Phát triển công nghệ số hướng đi cho nền kinh tế bền vững

Kinh tế - Ngày đăng : 10:44, 23/09/2024

Doanh thu công nghiệp công nghệ số Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 118 tỉ USD, tăng 17,78% so với cùng kỳ năm 2023. Thông tin bởi Cục Công nghiệp Công nghiệp Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông tại Lễ Vinh danh Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam diễn ra mới đây tại Hà Nội.
Kinh tế

Phát triển công nghệ số hướng đi cho nền kinh tế bền vững

Phúc Phạm 23/09/2024 10:44

Doanh thu công nghiệp công nghệ số Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 ước đạt 118 tỉ USD, tăng 17,78% so với cùng kỳ năm 2023. Thông tin bởi Cục Công nghiệp Công nghiệp Thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông tại Lễ Vinh danh Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Điểm sáng các doanh nghiệp công nghệ số

Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam là chương trình thường niên bình chọn và công nhận các doanh nghiệp có uy tín và năng lực hàng đầu của Việt Nam do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức. Chương trình nhằm mục đích giới thiệu và kết nối hợp tác các doanh nghiệp được lựa chọn vinh danh với các đối tác trong nước, quốc tế. Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam đã nhận được sự đánh giá cao của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, đối tác, hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong hoạt động truyền thông và thúc đẩy hợp tác.

Đặc biệt tham dự sự kiện năm nay gồm đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, các chuyên gia công nghệ, cùng trên 400 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của các doanh nghiệp công nghệ số được vinh danh.

Năm 2024, với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam tiếp cận sâu rộng hơn với khách hàng tiềm năng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, các lĩnh vực theo từng nghiệp vụ của doanh nghiệp, tôn vinh các doanh nghiệp có năng lực công nghệ mới theo xu hướng của ngành CNTT tại Việt Nam và trên thế giới. Thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, đầu tư công nghệ lõi nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, chương trình điều chỉnh về cơ cấu các lĩnh vực xét trao, bao gồm 8 nhóm chia thành 28 lĩnh vực, trong đó, 1 nhóm xét duyệt đặc biệt.

Nổi bật năm nay, tiêu chuẩn ESG là điểm cộng cho các doanh nghiệp đã và đang đưa ESG và hoạt động kinh doanh và nội tại doanh nghiệp, đồng thời gài gắm nhận thức doanh nghiệp về ESG.

Chương trình được phát động từ ngày 13/5/2024 sau thời gian phát động và triển khai, chương trình đã nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của các doanh nghiệp. Hội đồng đánh giá gồm các đại diện từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, các trường đại học, các công ty tư vấn và kiểm toán quốc tế, đại diện các cơ quan báo chí CNTT, các chuyên gia CNTT và đại diện lãnh đạo

Năm nay sự kiện Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc Việt Nam đã thu hút sự tham gia của 192 đề cử từ 140 doanh nghiệp trên khắp cả nước. Qua 3 vòng đánh giá, Ban tổ chức ghi nhận thành tích xuất sắc của 81 lượt doanh nghiệp tại 22 lĩnh vực, trong đó có 11 doanh nghiệp có doanh thu trên 1.000 tỉ đồng.

picture1.png
11 doanh nghiệp công nghệ số Việt được vinh danh trong câu lạc bộ 1.000 tỷ

Ban tổ chức cũng cho biết, các Top 10 doanh nghiệp công nghệ số xuất sắc năm nay có tổng doanh thu hơn 4,7 tỷ USD và tạo công ăn việc làm cho hơn 75.000 lao động. Đây là những doanh nghiệp uy tín, đạt được những thành tựu lớn về doanh thu, có năng lực công nghệ xuất sắc, mà còn cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, quan tâm đến phát triển xanh và bền vững.

Chiến lược phát triển bền vững

Đại diện Ban Tổ chức ông Ngô Diên Hy, Phó Chủ tịch VINASA, cho biết: "Sự phát triển bền vững của các doanh nghiêp công nghệ số Việt Nam được tạo nền tảng từ việc sở hữu, phát triển, ứng dụng những công cụ công nghệ tiên tiến, và phát triển được lực lượng chuyên gia, kỹ sư CNTT xuất sắc. Đặc biệt là công nghệ AI. Nhiều công ty đã có những sản phẩm AI được cấp bằng sáng chế, đạt nhiều giải thưởng quốc tế. Công thức tăng trưởng của nhiều doanh nghiệp công nghệ số trong thời gian vừa qua là đầu tư mạnh cho R&D ứng dụng các công cụ AI như OCR, Chatbot, Code Converter, Code Generator, Test automation... nhằm tăng năng suất lao động, tăng tốc độc đóng gói sản phẩm từ đó tối ưu được nguồn lực tạo ra tăng trưởng cả doanh thu và lợi nhuận".

picture2.png
Ông Ngô Diên Hy, Phó Chủ tịch VINASA phát biểu tại sự kiện.

Hiện nay các doanh nghiệp công nghệ phục vụ thị trường trong nước cũng ghi nhận sự đầu tư mạnh mẽ cho phát triển và ứng dụng AI. Ứng dụng AI đang được phổ biến tới từng người, từng cán bộ, từng tổ chức, doanh nghiệp. Hạ tầng tính toán cho AI cũng đang được đầu tư mạnh mẽ với các siêu trung tâm dữ liệu và chip AI, đã được doanh nghiệp lớn triển khai dịch vụ cho các đơn vị phát triển. Lượnng kỹ sư, chuyên gia AI trong các doanh nghiêp cũng tăng lên nhanh chóng, có báo cáo cho thấy Việt Nam đã có khoảng 10.000 kỹ sư AI, FPT thông báo sở hữu đến hơn 1.000 chuyên gia AI.

Việt Nam đang được xem là ngôi sao mới nổi của nền kinh tế thế giới. Dân số đang trong thời kỳ dân số vàng, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn nằm trong top đầu của thế giới, và được dự báo sẽ lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ sau 5 năm nữa. Các doanh nghiệp Công nghệ số đang tiên phong trong Go Global, tiên phong trong phát triển các sản phẩm công nghệ tiên tiến Make In Vietnam, tiên phong thực hiện trách nhiệm chuyển đổi số, thông minh hóa các tổ chức, doanh nghiệp. Tuy nhiên, để duy trì được tốc độ phát triển, để nền kinh tế phát triển bền vững, Việt Nam đã và đang xác định những phương thức mới, nhưng động lực mới cho nền kinh tế. Các doanh nghiệp công nghệ số đang được xem là một trong những lực lượng sản xuất quan trọng, cần tiên phong, sáng tạo, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Năm 2023, khi kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP, thương mại và đầu tư toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng, xung đột địa chính trị phức tạp, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, dịch chuyển nhưng các doanh nghiệp số vẫn ghi nhận được mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng. Ở lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT, mức tăng trưởng doanh thu năm 2023 từ 10 - 40% so với năm 2022, tiêu biểu như GEM tăng trưởng 80 - 100% trong nhiều năm, Techvify tăng 140%, NTQ Solution có tốc độ tăng trưởng 37,15%, VMO Holdings tăng trưởng 41,33%.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến năm 2023, kinh tế số đã đóng góp 16,5% GDP của Việt Nam, với tốc độ tăng trưởng trên 20%/năm. Kinh tế xanh cũng đang phát triển, đóng góp khoảng 2% GDP với tốc độ tăng trưởng trên 10%. Bên cạnh những thành tự đã đạt được trong chuyển đổi số, Việt Nam đã xây dựng nhiều chiến lược nhằm thực hiện phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, bao gồm Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, với mục tiêu giảm phát thải và tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. Các doanh nghiệp công nghệ số đang tiên phong trong việc chuyển đổi xanh, và phát triển giải pháp liên quan đến quản trị sản xuất, quản trị môi trường. Không chỉ cung cấp trong nước, các doanh nghiệp công nghệ đã và đang đồng hành với các doanh nghiệp quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trong chuyển đổi kép. Các hiệp hội công nghệ như VINASA đang tích cực hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ và khu công nghiệp tích cực triển khai, phổ biến công nghệ giúp doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi số - chuyển đổi xanh.

Phúc Phạm