dữ liệu lớn, robot và sản xuất trực tiếp từ dữ liệu số.

ffdf.png
Công nghiệp 4.0 đánh dấu một giai đoạn cách mạng trong sản xuất.

Công nghệ IoT kết nối các loại máy móc, hệ thống và cảm biến, cho phép thu thập và trao đổi dữ liệu theo thời gian thực xuyên suốt hệ sinh thái sản xuất. AI sử dụng các thuật toán học máy để phân tích lượng dữ liệu khổng lồ, giúp ra các quyết định thông minh hơn, tự động hóa quy trình và kiểm soát chất lượng.

Công nghệ robot chuyển đổi hoạt động sản xuất bằng cách tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, cải thiện độ chính xác và tăng tốc độ sản xuất. Sản xuất trực tiếp từ dữ liệu, còn được gọi là in 3D, cho phép tạo ra các sản phẩm phức tạp, tùy chỉnh, tiết kiệm vật liệu và rút ngắn chu kỳ sản xuất.

Sự hội tụ của các công nghệ IoT, AI, dữ liệu lớn, robot và sản xuất trực tiếp từ dữ liệu sẽ định hình lại các mô hình sản xuất truyền thống, dẫn tới một thị trường công nghiệp thông minh hơn, linh hoạt hơn và bền vững hơn.

Ưu thế khi áp dụng Công nghiệp 4.0 vào sản xuất

Ông Choon-Hin Chang nhấn mạnh: Sản xuất trong thời đại Công nghiệp 4.0 mang lại nhiều lợi thế so với các quy trình sản xuất truyền thống. Công nghiệp 4.0 cho phép các doanh nghiệp sản xuất tối ưu hóa vận hành nhờ tự động hóa và phân tích dữ liệu thời gian thực. Máy móc thông minh và hệ thống kết nối giúp hợp lý hóa quy trình, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động, giảm sai lỗi và tăng năng suất chung.

Không chỉ vậy, Công nghiệp 4.0 trao quyền để các doanh nghiệp sản xuất tạo ra các sản phẩm chất lượng và độ chính xác cao. Các công nghệ cảm biến tiên tiến, robot và AI giúp các doanh nghiệp theo dõi và kiểm soát các biến số sản xuất, từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các công nghệ Công nghiệp 4.0 còn tạo điều kiện sản xuất tùy chỉnh linh hoạt để đáp ứng nhu cầu và sở thích riêng biệt của từng khách hàng.

Nhờ tích hợp các thiết bị IoT với phân tích dữ liệu, các doanh nghiệp sản xuất có thể theo dõi hàng tồn kho, giám sát hiệu năng thiết bị và tối ưu hóa hoạt động hậu cần. Những khả năng này giúp giảm chi phí, cải thiện quản lý hàng tồn kho và rút ngắn thời gian giao hàng.

Công nghiệp 4.0 được ứng dụng trong nhiều ngành nghề. Ví dụ, trong ngành ô tô, các doanh nghiệp sản xuất đang triển khai các công nghệ ô tô kết nối, cho phép các phương tiện giao thông liên kết với nhau và với cơ sở hạ tầng, cải thiện độ an toàn và hiệu quả trên đường. Trong lĩnh vực y tế, Công nghiệp 4.0 đang chuyển đổi quá trình sản xuất thiết bị y tế, mang đến các giải pháp chăm sóc sức khỏe được cá nhân hóa và cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân.

Cơ hội phát triển bền vững trong Công nghiệp 4.0

Ông Choon-Hin Chang cũng khẳng định: Hiệu quả năng lượng là nhân tố trọng yếu của sản xuất bền vững. Công nghệ Công nghiệp 4.0 cho phép các nhà sản xuất theo dõi mức sử dụng năng lượng theo thời gian thực, tối ưu hóa hiệu suất thiết bị và xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng. Các doanh nghiệp sản xuất có thể sử dụng AI và phân tích dữ liệu lớn để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm thiểu lãng phí vật liệu và cải thiện việc sử dụng tài nguyên. Giám sát theo thời gian thực và phân tích dự đoán giúp các doanh nghiệp sản xuất xác định các khâu kém hiệu quả, giảm phế liệu và tối ưu hóa việc sử dụng vật liệu, nâng cao tính bền vững của quy trình sản xuất.

o.jpg
Ông Choon-Hin Chang, Giám đốc tiếp thị sản phẩm, Keysight Technologies

Ngoài ra, Công nghiệp 4.0 thúc đẩy các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, nhằm giảm thiểu chất thải và tối đa hóa hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua tái sử dụng, tái tạo/sửa chữa và tái chế.

Việc tích hợp các công nghệ tiên tiến, giảm tác động đến môi trường thông qua hiệu quả năng lượng và giảm chất thải, đồng thời áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn có thể giúp các nhà sản xuất thúc đẩy các hoạt động sản xuất bền vững và đóng góp vào một tương lai xanh hơn.

Các công nghệ Công nghiệp 4.0 đang định hình lại ngành sản xuất, nâng cao hiệu quả, năng suất và đổi mới sáng tạo. Công nghiệp 4.0 mang lại nhiều lợi ích tiềm năng hơn khó khăn thách thức, hứa hẹn tạo ra một tương lai thông minh hơn, kết nối chặt chẽ hơn và bền vững hơn cho ngành sản xuất. Quá trình chuyển đổi này đánh dấu một kỷ nguyên mới trong đó công nghệ và sức sáng tạo của con người được hòa quyện, mở ra những cơ hội chưa từng có trong lĩnh vực sản xuất./.

PV