Bộ TT&TT hỗ trợ Lai Châu trở thành tỉnh "hình mẫu" về phủ sóng di động

Diễn đàn - Ngày đăng : 16:55, 15/10/2024

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Lai Châu trở thành tỉnh hình mẫu về phủ sóng di động và đưa nhiều người dân lên môi trường số để làm thay đổi căn bản cuộc sống của người dân.
Diễn đàn

Bộ TT&TT hỗ trợ Lai Châu trở thành tỉnh "hình mẫu" về phủ sóng di động

QA {Ngày xuất bản}

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Lai Châu trở thành tỉnh hình mẫu về phủ sóng di động và đưa nhiều người dân lên môi trường số để làm thay đổi căn bản cuộc sống của người dân.

Sáng ngày 15/10, tại Lai Châu, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và đoàn công tác của Bộ TT&TT đã có buổi làm việc với Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu Giàng Páo Mỷ và lãnh đạo tỉnh về công tác TT&TT, chuyển đổi số (CĐS).

toan-canh-15102024.jpg
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bí thư Tỉnh uỷ Lai Châu Giàng Páo Mỷ chủ trì buổi làm việc.

Đề nghị Bộ TT&TT hỗ trợ Lai Châu thực hiện chuyển đổi số

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Giàng Páo Mỷ nhấn mạnh, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quan tâm đến phát triển lĩnh vực TT&TT, trong đó trọng tâm là CĐS; đã tập trung xây dựng, ban hành thể chế, chính sách tạo môi trường pháp lý thúc đẩy CĐS trên địa bàn tỉnh.

bi-thu-giang-pao-my.jpg
Bí thư Giàng Páo Mỷ mong muốn Bộ TT&TT hỗ trợ Lai Châu CĐS.

Tuy nhiên, Bí thư Tỉnh uỷ Lai Châu cho biết xếp hạng công nghệ thông tin (CNTT), CĐS của Lai Châu những năm gần đây đều đứng ở thứ hạng trung bình, nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ TT&TT từ tỉnh đến huyện còn thiếu. Trên cơ sở đó, Bí thư Giàng Páo Mỷ đề nghị Bộ TT&TT, Bộ trưởng tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực CNTT của tỉnh, hỗ trợ về chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ CĐS.

Thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Lương cho biết kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm ước đạt 11,63%. Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng khá so với cùng kỳ năm trước.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 1.797 tỷ đồng, bằng 80% kế hoạch, tăng 122% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất nông nghiệp được duy trì và cơ bản đảm bảo mùa vụ, đa số các chỉ tiêu về sản lượng nông nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh có 215 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao đến 4 sao. Tổng thu ngân sách địa phương đạt 11.056,22 tỷ đồng, vượt 5% dự toán Trung ương giao và vượt 3% dự toán HĐND tỉnh giao.

Lĩnh vực TT&TT luôn được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lai Châu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đạt được nhiều kết quả nổi bật như: Đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 25/2/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình CĐS tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 983/QĐ-UBND ngày nào 4/8/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số tỉnh Lai Châu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; hạ tầng viễn thông, CNTT, CĐS phát triển nhanh; sóng điện thoại di động băng rộng được phủ cơ bản rộng khắp các khu vực dân cư trên địa bàn tỉnh; sóng 5G đã được Viettel Lai Châu triển khai tại địa bàn tỉnh từ tháng 5/2024.

Tỉnh đã chỉ đạo thành lập Tổ Chỉ đạo triển khai tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) từ cấp tỉnh cho đến các thôn, bản, tổ dân phố. Chính quyền số được triển khai, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính quyền tỉnh: 100% cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp được triển khai hệ thống quản lý văn bản điều hành liên thông 4 cấp. Tỷ lệ giải quyết dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), thanh toán trực tuyến tăng cao.

Trong thời gian tới, tỉnh Lai Châu ưu tiên ứng dụng công nghệ số đưa hoạt động chỉ đạo, điều hành của địa phương lên môi trường điện tử, dựa trên dữ liệu; triển khai mạnh mẽ các giải pháp để thúc đẩy CĐS của cả 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số để cải thiện chỉ số CĐS cấp tỉnh/địa phương (DTI), đặc biệt lưu ý 6/8 chỉ số chính còn hạn chế như: nhận thức số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin, hoạt động chính quyền số và hoạt động xã hội số.

Đối với các tập đoàn, tổng công ty viễn thông, Lai Châu đề nghị quan tâm đầu tư bổ sung trạm BTS 5G cho TP. Lai Châu và một huyện trọng điểm du lịch để người dân được trải nghiệm dịch vụ 5G, thúc đẩy được dịch vụ du lịch phát triển; nghiên cứu hỗ trợ smartphone và gói cước data cho người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn để phổ cập smartphone trên địa bàn tỉnh; cung cấp tài liệu về CĐS.

Bộ TT&TT tích cực hỗ trợ Lai Châu phủ sóng di động, chuyển đổi số

Tại buổi làm việc, Đoàn công tác và đại biểu của tỉnh Lai Châu đã trao đổi, thảo luận các nội dung trong đó tập trung giải quyết những khó khăn như mở lớp đào tạo chuyên sâu về CNTT bằng các hình thức phù hợp; hỗ trợ về hạ tầng CĐS; kịp thời hỗ trợ xử lý các sự cố phát sinh trong quá trình vận hành Trung tâm an toàn thông tin (SOC) tỉnh Lai Châu; hỗ trợ nguồn cho các thôn, bản đặc biệt khó khăn...

Trước các kiến nghị của Lai Châu, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo Đoàn công tác ghi nhận các kiến nghị của tỉnh.

bt-15102024.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Bộ TT&TT hỗ trợ Lai Châu trở thành tỉnh hình mẫu về phủ sóng di động.

Trao đổi về CĐS, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ 2 thành tố của CĐS là “chuyển đổi” và “số”. Số là số hoá và lên môi trường số mới.

Bộ trưởng cũng nêu rõ CĐS khác với CNTT. CNTT là mỗi bộ phận thực hiện riêng rẽ, còn CĐS mà làm lỗ chỗ thì không thành công. Các sở, ban, ngành của tỉnh cần cập nhật thông tin làm việc lên môi trường số hàng ngày sẽ sinh ra nhiều dữ liệu, bởi số hoá sinh ra một tài nguyên mới là dữ liệu - tư liệu sản xuất mới.

Chuyển đổi là thay đổi tổng thể cách thức vận hành và hoạt động trên không gian số. Xử lý dữ liệu để sinh ra các giá trị mới.

Theo Bộ trưởng, CĐS là sự hội tụ của 4 yếu tố: Khoa học công nghệ (KHCN), kinh tế tri thức, đổi mới sáng tạo và cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam làm CĐS có 3 lợi thế đặc biệt: Đảng lãnh đạo CĐS nên CĐS ở Việt Nam cuộc cách mạng toàn dân; người Việt Nam phù hợp với KHCN, công nghệ số đã được nhiều quốc gia đánh giá cao và nhiều DN công nghệ Việt Nam đi ra nước ngoài mang về hàng tỷ USD.

CĐS có 3 điểm đặc biệt là sinh ra tài nguyên dữ liệu, không gian sống mới - không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và thay đổi lực lượng sản xuất. Công nghệ AI là công nghệ cốt lõi của CMCN 4.0, CĐS có thể giúp con người làm nhiều việc, tăng năng suất lao động. Lãnh đạo tỉnh Lai Châu có thể đặt ra các bài toán cho các DN công nghệ thực hiện.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị Lai Châu nghiên cứu xây dựng nghị quyết CĐS mới cho tỉnh trong giai đoạn mới, cân nhắc tăng số lượng người làm công tác CĐS trong Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và các cấp. Công việc CĐS của từng đơn vị, cá nhân phải được đưa thành nhiệm vụ. Nghị quyết mới cũng cần tăng tỷ lệ chi cho CĐS, cùng với đó là có chính sách hỗ trợ tổ CNSCĐ.

Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về CĐS cũng sẽ giao quyết định cho từng tỉnh về tỷ lệ xử lý hồ sơ dịch vụ công toàn trình. Việc này cũng cần được tỉnh giao cụ thể cho các sở, ban ngành.

bt-tang-sach-lai-chau.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tặng cuốn sách tinh gọn về CĐS được viết riêng cho Việt Nam cho Bí thư Giàng Páo Mỷ và các đại biểu của tỉnh Lai Châu tham dự buổi làm việc.

Bộ trưởng cũng đề nghị Lai Châu trở thành tỉnh hình mẫu về phủ sóng di động. Mạng di động phải phủ khoảng 98% dân số, 2% còn lại là vệ tinh phủ sóng và phổ cập smartphone 100% dân số. Phủ sóng rộng khắp, người dân Lai Châu mới lên lên môi trường mạng nhiều hơn, sẽ làm thay đổi căn bản cuộc sống của bà con.

Bộ trưởng giao Cục Viễn thông cùng với hai nhà mạng Viettel, VNPT là các đơn vị chủ lực thường kỳ họp với Giám đốc Sở TT&TT tỉnh để đến Quý I năm 2025, tốt nhất là năm 2024 phải phủ sóng 4G đạt 95% dân số.

Bộ trưởng cũng cho biết tháng 11, Bộ TT&TT sẽ tổng kết mô hình triển khai trung tâm điều hành IOC để nhân rộng thành công. IOC quan trọng là dữ liệu và sẽ hỗ trợ Lai Châu về IOC, cũng như hỗ trợ về con người giúp Lai Châu thúc đẩy CĐS./.

QA