Thúc đẩy ứng dụng số trong quản lý thương hiệu trầm hương Khánh Hòa

Kinh tế số - Ngày đăng : 14:40, 15/10/2024

Trầm hương Khánh Hòa mệnh danh là “lõi trầm của Việt Nam”, không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang danh thế giới. Ứng dụng số trong quản lý thương hiệu trầm hương Khánh Hòa có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng bảo vệ thương hiệu, tăng cường sự hiện diện trực tuyến và tối ưu hóa việc quản lý cũng như phát triển thương hiệu.
Kinh tế số

Thúc đẩy ứng dụng số trong quản lý thương hiệu trầm hương Khánh Hòa

BM 15/10/2024 14:40

Trầm hương Khánh Hòa mệnh danh là “lõi trầm của Việt Nam”, không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn vang danh thế giới. Ứng dụng số trong quản lý thương hiệu trầm hương Khánh Hòa có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng bảo vệ thương hiệu, tăng cường sự hiện diện trực tuyến và tối ưu hóa việc quản lý cũng như phát triển thương hiệu.

431219255_804336118387287_964059180830516581_n.jpeg
Ảnh minh hoạ (Nguồn: Hội Trầm hương tỉnh Khánh Hòa).

Hiện trạng quản lý thương hiệu, nhãn hiệu tập thể trầm hương Khánh Hòa từ năm 2015 đến nay

Trầm hương có ở các nước Nam Á và Đông Nam Á và cũng có tại một vài khu vực ở rừng Việt Nam, nhưng do các điều kiện đặc biệt của địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, trầm hương ở rừng núi Khánh Hoà có những ưu điểm vượt trội so với tất cả các loại trầm hương khác, ngay cả khi xét rộng trong phạm vi toàn thế giới.

Trầm hương được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y học, nghiên cứu khoa học, tâm linh và chăm sóc sức khỏe. Với giá trị kinh tế cao và nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng, trên thị trường đã xuất hiện một số hàng nhái, hàng giả trầm hương Khánh Hòa, không rõ nguồn gốc xuất xứ…

Để bảo vệ người tiêu dùng, năm 2019, thương hiệu tập thể trầm hương Khánh Hòa đã chính thức được thành lập và đăng ký nhãn hiệu. Thương hiệu tập thể là sự kết hợp của nhiều hộ kinh doanh, doanh nghiệp (DN) sản xuất trầm hương, trong đó nổi bật là sự lãnh đạo của trầm hương Non Nước Khánh Hoà dưới sự dẫn dắt Hội Trầm hương tỉnh Khánh Hoà.

Theo đó, nhãn hiệu tập thể được gắn trên các bao bì sản phẩm theo qui định của Hội trong các hoạt động thương mại, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm… nhằm đem lại sự tôn trọng và minh bạch đến với mọi khách hàng.

Chia sẻ tại hội thảo "Sáng tạo ứng dụng số trong nông nghiệp" do Cục Công nghiệp CNTT và Truyền thông (Bộ TT&TT) phối hợp với Sở TT&TT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa tổ chức mới đây, bà Đỗ Nguyễn Thùy Trang, Phó Chủ tịch Hội Trầm hương tỉnh Khánh Hòa cho biết, từ khi thành lập đến nay, thương hiệu trầm hương Khánh Hòa chủ yếu được quản lý dựa trên các phương pháp truyền thống.

462111328_26952209204423428_7910082811278892659_n.jpg
Bà Đỗ Nguyễn Thùy Trang: ứng dụng số trong quản lý thương hiệu trầm hương Khánh Hòa có vai trò rất quan trọng.

Cụ thể, việc đăng ký thương hiệu được thực hiện theo cách truyền thống, chủ yếu tập trung vào bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước. Các DN nhỏ và hộ kinh doanh vẫn dựa vào các kênh bán hàng trực tiếp, ít áp dụng các công nghệ số, sàn thương mại điện tử (TMĐT) để quản lý và phát triển thương hiệu một cách toàn diện. Khả năng giám sát và bảo vệ thương hiệu tập thể trên các nền tảng số còn hạn chế, dẫn đến tình trạng hàng giả, hàng nhái và vi phạm bản quyền.

Ứng dụng số trong quản lý thương hiệu trầm hương Khánh Hòa

Ứng dụng công nghệ số đã và đang thay đổi đáng kể các mô hình kinh doanh truyền thống, nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của DN, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế số, xã hội số.

Tuy nhiên, theo số liệu từ Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. 48,8% DN đã từng sử dụng các giải pháp công nghệ, phần mềm nhưng hiện tại không còn sử dụng. 35,3% DN đã số hoá dữ liệu, quy trình (chủ yếu đưa các dữ liệu, văn bản, giấy tờ từ “bản cứng” thành “bản mềm” lưu trữ trên hệ thống). Chỉ một tỉ lệ nhỏ các DN (2,2%) đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, tự động hoá để đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh, cho dù một số vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình sử dụng công nghệ.

screen-shot-2024-10-15-at-13.37.38.png

Ứng dụng số trong quản lý thương hiệu là việc sử dụng công nghệ số hóa để tối ưu hóa các hoạt động quản lý và phát triển thương hiệu. Điều này bao gồm việc sử dụng phần mềm, nền tảng trực tuyến, và các công cụ phân tích dữ liệu nhằm gia tăng hiệu quả trong việc giám sát, bảo vệ và xây dựng thương hiệu.

Lợi ích của ứng dụng số trong quản lý thương hiệu bao gồm: Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường; nâng cao hiệu quả quản lý thông tin và tài sản thương hiệu; dễ dàng thu thập và phân tích dữ liệu về người tiêu dùng và thị trường; tăng cường khả năng bảo vệ thương hiệu và chống lại vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo bà Đỗ Nguyễn Thùy Trang, trầm hương Khánh Hòa không chỉ là thương hiệu địa phương mà còn là biểu tượng của chất lượng và văn hóa truyền thống của Việt Nam trong ngành trầm hương. Giá trị thương hiệu bao gồm: Giá trị vô hình (uy tín, sự tín nhiệm và giá trị văn hóa gắn liền với thương hiệu trầm hương) và giá trị hữu hình (định giá thị trường của các sản phẩm trầm hương dưới thương hiệu trầm hương Khánh Hòa trên thị trường nội địa và quốc tế).

Từ thực tế tại địa phương, bà Đỗ Nguyễn Thùy Trang cho biết ứng dụng số trong quản lý thương hiệu trầm hương Khánh Hòa có vai trò rất quan trọng.

Đầu tiên là nâng cao khả năng bảo vệ thương hiệu thông qua việc ứng dụng công nghệ chuỗi khối (blockchain) để theo dõi nguồn gốc sản phẩm, giúp ngăn chặn hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Thứ hai là tăng cường sự hiện diện trực tuyến (trên các nền tảng TMĐT, mạng xã hội,…), từ đó nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng. Thứ ba là tối ưu hóa việc quản lý và phát triển thương hiệu, giúp tăng cường hiệu quả trong việc theo dõi, giám sát và phân tích dữ liệu về sự phát triển của thương hiệu.

Căn cứ nhu cầu thực tế, Phó Chủ tịch Hội Trầm hương tỉnh Khánh Hòa đề xuất một số giải pháp ứng dụng công nghệ số để xây dựng và phát triển thương hiệu trầm hương Khánh Hòa giai đoạn từ 2025 - 2030.

Một là xây dựng hệ thống quản lý thương hiệu số toàn diện: Sử dụng các phần mềm quản lý thương hiệu chuyên nghiệp như quản lý quan hệ khách hàng (CRM).

Hai là ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc trong quản lý nguồn gốc sản phẩm, giúp đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ thương hiệu trước các vấn đề về hàng giả.

Ba là phát triển các kênh TMĐTvà tiếp thị số, nhằm tăng cường hiện diện của thương hiệu trên các sàn TMĐT quốc tế và trong nước, đồng thời tối ưu hóa quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook và TikTok.

Bốn là đào tạo và nâng cao năng lực số cho các DN, trong đó tập trung cung cấp các khóa học và chương trình đào tạo về quản lý thương hiệu số cho các DN và hộ kinh doanh tham gia vào thương hiệu tập thể.

Năm là chuyển đổi số trong tiếp thị và truyền thông thương hiệu như sử dụng công nghệ AI để phân tích dữ liệu khách hàng và xây dựng các chiến lược tiếp thị cá nhân hóa./.

BM