‏Cố vấn Robo AI sẽ giúp xây dựng và cá nhân hoá hành trình đầu tư‏

Make in Vietnam - Ngày đăng : 06:45, 08/10/2024

‏Nhờ sự kết hợp hài hòa và thông minh giữa thuật toán trí tuệ nhân tạo AI và kinh nghiệm từ chuyên gia hàng đầu, cố vấn Robo sẽ giúp cá nhân hóa hành trình đầu tư, hạn chế rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận.‏
Make in Vietnam

‏Cố vấn Robo AI sẽ giúp xây dựng và cá nhân hoá hành trình đầu tư‏

Thế Phương 08/10/2024 06:45

‏Nhờ sự kết hợp hài hòa và thông minh giữa thuật toán trí tuệ nhân tạo AI và kinh nghiệm từ chuyên gia hàng đầu, cố vấn Robo sẽ giúp cá nhân hóa hành trình đầu tư, hạn chế rủi ro, tối đa hóa lợi nhuận.‏

‏Giải bài toán nhà đầu tư không có thời gian theo dõi thị trường‏

‏Hiện nay, một số công ty tại Việt Nam đã bắt đầu triển khai các dịch vụ cố vấn Robo, nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng lớn về quản lý tài chính cá nhân của người dùng. Tiên phong trong lĩnh vực này có công ty tài chính công nghệ (fintech) như Tititada.

Điểm nổi bật của tính năng cố vấn Robo của Tititada là khả năng xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với rủi ro, mục tiêu lợi nhuận, thời gian đầu tư. Ngoài ra, cố vấn Robo của Tititada cũng tự động tái cơ cấu danh mục đầu tư định kỳ hoặc khi có biến động lớn do biến động của thị trường. ‏

‏Cố vấn ‏‏Robo‏‏ của ‏‏Tititada‏‏ cũng cho phép khách hàng giải ngân định kỳ theo danh mục phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng.‏

‏Chia sẻ lý do quyết định triển khai dịch vụ cố vấn Robo, bà Nguyễn Hương Giang, nhà sáng lập, CEO Tititada cho biết, đơn vị này ra đời với sứ mệnh giúp người Việt có thể đạt được sự an toàn về tài chính. Trong quá trình phát triển, Tititada nhận thấy rào cản lớn nhất mà phần đông dân số Việt Nam chưa tham gia vào thị trường tài chính đó là nhà đầu tư không có thời gian theo dõi thị trường, cũng như không biết phải đầu tư gì, mua bán chứng khoán, cổ phiếu nào. ‏

‏Để giải quyết rào cản này của nhà đầu tư, Tititada xây dựng tính năng cố vấn Robo nhằm thu thập dữ liệu, chỉ số vĩ mô của thị trường Việt Nam và các nền kinh tế lớn trên thế giới, số liệu tài chính của các công ty. Dựa trên các tiêu chí về rủi ro, tăng trưởng, lợi nhuận, Tititada đã xây dựng các danh mục đầu tư ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng.

ictvietnam-mediacdn-vn-giang-1655610981876-165561098232988685120-21-0-646-1000-crop-16556111104201694936101-16563014332851610895891.jpeg
Bà Nguyễn Hương Giang: Cố vấn Robo của Tititada dựa trên sự kết hợp công nghệ và khả năng am hiểu thị trường đầu tư Việt Nam.

‏‏Dù các mô hình cố vấn Robo trên thế giới có thể sử dụng thuật toán 100% nhưng với Tititada, theo bà Giang, công ty vẫn có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm để đánh giá lại danh mục đầu tư cũng như những yếu tố rủi ro tiềm ẩn. ‏

‏“Đây cũng là thế mạnh tạo sự khác biệt cho Tititada dựa trên sự kết hợp công nghệ và khả năng am hiểu thị trường đầu tư Việt Nam”, bà Giang chia sẻ thêm.‏

‏Ngoài ra, cố vấn Robo cũng giúp giải bài toán, khó khăn về “phổ cập” tư vấn tài chính cho mọi người dùng. Bởi vì, các chuyên gia, tư vấn tài chính giỏi chỉ có thể phục vụ được một lượng khách hàng nhất định và thường hướng đến những người có thu nhập cao.‏

‏Trong khi đó, nhóm khách hàng là sinh viên, người lao động có thu nhập 10 - 20 triệu đồng/tháng với số tiền tích lũy 10% - 25% để đầu tư các sản phẩm tài chính thì các chuyên gia tài chính sẽ không phục vụ được. Đối với tập khách hàng này, cố vấn Robo sẽ là giải pháp tốt với chi phí hiệu quả, tiết kiệm thời gian và dễ dàng sử dụng. ‏

‏Ngoài ra, do cố vấn Robo sử dụng thuật toán và dữ liệu nên sẽ có ưu điểm về tính chính xác, kỷ luật và không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc - yếu tố quan trong quyết định sự thành công của các nhà đầu tư không chuyên.‏

423-202410071805482.jpg
Tititada sẽ tiếp tục nâng cấp và cải thiện thuật toán của cố vấn Robo để có thể quản lý rủi ro của danh mục và tối ưu hóa lợi nhuận được tốt hơn.

‏Cố vấn Robo giúp quản trị rủi ro theo 2 lớp‏

‏Nhà sáng lập Tititada cho biết, dù có khá nhiều mô hình cố vấn Robo trên thế giới, như theo mô hình active trading (giao dịch chủ động - việc thực hiện mua và bán chứng khoán để kiếm những khoản lợi nhuận nhanh chóng từ biến động giá ngắn hạn) nhưng Tititada đi theo hướng quản lý danh mục, quản trị rủi ro theo hướng đầu tư dài hạn. ‏

‏Về kế hoạch trong thời gian tới, theo bà Giang, Tititada sẽ tiếp tục nâng cấp và cải thiện thuật toán của cố vấn Robo để có thể quản lý rủi ro của danh mục và tối ưu hóa lợi nhuận được tốt hơn hay đa dạng hóa danh mục đầu tư. ‏

‏Nhiều ý kiến lo ngại rằng, việc cố vấn đầu tư thông qua con người còn chưa thực sự đem lại yên tâm cho nhà đầu tư nữa là thông qua AI như Robot và lo ngại những rủi ro về độ chính xác. Về vấn đề này, bà Giang cho rằng, những lo lắng này là hợp lý vì việc giao cho ai hay đầu tư như thế nào rất quan trọng, khi đầu tư luôn có rủi ro và cần phải xác định rõ trước khi thực hiện.‏

‏Đối với cố vấn Robo, Tititada xây dựng danh mục từ những tiêu chí cẩn trọng của chuyên gia. Tititada đã chọn lựa cổ phiếu trong danh mục VN30 và 20 các công ty có vốn hóa lớn và có tài chính vững mạnh khác. Đồng thời, việc xây dựng danh mục theo tính thanh khoản, vốn hóa, và theo tiêu chí về cân bằng lợi nhuận dựa trên một mức độ rủi ro xác định.‏

‏Tititada cũng kết hợp quản trị rủi ro theo 2 lớp, bằng việc kết hợp giữa thuật toán và sự kiểm soát từ hội đồng chuyên gia. “Chúng tôi tin rằng cố vấn Robo của Tititada là sự kết hợp hài hòa và thông minh giữa thuật toán AI và kinh nghiệm từ chuyên gia hàng đầu”, bà Giang cho biết thêm. ‏

‏“Đi tắt đón đầu” bằng việc ứng dụng AI‏

‏Chia sẻ về việc ứng dụng AI trong lĩnh vực tài chính, theo CEO Tititada, thị trường này ở Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn sơ khởi, khoảng 25 năm, trong khi ở những nước khác, phát triển cả trăm năm hoặc hơn. Tuy nhiên, nhờ những công nghệ mới như AI, bà Giang tin rằng, ngành quản lý tài sản ở Việt Nam sẽ có những bước “đi tắt đón đầu”, không đi theo lộ trình phát triển bình thường mà đi thẳng lên quản lý gia sản bằng công nghệ. ‏

‏Dù vậy, cũng theo bà Giang, việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính gặp một số rào cản, đầu tiên đến từ dữ liệu và chất lượng của dữ liệu. Sau đó là chất lượng nhân sự để phát triển AI và vốn đầu tư, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của các startup công nghệ nói chung. ‏

‏Rào cản cuối cùng đến từ chính các sản phẩm tài chính. Hiện nay, dù tiền và nhu cầu đều có nhưng việc chưa đa dạng các sản phẩm tài chính dẫn đến việc kém thu hút các nhà đầu tư. ‏

‏“Tôi mong rằng nếu có cơ chế chính sách hỗ trợ từ chính phủ, cơ chế sandbox, vốn tài trợ cho các dự án khởi nghiệp thì các công ty khởi nghiệp có thể đầu tư chuyên sâu, và tập trung cho sự phát triển bền vững dài hạn", bà Giang kết luận.

Cố vấn Robo‏‏ là một công cụ tự động hóa sử dụng các thuật toán và AI để cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư trực tuyến thay vì làm việc với một cố vấn tài chính truyền thống,

Quá trình này thường bắt đầu bằng việc nhà đầu tư trả lời các câu hỏi trực tuyến về tình hình tài chính và mục tiêu cá nhân, sau đó hệ thống sẽ xử lý dữ liệu và cung cấp giải pháp đầu tư phù hợp./.‏

Thế Phương