Phần mềm MISA QLTS ứng dụng AI hỗ trợ tổng kiểm kê, hoạch toán theo chế độ mới

Make in Vietnam - Ngày đăng : 15:40, 21/10/2024

Phần mềm quản lý tài sản MISA QLTS là công cụ cung cấp khả năng quản lý tài sản cho các tổ chức, doanh nghiệp,… Bên cạnh đó, phần mềm này còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư, cập nhật kịp thời các chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý tài sản.
Make in Vietnam

Phần mềm MISA QLTS ứng dụng AI hỗ trợ tổng kiểm kê, hoạch toán theo chế độ mới

Hoàng Linh {Ngày xuất bản}

Phần mềm quản lý tài sản MISA QLTS là công cụ cung cấp khả năng quản lý tài sản cho các tổ chức, doanh nghiệp,… Bên cạnh đó, phần mềm này còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư, cập nhật kịp thời các chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý tài sản.

Những lợi ích khi sử dụng MISA QLTS

Phần mềm MISA QLTS giúp doanh nghiệp (DN) tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả công việc quản lý tài sản bằng cách: Tối ưu hóa tài sản; giảm mất mát, hư hỏng; chuẩn hóa quy trình; nâng cao năng suất làm việc.

Phần mềm đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ tiện ích, thông minh như điều chuyển tài sản; cấp phát, thu hồi tài sản; phân bổ chi phí tài sản… Bên cạnh đó, phần mềm còn có khả năng giúp kiểm kê và thanh lý tài sản để phục vụ công tác quản lý hiệu quả.

misa-qlts.png

Phần mềm hỗ trợ việc quản trị, điều hành và quản lý tài sản ở các bộ phận:

Đối với chủ DN: Phần mềm MISA QLTS sở hữu khả năng nắm bắt được tình hình sử dụng, số lượng, tình trạng tài sản ở từng bộ phận, chi nhánh của DN. Từ đó, phần mềm giúp DN đưa ra quyết định điều hành tài sản hợp lý và hiệu quả. Ngoài ra, phần mềm còn chủ động nắm bắt kế hoạch, ngân sách nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý và giữ gìn tài sản.

Đối với cán bộ quản lý tài sản, phần mềm hỗ trợ xử lý và tiếp nhận các yêu cầu cấp phát, báo hỏng, báo mất… Từ đó, phần mềm giúp cán bộ giảm tối đa các vấn đề về chậm trễ, nhầm lẫn trong công tác quản lý tài sản. Ngoài ra, công cụ còn cung cấp khả năng hỗ trợ cán bộ quản lý truy xuất thông tin, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản và tiết kiệm thời gian kiểm kê.

Đối với nhân viên, MISA QLTS giúp cho nhân viên thực hiện công việc tra cứu tài sản một cách đơn giản. Nhân viên có thể dễ dàng truy cập, theo dõi tài sản cũng như lập đề nghị cấp, phát tài sản ngay trên phần mềm. Bên cạnh đó, phần mềm còn cung cấp khả năng phản hồi, tương tác nhanh và phù hợp với các đối tượng sử dụng.

Tính năng nổi trội của phần mềm MISA QLTS

Một trong các chức năng chính của phần mềm MISA QLTS là giúp quản lý tài sản một cách chi tiết. Các tính năng của việc quản lý có thể kể đến như: Tài sản được quản lý dựa theo từng phòng ban, bộ phận sử dụng; cho phép điều chuyển tài sản giữa các bộ phận; giám sát tình trạng và thông tin chi tiết của tài sản như thời gian sản xuất, người sử dụng, xuất xứ của sản phẩm; kiểm tra các tài sản đang sử dụng, cho thuê, đi thuê; theo dõi tình trạng của các tài sản do đơn vị tự sắm, được biếu tặng hay tài trợ, viện trợ; quản lý tài sản theo từng nguồn kinh phí.

Theo MISA, sau khi đạt Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho chính phủ số thuộc Giải thưởng Make in Viet Nam 2023 do Bộ TT&TT tổ chức, MISA QLTS tiếp tục được hoàn thiện, hiện đã bổ sung tính năng mới đáp ứng Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 1/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý và Công văn số 8131/BTC-QLCS ngày 1/8/2024 hướng dẫn thực hiện Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý, được áp dụng từ 1/1/2025.

Đặc biệt, phần mềm đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong hướng dẫn sử dụng phần mềm cũng như cung cấp số liệu và báo cáo trên các ứng dụng phần mềm MISA QLTS dạng web và di động để hỗ trợ các đơn vị chuẩn bị sẵn sàng cho công tác tổng kiểm kê và hạch toán theo chế độ kế toán mới.

Phần mềm cũng giúp thay đổi danh mục tài khoản hạch toán tài sản cố định theo Thông tư số 24/2024/TT-BTC ngày 17/4/2024 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp áp dụng từ 01/01/2025.

MISA QLTS giúp Kiểm toán Nhà nước tối ưu công tác quản lý tài sản

Bà Phạm Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Tin học, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) cho biết quyết liệt chuyển đổi số (CĐS) trong công tác quản lý tài sản từ năm 2015, đến nay, KTNN đã tự động hóa hầu hết các nghiệp vụ thủ công giúp tối ưu thời gian, gia tăng năng suất và nâng cao hiệu quả quản lý tại 20 đơn vị trực thuộc trên toàn quốc. Trước những ưu điểm vượt trội của MISA QLTS, KTNN đã quyết định đưa sản phẩm vào triển khai cho toàn bộ hệ thống kiểm toán trên cả nước.

ba-ha.png
Bà Phạm Thị Thu Hà chia sẻ về hành trình khó khăn khi chuyển đổi từ phương pháp thủ công sang sử dụng phần mềm MISA QLTS cho toàn bộ 20 đơn vị trực thuộc.

Để triển khai đồng hộ phần mềm quản lý tài sản trên toàn ngành không phải là hành trình dễ dàng. Là lãnh đạo một trong số những đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này, bà Phạm Thị Thu Hà cho biết thử thách lớn nhất khi triển khai phần mềm là thay đổi thói quen làm việc của các cán bộ chuyên trách, những người đã quen với việc xử lý các nghiệp vụ một cách thủ công. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng lại tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức.

“Khi chuyển đổi sang sử dụng phần mềm, nhiều cán bộ vẫn chưa kịp thích nghi với phương pháp mới, ngại thay đổi nên rất khó có thể đưa việc sử dụng phần mềm vào tất cả các đơn vị. Chúng tôi phải thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn để trau dồi kỹ năng số cho các cán bộ. Đồng thời, đội ngũ MISA cũng đến từng đơn vị để hỗ trợ triển khai và sử dụng phần mềm”, bà Phạm Thị Thu Hà chia sẻ thêm.

Với tinh thần quyết liệt của Trung tâm Tin học (KTNN) cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình đội ngũ MISA, 20 đơn vị trực thuộc đã từng bước thành thạo sử dụng phần mềm, cải tiến phương thức làm việc theo hướng tự động hóa, giúp tối ưu thời gian và gia tăng tối đa năng suất.

“Sau khi được triển khai đồng bộ, phần mềm MISA QLTS gần như giải quyết được toàn bộ khó khăn trong khâu quản lý tài sản công của KTNN”, bà Phạm Thị Thu Hà cho hay.

Trước đây, Ban Tài chính của Văn phòng KTNN thường phải mất rất nhiều thời gian trong khâu tổng hợp báo cáo về tình hình sử dụng tài sản công ở các đơn vị trực thuộc vì phải chờ đợi, đôn đốc từng đơn vị gửi lên. Khi ứng dụng phần mềm, lãnh đạo ngành và Ban Tài chính có thể trực tiếp xem nhanh các chỉ số, thông tin về tài sản công mà không cần chờ đợi báo cáo của cấp dưới.

Bên cạnh đó, MISA QLTS còn được kết nối trực tiếp với phần mềm kế toán MISA Mimosa giúp liên thông và đồng bộ dữ liệu. Ngay khi có thống kê của các đơn vị, MISA QLTS có thể tự động phân tích, đưa ra các biểu đồ báo cáo trực quan, đồng thời tự động nhập liệu, lập chứng từ và hạch toán trên phần mềm kế toán, giúp tiết kiệm nhiều thời gian và công sức. Việc theo dõi tập trung, thống nhất dữ liệu tài sản công của toàn ngành trên cùng một hệ thống đã góp phần làm minh bạch công tác quản lý tài sản, tạo điều kiện để lãnh đạo KTNN dễ dàng nắm bắt tình hình và ra quyết định điều hành kịp thời, nhanh chóng.

Với sự thành công của việc số hóa hoạt động quản lý tài sản, KTNN đã tiến thêm một bước dài trên hành trình CĐS công tác tài chính - tài sản. Hưởng ứng Chương trình CĐS quốc gia, KTNN quyết tâm tăng tốc CĐS toàn diện với lộ trình và bước đi thích hợp. Thay vì sử dụng các phần mềm số riêng lẻ, toàn ngành KTNN đã mở rộng sử dụng nền tảng số, cụ thể là Nền tảng quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov do MISA phát triển. Nền tảng bao gồm 6 phần mềm phân hệ, hợp nhất và bao quát các nghiệp vụ quản trị tài chính, kế toán, quyết toán, tài sản công trên cùng một hệ thống với mô hình hội tụ dữ liệu.

Với việc sử dụng hệ sinh thái nền tảng số, KTNN đã và đang tạo dựng một cơ sở dữ liệu tài chính tập trung cho toàn ngành giúp công tác quản lý hiệu quả, minh bạch, đồng thời tạo nền tảng cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia, góp phần hiện thực hóa công cuộc CĐS trên cả nước”, bà Phạm Thị Thu Hà cho biết./.

Hoàng Linh